Cha đẻ karaoke qua đời: Biến ý tưởng nhỏ bé thành biểu tượng văn hóa

Ông Shigeichi Negishi, cha đẻ của chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới, vừa qua đời ở tuổi 100, những ảnh hưởng lên văn hóa đại chúng ông để lại sẽ còn mãi.​


Chân dung ông Shigeichi Negishi bên cạnh Chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Kotaku
Chân dung ông Shigeichi Negishi bên cạnh chiếc máy karaoke đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Kotaku
Ngày 16-3, truyền thông Nhật đưa tin ông Shigeichi Negishi, kỹ sư phát minh ra máy karaoke đầu tiên trên thế giới, đã qua đời từ hôm 29-1.
Được biết, ông qua đời vì di chứng từ một lần bị ngã không lâu trước đây, hưởng thọ 100 tuổi.
Ông Negishi là một kỹ sư sinh năm 1923 tại Nhật Bản, thường được biết đến là một trong những người đầu tiên phát minh ra máy karaoke cùng với Daisuke Inoue.

Phát minh ra karaoke vì bị chê hát dở​

Trước khi phát minh karaoke, Shigeichi Negishi điều hành công ty điện tử và đã có nhiều năm kinh nghiệm. Ý tưởng phát minh chiếc máy được ông kể lại là từ một lần bị đồng nghiệp... chê hát dở.
Chàng kỹ sư Negishi khi ấy quyết sáng tạo ra một phương tiện để phát nhạc nền, giúp giọng hát của ông được tiếng nhạc nền bổ trợ, đồng thời giúp người dùng hát đúng nhịp điệu hơn.
Cận cảnh cấu hình của chiếc máy ảnh Near 40 tuổi - Ảnh: Kotaku
Cận cảnh cấu tạo của chiếc máy gần 40 tuổi - Ảnh: Kotaku
Vậy là vào năm 1967, thế giới biết tới chiếc máy hát karaoke đầu tiên. Ông Negishi đã sáng tạo ra chiếc máy hát karaoke Sparko Box với công dụng hỗ trợ người dùng hát trên nền nhạc thu sẵn.
Chiếc máy karaoke nguyên thủy có cấu tạo trông rất đơn giản, một thiết bị như loa thùng có thể xách đi dễ dàng và một micro nối với nó.
Máy có một lỗ hình chữ nhật trên đầu để băng, núm điều chỉnh âm lượng, cân bằng âm thanh, kiểm soát âm sắc và một khe xu.
Đáng ra ông Negishi đã có thể kiếm được khoản tiền khổng lồ từ phát minh này, tuy nhiên ông đã ngừng việc cải tiến chiếc máy Sparko Box, đồng thời không đăng ký phát minh chiếc máy này.
Lý do được người Nhật đoán là do ông thấy mệt mỏi với những tranh cãi mà phát minh này gặp phải những ngày đầu đến tay công chúng.

Nhiều ca sĩ tại Nhật Bản lúc bấy giờ lo sợ vị trí của mình bị đe dọa vì người dân Nhật Bản giờ đây đã có thể tự hát cho nhau nghe.
Các ban nhạc, ca sĩ thời điểm đó đã kêu gọi người hâm mộ của mình tẩy chay sản phẩm này và trả lại những chiếc máy đã mua, đồng thời tuyên bố sẽ không diễn ở những quán bar có chiếc máy karaoke.
Ngoài ra, Sparko Box cũng dấy lên những tranh cãi về ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng, khiến cha đẻ của nó rất đau đầu.
Bài toán phân phối hàng và duy trì dịch vụ sửa chữa cho chiếc máy cũng rất khó giải với một công ty điện tử nhỏ như của ông Shigeichi Negishi.
Chính vì vậy, ông đã từ bỏ việc phát triển Sparko Box sau khi làm ăn thất bát, nhường sân chơi lại cho các tập đoàn điện tử lớn.
Tuy nhiên, tái hiện thất bại cho cha đẻ của nó, ý tưởng karaoke đã chiến thắng thử thách của thời gian, phổ biến toàn thế giới - Ảnh: The National
Tuy nhiên, tái hiện thất bại cho cha đẻ của nó, ý tưởng karaoke đã chiến thắng thử thách của thời gian, phổ biến toàn thế giới - Ảnh: The National
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại và người Nhật vẫn luôn công nhận ông chính là cha đẻ thực thụ của karaoke.
Ông Negishi đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Nhật về cách chúng ta có thể biến một ý tưởng nhỏ bé trở thành một biểu tượng văn hóa thế giới. Chiếc máy karaoke cũng đưa ra các phần cộng đồng gần nhau hơn.

