thảo luận Chia sẻ kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu

sinoca.delete

Senior Member
Hi các bác
Nhân ngày cuối năm công ty cũng ít việc, em xin phép gõ vài dòng để các anh em đọc chơi.
Em làm Xuất nhập khẩu tính ra cũng được 8 năm rồi. Bảo nhiều thì không nhiều so với các anh em trên này nhưng bảo ít thì cũng ko ít, tại em chỉ làm chính chuyên 1 nghề nên cũng có tí chút kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm chia sẻ được thì nó có ích, giữ cho bản thân thì chả có giá trị gì.
Vì vậy em lập thớt này, nếu các bác nào cũng làm có tactic, kinh nghiệm gì hay thì tư vấn để cho các bạn trẻ sau này nếu có đọc được thì có giá trị tham khảo.
Thôi khỏi dài dòng mở bài em xin phép đi thẳng kết luận luôn. :)
1. Căn cứ trên nghị định, thông tư và ... luật lá.
2. Căn cứ trên kinh nghiệm 8 năm qua các vị trí gồm: Hiện trường (tức là người chạy lệnh ở cảng, chi cục hải quan), Operator (hay còn gọi tắt là Op - người ngồi nhà làm giấy tờ, truyền tờ khai) và hiện nay là head logistics của 1 cty bé xíu. :nosebleed:
3. Các cty đã làm: Cty forwarder (cty làm dịch vụ Logistics), công ty Sản xuất FDI Nhật Bản (các cty này thường có mảng thuế, ưu đãi thuế như Sản xuất xuất khẩu, gia công liên quan tới thanh khoản khá phức tạp), công ty FMCG (lĩnh vực đồ ăn thức uống, đặc thù hàng đơn giản nhưng item nhiều và rất nhiều, xuất nhập thường xuyên), công ty hiện tại Trading (hàng đơn giản nhưng lại rất dễ bị dính lỗi kiểm tra sau thông quan vì lượng hàng mua bán nhiều, rủi ro về giá và tham vấn giá là khó tránh khỏi).

Vấn đề khái niệm nhiều bạn trẻ cần hiểu rõ:
Xuất nhập khẩu: Thực ra chỉ bao hàm việc thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu theo đúng nghĩa.
Logistics: Tùy khái niệm tuy nhiên có chia làm 3P, 4P ... và Logistics chuẩn là follow được từ lúc hàng sản xuất xong được ready tới lúc phân phối tới tay người tiêu dùng cuối (end user).
Supply Chain: Quản lý chuỗi cung ứng là mức độ cao hơn tức từ phần nguyên vật liệu vào, sản xuất tiến độ và năng xuất như nào, điều phối theo kế hoạch cho đầu ra, và cả chuỗi Logistics phía sau để tới tay End user.

Vậy tại sao lại phải phân biệt khái niệm, nguyên nhân có nhiều anh em làm nghề nhưng không hiểu rõ thực ra công việc mình ở đâu, cứ nhận là làm XNK, làm logistics... khi bạn không biết bạn ở đâu thì sao biết phấn đấu lên bậc tiếp theo. Giống như bác sĩ điều quan trọng nhất khi chữa bệnh là đọc đúng bệnh, mình phỏng vấn nhiều bạn cho bộ phận cứ nhận kinh nghiệm nhiều nhưng thực ra các bạn làm gì các bạn còn chưa gọi tên được.

Các kinh nghiệm mình có là gì:
1. Hiện trường - kinh nghiệm 1.5 năm:
- Luôn đọc chứng từ thật kỹ trước khi trình Hải quan: Điều này quan trọng vì nếu bạn tin hoàn toàn vào Op và chủ hàng, hồ sơ có thể có điểm sai mà khi HQ soi ra thì bạn là người phải đi giải quyết. Rất mệt mỏi và tốn thời gian.
Việc đọc kỹ còn giúp bạn hiểu rõ lô hàng, hãy hỏi khách kỹ khái niệm hàng hóa 1 cách đơn giản, dễ hiểu vì HQ họ cũng ko quá chuyên để biết, do đó khi họ hỏi bạn giải thích nghe rõ ràng, hợp lý thì họ cũng dễ cho qua.
  • Kiểm tra kỹ HS code có dính giấy phép hay không, lỗi không GP khi nhập khẩu phạt khá nặng và nếu có chung chi để pass thì sau kiểm tra sau thông quan cũng rất dễ dính.
  • Vì mình cũng làm hiện trường ít thời gian nên ko nhiều kinh nghiệm bằng anh em trên này, bù lại 1.5 năm đó mình cũng cày khắp mấy chi cục ở HN, Hải phòng và Hữu Nghị Lạng Sơn nên cũng gọi biết biết sơ qua 1 chút.

2. Ops - Khai báo HQ (làm cùng thời điểm làm hiện trường vì mình vừa khai vừa làm hiện trường luôn)
  • In thử tờ khai và check kỹ lại bằng giấy, khi soi trên giấy dễ nhìn hơn và dễ phát hiện lỗi sai hơn nhiều so với các trường khai trên phần mềm.
  • Đọc kỹ chứng từ (cái này tất nhiên rồi) nhưng kiến thức rất quan trọng, khuyên là các bạn muốn làm tốt thì đi học 1 khóa dịch vụ hải quan mà hằng năm đều có tổ chứ thi chứng chỉ ấy. Nếu chọn được khóa có mấy ông HQ ra dạy như mình trước đây thì rất may mắn, vì các bạn sẽ hiểu Hải quan thực sự họ nghĩ như nào, làm như nào và bắt lỗi bạn như nào.
    Nhiều ng cứ nghĩ luật nó ra thêm thông tư nghị định phức tạp mà ko biết nó chỉ điều chỉnh rõ ràng hơn, dễ hoặc thêm giấy tờ chứ bản chất luật nó không đổi. Nếu bạn có tư duy của hải quan thì trong 1 tình huống bạn ko cần biết luật tham chiếu vẫn đánh giá được rủi ro, biết có dc phép làm không. Từ đó ko sợ luật và Hải quan nữa đâu.
  • Hạn chế tối đa fake chứng từ và sửa chứng từ, đổi HS né thuế vì 1 là đạo đức, mình nên làm gì đúng thì sẽ làm bền lâu, 2 là đừng né thuế tiết kiệm cho tư bản làm thiệt hại ngân sách nước mình.
  • Nếu lỗi khai sai hoặc bị phạt sau thông quan đa phần gõ đầu Ops, nên hãy bắt khách confirm bằng email tờ khai in thử.
  • Tham vấn qua hiện trường và HQ trước khi khai báo, vì sai phải đi chữa thì rất mệt. Mất công 4-5 lần so với sửa ngay từ đầu.
  • Luôn chú ý về CO, đặc biệt COO form E do TQ nó cấp CO ở tỉnh, mà bọn tỉnh thì láo nháo thường xuyên sai sót. Rất dễ bị bác CO hoặc KTSTQ bác CO.
  • Hãy chuyên nghiệp về kiến thức (Bill, tờ khai, luật thông tư, cách khai báo và luôn support khách hàng hết sức có thể, đó sẽ là mối cho bạn sau này).

3. Quản lý Logistics (3 năm từ leader, Supervisor và small Manager)
Cái này nếu bạn kinh qua 2 cái kia thì sẽ khá ok vì sẽ biết được cơ số mánh của mỗi bước rồi, nếu không biết thì dễ bị FWD lòe lắm.
  • Luôn tôn chỉ làm đúng, làm chắc chứ đừng chỉ lo làm nhanh. Sai vừa mất tiền vừa bị sếp đánh giá kém.
  • Tiêu chí quan trọng nhất của Logistics: ỔN ĐỊNH.
  • Luôn phải lường trước được rủi ro. Đặc biệt là sau thông quan.
Ví dụ 1 tình huống như này:
Nếu lúc Nhập khẩu bạn bị Hải quan bắt điều chỉnh giá do giá nhập thấp hơn công ty khác thì phải lựa chọn phương án tối ưu cả chi phí và rủi ro.
1. Nếu xử lý ở tiếp nhận mất 1-2tr thì sẽ được 1 lô, nhưng các lô sau có thể vẫn giá đó HQ khác không cho bạn qua. Vậy nên chọn làm nếu phát sinh 1 loo discount lớn hoặc hàng Phi mậu dịch. làm 1 lần lâu lâu mới quay lại.
2. Nếu cương quyết chọn trị giá tính thuế bằng trị giá thanh toán trên invoice thì chấp nhận thông quan trước kiểm tra sau. Ngay lập tức yêu cầu kế toán tách thanh toán riêng lô đó, chứng từ lô đó cũng chuẩn bị luôn vì kiểu gì cũng kiểm sau TQ. Ví dụ PO không được show discount (ví 5% thì được chấp nhận, quá 5% phải có văn bản xin Cục HQ phê duyệt nếu ko thì ko được áp dụng giá discount).
3. Nếu thuế tăng là VAT còn nhập khẩu 0% thì đánh giá chấp nhận nộp thêm cũng dc để sau hoàn VAT. Trao đổi với kế toán về rủi ro thuế chứ cty ko thiệt hại tiền.
Đó bạn có nhiều phương án, ghi rõ ưu nhược thì sếp sẽ tin bạn và dễ ra quyết định hơn nhiều.
4. Báo cáo rõ với sếp về tình huống trên để ng chịu trách nhiệm quyết định dù bạn là trưởng bộ phận.
  • Luôn lưu trữ đầy đủ chứng từ mềm, ghi rõ tên file nếu sửa và gửi HQ.
  • Luôn để lại 1 file note các điều chỉnh, lý do điều chỉnh và rủi ro, chi phí thực tế dạng word trong từng lô hàng, đề phòng sau HQ hoặc sếp hỏi không biết lúc đó tại sao phải làm thế.

Ngoài ra 1 điều lưu ý ko chỉ trong nghề này mà cả các việc khác đó là luôn buffer chi phí và thời gian.
Ví dụ làm hết 1tr thì nên báo 1.2 tr, 200 cho FWD họ làm thì họ sẽ support mình hơn, nhiệt tình hơn và sau nếu sếp có ép giảm chi phí chỉ cần cắt đi là xong.
Làm hết 2 ngày thì phải bảo 3 ngày, khả năng cao sẽ bị sếp hoặc các bộ phận khác ép hàng tới lúc đó mình sẽ có bước lùi, hoặc làm nhanh hơn thì thành công lao của mình. Ngoài ra còn đề phòng trục trặc xe cộ, kho hàng đông, hàng vỡ hỏng, thuế chậm nổi hoặc Hải quan nghỉ ốm. Blah Blah.

Đây là vài chia sẻ nhỏ của mình, có 1 số anh em làm sale hãng tàu, sale Logistics thì mảng này mình tiếp xúc nhiều nhưng ko làm nên ko chia sẻ được. ngoài ra mảng này thì com nhiều nhưng cũng cạnh tranh ác vì số lượng hãng tàu ít.
Nếu anh em nào có chia sẻ hay hơn thì mình sẽ update lên #1.
Để box này chắc cũng ít người đọc, thôi mong có ai search GG nó ra thì coi như mình góp 1 phần nhỏ bé kiến thức. Cái nào mình sai thì anh em cứ phản biện, vì kiến thức còn hạn hẹp.

P/s: hiện tại mình làm về mảng security, tường lửa switch router anh em nào vướng giấy phép mấy loại này có thể inbox mình chia sẻ cho nhé.

Update 1 bài viết chi tiết về Op khai báo:
DEMO VỀ VỊ TRÍ ‘’KHAI BÁO HẢI QUAN’’ CHO MẤY BẠN MỚI VÀO NGHỀ BỚT SHOCK.
---
Các bạn nghĩ sao về vị trí chứng từ trong công ty Logistics, XNK ??? Nó nghe có vẻ là 1 công việc bàn giấy, ngồi xem và rà soát chứng từ, có vẻ như khá basic và nhàn hạ.
Thực tế thì vị trí này mình thấy vị trí này là vị trí rất bận rộn và quá nhiều áp lực, đi sớm về muộn, tóc tương đối mau phai màu.
Vấn đề hải quan nghe qua có vẻ đơn giản thôi, nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng , nhiều khi chuỗi logistics gián đoạn vì mắc ở khâu này, bị chậm việc thông quan dẫn đến hàng hóa không thể xuất đi hoặc giao hàng đúng hẹn, nhiều khi phát sinh một thời gian rất dài dẫn đến chậm hàng cho dự án, chậm hàng so với hợp đồng dẫn đến hậu quả nặng nề.
Nói tóm lại hải quan thực sự là 1 vấn đề mang tính sống còn, có thể nói là chìa khóa giữ khách hàng, đối với các cty cung ứng dịch vụ logistics.
Có 3 vấn đề chính liên quan mật thiết việc khai báo Hải Quan:
  • Vấn đề về thuế
  • Vấn đề về chính sách hàng hóa (giấy phép XNK)
  • Vấn đề về khai báo hải quan và giám sát quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa
Nhiều bạn newbie vào nghề , mới đọc qua có thể đang hình dung ra một ví trí chỉ gần như ngồi nhập các thông tin vào phần mềm V5 (VNACSS) rồi khai báo lên hệ thống, cơ mà cuộc sống thì những cái mình nghĩ trong đầu nó hầu như chẳng đúng gì cả. Khi ra ngoài thực tế, trong 1 môi trường kinh doanh hoàn hảo, tức các bên tham gia mua bán đều có kiến thức chặt chẽ về XNK, chứng từ luôn chính xác, các chủ DN luôn có hiểu biết về hàng, có nguyện vọng được đóng thuế cho nhà nước, cán bộ hải quan và các cơ quan chuyên ngành liêm chính, luôn tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp...thì đúng là vị trí này nhàn hơn hẳn, tuy nhiên nó có lẽ chỉ xuất hiện trong mơ.
Vấn đề thực tế đau đầu ở đây là doanh nghiệp luôn muốn tối thiếu hóa chi phí, tối thiểu hóa thuế, luôn muốn tìm cách lách luật để đóng thuế ít nhất, hải quan thu thuế theo nguyên tắc thu tối đa. Giấy phép chuyên ngành thì vẫn nhiều, và cũng nhiều thứ bất cập. Chứng từ XNK thì các bên mua bán làm qua loa , cái sai, cái thiếu. Rồi nhức đầu hơn hết là tiến độ làm thủ tục, không thông quan thì làm sao xuất hay lấy được hàng về : khách hàng giục, sales giục, sếp giục, ops giục...Nhiều người có khi gặp phải lô nhiều trouble, đêm trằn trọc mất ngủ .
Ấy là chưa kể hải quan nhiều công ty bé lại ôm luôn cả quả điều xe, nhiều lô tưởng như xong hết mà lại phát sinh vấn để này nọ, xe hỏng, lái xe lạc đường, giao muộn...nửa đên KH gọi chửi là bình thường.
Để hoàn thành 1 bộ hồ sơ hải quan từ lúc tiếp nhận đến lúc close file là 1 quá trình: Kiểm tra chứng từ, liên hệ xin thông tin hàng, chuyển TK nháp cho KH kiểm tra, xác nhận các kiểu xong truyền lên hệ thống, theo dõi quá trình làm thủ tục hải quan...Until closing file.
Để có thể giỏi ở cái ví trí mệt mỏi này, luôn phải biết dung hòa mọi thứ, sắp xếp thời gian hợp lý, với kinh nghiệp thực tế và chém gió thì mình đưa ra 1 số cái vấn đề cần lưu ý như sau:
📗
Kiến thức: Cái này vô cùng quan trọng nhưng lại ít được đầu tư nên nhiều người mãi mà trình độ chẳng lên được, khách hàng bảo sao biết vậy, chỉ gì đánh nấy, đúng tí là phải đi hỏi hết người này người kia, nhiều cái khách hàng không biết, cần tư vấn cũng đành chịu. Thực tế biết rồi đó, phát sinh đủ thứ. Ngoài kiến thức về nghiệp vụ giao nhận, gọi là kiến thức nền kiểu như quy trình giao nhận, đọc hiểu chứng từ cơ bản...thì nên đầu tư học thêm , thứ nhất là chính sách chuyên ngành (giấy phép) liên quan đến hàng hóa, có thể không cần biết sâu thì cũng nên biết cơ bản để tư vấn trước, chuẩn bị và dự trù trước, nhiều trường hợp đi mở tờ khai xong mới phát hiện cần giấy phép nọ, giấy phép kia, lại phải mất time thời gian, đổi khi phát sinh thêm quá nhiều chi phí để đi xin và giải quyết, khách hàng đánh giá thiếu kinh nghiệm và trình độ.
Thứ hai là thuế, cần phải hiểu rõ về Hscode, vì nó liên quan mật thiết đến thuế, phải hiểu và thuộc các quy tắc phân loại hscode trong thực tế, các thủ thuật tìm hscode để luôn đưa ra Hscode chính xác nhất và nhanh nhất để tư vấn cũng như khai báo. Các chính sách thuế liên quan đên mặt hàng đặc thù, hiểu biết cặn kẽ về C/O ưu đãi (Certificate of origin) để giảm thuế, tránh sai sót...
Thứ 3 là phải hiểu một cách cặn kẽ các chỉ tiêu trên phần mềm hệ thống hải quan, hiểu về các mã loại hình và cách khai báo chính xác tương ứng với loại hình đó (Xuất nhập kinh doanh, sản xuất XK, gia công, tạm nhập tái xuất, TXTN....). Nắm rõ được các nghiệp vụ đi kèm như khai báo AMA, tách vận đơn, khai báo vận chuyển độc lập...quá rộng và quá nhiều thứ cần học.
📗
Kỹ năng: Kỹ năng thì hầu như cứ làm nhiều là sẽ có thôi, ở phần này chú ý nhất đến 2 vấn đề
Thứ nhất là kỹ năng sắp xếp khai báo: Ví trí này trong công ty logistics , một ngày phải xử lý khá nhiều tờ khai cho các lô hàng khác nhau, nhất là hàng nhập , thấy lô nào cũng gấp, không sắp xếp trước là rối và loạn ngay, hiệu quả sẽ không được cao, tốt nhất nên có sự chuẩn bị trước, có kế hoạch khai báo các lô hàng cụ thể trong ngày , để tranh thiếu sót hoặc chậm time.
Kỹ năng thứ hai là giao tiếp: Khách hàng, sales, sếp giục loạn xị suốt ngày, hải quan thì hành lên hành xuống. Vị trí này nên rèn luyện cho mình kỹ năng ‘’kìm nén’’ và ‘’trình bày’’. Kìm nén để không chửi các bên tham gia, còn trình bày là để có thể giải thích cho hải quan thấy được mình đúng, giải thích cho KH vì sao tiến độ thế này thế kia, giải thích cho sales hiểu là không phải cứ đưa bộ hồ sơ là xong luôn được :))
📗
Tinh thần ham học hỏi: Cái này cực kỳ quan trọng, nó là nền tảng tạo nên kiến thức, tự bản thân không ham học hỏi, không tìm cách tự mình tháo gỡ 1 vấn đề, làm bằng sáng tỏ nó, gặp khó một chút là bỏ đó, hoặc thuê lại bên khác, thì khả năng tự nâng cao kiến thức rất hạn chế. Nhất là những newbie, càng ham học hỏi , trình độ lên càng nhanh. Đa số các bạn mới làm vị trí này , ít ai có tinh thần này từ đầu, buồn là vậy.
Đối với 1 vấn đề hải quan khó cần được tháo gỡ, ngoài việc tự tìm hiểu bằng thông tư nghị đinh, trên các diễn đàn hải quan và logistics facebook có rất nhiều người có thể hiểu biết kỹ và sẵn sàng chia sẻ với bạn về cách giải quyết vấn đề đó
Cre: @Ng Linh Ng
 
Last edited:
Chào bác, em làm fwd cũng gần 2 năm . Tuy gọi là fwd nhưng em làm cả uỷ thác xnk và thương mại nên có thể nói e làm cả logs và xnk( k đúng thì bác sửa nha). Tuy nhiên mảng em làm là sale nên cũng k trao đổi nhiều với bác, ở cty các bạn ops và docs hôc trợ cũng nhiệt tình nên mới chỉ có 1-2 lô làm cả quy trình. Thấy theard của bác định vào hóng exp của các anh chị sale xnk , vì mảng thương mại bọn e chỉ nhập đỗ tương về bán cho cnee Việt, đợt này muốn xuất khẩu hàng thuỷ sản sang tq mà tìm khách khó quá hehe. mà thấy voz mình làm ngành này có vẻ ít. Thôi dù sao cũng cảm ơn bác đã lập theard để ae có chỗ vào trao đổi.
 
Chào bác, em làm fwd cũng gần 2 năm . Tuy gọi là fwd nhưng em làm cả uỷ thác xnk và thương mại nên có thể nói e làm cả logs và xnk( k đúng thì bác sửa nha). Tuy nhiên mảng em làm là sale nên cũng k trao đổi nhiều với bác, ở cty các bạn ops và docs hôc trợ cũng nhiệt tình nên mới chỉ có 1-2 lô làm cả quy trình. Thấy theard của bác định vào hóng exp của các anh chị sale xnk , vì mảng thương mại bọn e chỉ nhập đỗ tương về bán cho cnee Việt, đợt này muốn xuất khẩu hàng thuỷ sản sang tq mà tìm khách khó quá hehe. mà thấy voz mình làm ngành này có vẻ ít. Thôi dù sao cũng cảm ơn bác đã lập theard để ae có chỗ vào trao đổi.
Bạn cứ chia sẻ thoải mái nhé. Kiến thức giúp dc mọi ng thì tốt mà. Nhớ mãi năm xưa bập bẹ ra cảng Hải Phòng làm hàng, cũng là những lô hàng khổ nhục nhất đời mình. May có các anh hiện trường chỉ dạy, nên mình luôn tâm niệm năm xưa các anh giúp giờ mình tốt hơn mà ko giúp lại dc ai thì thật quá kém. Hy vọng có nhiều a em vào chia sẻ hơn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mong bác chia sẻ nhiều hơn để anh em cùng học hỏi. Em mới vào ngành này đc 6 tháng (từ lