Chạy xe máy đeo tai nghe chỉ đường, nghe nhạc, tông vô người khác

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Sau lần bị giật mất điện thoại khi tấp xe máy vào lề xem chỉ đường từ Google Maps, Bảo Ngọc quyết định mua tai nghe không dây để dùng khi chạy xe.

1713326167439.png

Chạy xe máy đeo tai nghe trên đường phố tại quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh minh họa: YÊN CHÂU

Bảo Ngọc (24 tuổi, ở quận 6, TP.HCM) cho biết cô vốn không rành đường sá, nên thường sử dụng Google Maps để xem hướng dẫn đường đi.

Cách đây một năm, trong một buổi tối dừng xe ở đường Võ Văn Kiệt (quận 5) xem đường, cô bị hai thanh niên đi chung một xe máy chạy từ phía sau lên áp sát rồi giật phăng chiếc điện thoại chạy mất.

Đeo tai nghe chạy xe, coi chừng hậu quả

"Thôi thì coi như của đi thay người, chứ khả năng kiếm lại được gần như không có", Ngọc nói. Sau đó, cô phải vay mượn người thân để mua một chiếc điện thoại iPhone mới kèm tai nghe không dây cùng hãng để tiện sử dụng cho việc nghe gọi điện thoại và nghe chỉ đường khi chạy xe.

Nếu chạy đường xa như về quê hay đi phượt, cô còn dùng Airpods để nghe nhạc cho đỡ buồn ngủ. "Tôi mở âm lượng vừa phải để vẫn nghe được người ngồi sau nói chuyện, hoặc nghe tiếng còi xe".

Tai nghe (có dây và không dây) là thiết bị âm thanh phổ biến được nhiều người sử dụng trong điều kiện cho phép vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, hiện nay không ít người trẻ tuổi đeo tai nghe khi chạy xe máy trên đường, mục đích chủ yếu để nghe điện thoại, nghe chỉ đường từ Google Maps và kể cả… nghe nhạc.

Việc sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy sẽ dẫn đến mất tập trung, giảm sự chú ý, khó nghe được tín hiệu giao thông từ còi xe khác, và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Ngoài ra, đây còn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Trên các hội nhóm mạng xã hội, một số người cũng bức xúc khi chứng kiến nhiều người trẻ (kể cả một số tài xế xe công nghệ, shipper) đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi, nhất là khi tham gia giao thông.

Anh Phạm Thanh Toàn (ngụ Hóc Môn) đến giờ vẫn khó chịu và dị ứng với người đeo tai phone khi chạy xe trên đường.

Anh kể, trong lần về quê ở An Giang hồi trước Tết từng va chạm xe với một nam thanh niên khi anh bấm còi báo hiệu trong lúc băng qua một ngã tư không có đèn giao thông.

Lúc hai xe đụng nhau, anh Toàn mới biết người kia đang đeo tai phone nghe nhạc nên không nghe thấy tiếng còi xe của anh. May mắn, cả hai chỉ xây xát nhẹ.

Với Bảo Ngọc, cô cho hay mình biết việc đeo tai nghe khi chạy xe máy là phạm luật, thậm chí còn giảm thính lực, ảnh hưởng khả năng nghe của đôi tai nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài. Nhưng nỗi sợ bị giật mất điện thoại vẫn còn khiến Ngọc chưa thể từ bỏ thói quen này. "Nhưng tôi cũng sợ có ngày sẽ bị công an giao thông bắt và xử phạt", cô cho hay.

Luật xử phạt thế nào?

Theo điểm c, khoản 3, điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (như tai nghe, loa…), trừ thiết bị trợ thính.

Do đó, hành vi đeo tai nghe (dù bất kỳ lý do gì) khi đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị xem là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, tại điểm H, khoản 4, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng đối với người sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh.

Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (theo điểm b, khoản 10, điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với xe ô tô, nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông.

..........
 
Đối với xe ô tô, nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông.

Ủa vậy oto nghe nhạc mất tập trung ko gây nguy hiểm cho người khác hả :what:
 
Xem gg map thì gắn cái kẹp điện thoại ở gương như mấy anh shipper ấy, muốn giật được cũng khó, này nghe nhạc là chính chứ nghe gg map được bao nhiêu.
 
Xem gg map thì gắn cái kẹp điện thoại ở gương như mấy anh shipper ấy, muốn giật được cũng khó, này nghe nhạc là chính chứ nghe gg map được bao nhiêu.
99% là nghe nhạc, nào rẽ thì map nó mới "ư ư 20 mét nữa rẽ phải nha anh zai" xong lại sập sình, còi xe có nghe mẹ gì, còi mình bấm còn không nghe được
AHnya64.gif
 
Đối với xe ô tô, nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông.

Ủa vậy oto nghe nhạc mất tập trung ko gây nguy hiểm cho người khác hả :what:
Luật nó ngu lol ở chỗ đó.
Mon tau luôn tự hỏi câu này sau khi bị bắt vì đeo tai nghe có dây, khi đó đang dừng đèn đỏ, cọng dây trắng nó thòi ra cái bị tóm , mà cứ ngỡ luật cũ tóm 200k thôi ai dè phạt theo luật mới là 8 xị
1xU4Q1M.png


Trong khi bọn oto nghe nhạc đùng đùng 4 bề kín mít, chúng nó chỉ nhìn gương hậu mà phán đoán tình hình, thì bọn đi xe máy chỉ vừa đeo 1 bên tai đã có ngay 1tr..
lTcfP4e.png


Lũ nghèo thì nó thế đó, lũ nghèo đừng đánh đố hay hỏi vì sao với lũ giàu, thậm chí khi bị bắt tau hỏi thế trong xe bus vs xe oto chúng nó vừa nhảy vừa giật thậm chí vừa livestream có ai bảo gì nó đâu

Thì anh cô nan từ tốn với câu nói dịu dàng, xoa xoa tay vỗ cái bụng như cái trống dùi :

"Em à, khi nào em có oto mà lái thì em sẽ hiểu..."
MtaV0Xh.png
 
Đối với xe ô tô, nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông.

Ủa vậy oto nghe nhạc mất tập trung ko gây nguy hiểm cho người khác hả :what:
Ngồi xe ô tô khó quan sát hơn, khó nghe thấy âm thanh ở ngoài hơn và xe to dễ gây tai nạn hơn mà vẫn được nghe nhạc.
Còn xe máy thì ko.
Best logic :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy xử luôn đám xe hơi đi cho công bằng.Không dám nói là tất cả nên nói riêng chỗ tôi thôi.Nhà nằm ngay ngõ ra vô quốc lộ nên chứng kiến cả ngày xe hơi thì tầm 50% cầm đt trên tay còn tụi xe tải nhỏ,xe ben chở vlxd chiếm chắc cũng 80% .Đm nó chơi tài xỉu,lướt tiktok,chơi liên quân luôn chứ méo phải lâu lâu đưa mắt nhìn tí hay mở nhạc nghe nữa
CSdq5xr.gif
 
KLQ nhưng làm như anh trong bài fail lòi.
  • Lý do là bọn Google Map nó nhắc hay có độ trễ, và thời gian trễ không cố định :(
  • Tuần trước tôi thử làm như anh trong bài, đi 1 tuyến cũng khá nhiều ngóc ngách và bị lạc mấy lần.:too_sad:
 
Luật nó ngu lol ở chỗ đó.
Mon tau luôn tự hỏi câu này sau khi bị bắt vì đeo tai nghe có dây, khi đó đang dừng đèn đỏ, cọng dây trắng nó thòi ra cái bị tóm , mà cứ ngỡ luật cũ tóm 200k thôi ai dè phạt theo luật mới là 8 xị
1xU4Q1M.png


Trong khi bọn oto nghe nhạc đùng đùng 4 bề kín mít, chúng nó chỉ nhìn gương hậu mà phán đoán tình hình, thì bọn đi xe máy chỉ vừa đeo 1 bên tai đã có ngay 1tr..
lTcfP4e.png


Lũ nghèo thì nó thế đó, lũ nghèo đừng đánh đố hay hỏi vì sao với lũ giàu, thậm chí khi bị bắt tau hỏi thế trong xe bus vs xe oto chúng nó vừa nhảy vừa giật thậm chí vừa livestream có ai bảo gì nó đâu

Thì anh cô nan từ tốn với câu nói dịu dàng, xoa xoa tay vỗ cái bụng như cái trống dùi :

"Em à, khi nào em có oto mà lái thì em sẽ hiểu..."
MtaV0Xh.png
Ngồi xe ô tô khó quan sát hơn, khó nghe thấy âm thanh ở ngoài hơn và xe to dễ gây tai nạn hơn mà vẫn được nghe nhạc.
Còn xe máy thì ko.
Best logic :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Ai cho?
Còn về mặt nguy hiểm thì dù mở loa nghe nhạc anh vẫn nghe được tiếng còi xe ở ngoài, đi xe máy nghe nhạc thì nhét vô tai còn nghe thấy gì nữa.
 
Đeo tai nghe là còn ngon chán, ra đường gặp đầy thằng vừa đi xe máy, vừa lướt điện thoại. Nhiều khi muốn ủi nó phát, mà nghĩ thôi gặp cức thì né, dẫm vào bẩn chân lại phiền
 
Đối với xe ô tô, nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông.

Ủa vậy oto nghe nhạc mất tập trung ko gây nguy hiểm cho người khác hả :what:
Ô tô mặc định nó có loa mà, cấm tai nghe có thấy dư thừa ko?
 
nói chung mấy a xe máy độ cái loa + màn hình, vừa nghe nhạc vừa map đảm bảo k bị bắt.
Đeo tai nghe là bắt :D
 
chuyện đeo tai nghe thì không nói
nhưng mà mấy năm gần đây ra đường đi mà thấy mấy bọn trẻ nó đi như kiểu đường nhà nó ấy
đi không cần biết xung quanh nó thế nào, có nên đi vào chỗ đó không, chỉ cần biết nó muốn đi vào chỗ đấy là lao vào chả quan sát mẹ gì xung quanh cả
vài lần đang đi chậm thì bị chúng nó tát chéo mẹ đầu
còn cả nhiều lúc thấy xe to người khác thì né, bọn nó thì cứ lao vào góc rẽ của xe
nói chung là cái kỹ năng và kinh nghiệm đi xe rất kém
e5E6Xxr.png
 
KLQ nhưng làm như anh trong bài fail lòi.
  • Lý do là bọn Google Map nó nhắc hay có độ trễ, và thời gian trễ không cố định :(
  • Tuần trước tôi thử làm như anh trong bài, đi 1 tuyến cũng khá nhiều ngóc ngách và bị lạc mấy lần.:too_sad:
Vote đổi máy thôi fen, với lại trước khi rẽ Maps thường báo trước mà Fen, đi nhiều quen nghe là áng chừng được 80-90% :big_smile:
 
con e gái t hồi còn làm ở SG đeo tai nghe nghe nhạc chạy xe rồi bị 1 thằng lách lên tông ngã gãy xương vai, gần ngã 4 Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị, phải phẫu thuật nẹp inox, tai bay vạ gió, may ngã k đập đầu vào con lươn. t thấy nhiều người đi xe sợ thật, che kín mặt, chỉ hở 2 con mắt, tầm quan sát rất hẹp, mà lại chạy nhanh, lạng lạch đủ kiểu, k chịu nhìn gương trước khi chuyển hướng.
 
Back
Top