Karaoke 4 thập kỷ vào Việt Nam​

Dù xuất hiện ở Nhật Bản từ năm 1971, phải đến những năm 1990, phát minh của ông Negishi mới du nhập vào Việt Nam nhờ sự phát triển trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sau Đổi mới.
Trên cơ sở tăng cường quan hệ kinh tế và ngoại giao, quan hệ về văn hóa giữa hai nước cũng nhanh chóng được đẩy mạnh.
Karaoke từ lâu đã trở thành một phần đời sống Việt Nam - Ảnh: KokoroVJ
Karaoke từ lâu đã trở thành một phần đời sống Việt Nam - Ảnh: KokoroVJ
Hệ quả, không chỉ truyện tranh Nhật Bản (manga), karaoke nhanh thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp và sáng tuổi tại Việt Nam. Các quán karaoke vượt nổ khắp đô thị và lan truyền cả về nông thôn.
Kể cả những chiếc thùng chúng ta hay nghe hàng xóm cũng chính là dạng nguyên thủy nhất của chiếc máy karaoke của ông Negishi xưa kia.
Tuy nhiên, vấn nạn hát karaoke ồn ào nơi công cộng cũng đang diễn ra dòng chảy lan tại Việt Nam.
Từ một phát minh ra giúp mọi người vui vẻ và xích lại gần nhau như cha đẻ của nó mong muốn, karaoke phải như đang làm nhiều xóm làng, khu phố chia Hoàng, trở thành nỗi khổ của nhiều người vì vấn đề ô nhiễm tiếng tiếng ồn ngày càng tăng.
Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, karaoke đang trở thành thành phố
Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, karaoke đang trở thành đại dịch tiếng ồn ảnh dân và cơ quan chức năng - Ảnh: AFP
 
Biểu tượng gì nhỉ , sự lành mạnh hay là tệ nạn ? . Lành mạnh thì hát cho vui , hát thoả thích . Tệ nạn thì mại dâm , hát cho sướng , rượu chè thuốc hút ê a
 
giờ thấy tệ nạn vãi. hát đã ko nói, cứ chĩa loa ra nhà người ta, bật to hết đỡ chứ ko chĩa loa vô nhà mình vì sợ bị hú. nản vãi
 
giờ thấy tệ nạn vãi. hát đã ko nói, cứ chĩa loa ra nhà người ta, bật to hết đỡ chứ ko chĩa loa vô nhà mình vì sợ bị hú. nản vãi
Vì anh thấy loa để thế phong thủy nên để , anh cũng muốn khoe hàng xóm là con cặp loa bãi hay loa nhập mấy chục
 
Mợ nhà nước cần có chế tài cho mấy vụ karaoke tại gia này

1710733777380.png
 
Biểu tượng gì nhỉ , sự lành mạnh hay là tệ nạn ? . Lành mạnh thì hát cho vui , hát thoả thích . Tệ nạn thì mại dâm , hát cho sướng , rượu chè thuốc hút ê a
Hát karaoke là tệ nạn? Liên quan gì đến mại dâm rồi rượu chè thế?, rồi nó có liên quan luôn đến cái tư duy đần vl của bạn ko.
 
Hát karaoke là tệ nạn? Liên quan gì đến mại dâm rồi rượu chè thế?, rồi nó có liên quan luôn đến cái tư duy đần vl của bạn ko.
Nó không tệ nạn nếu nghĩ theo hướng lành mạnh , nhìn thực tế xem có sai không . Nếu thấy đần có thể gạch mà ;)
 
Back
Top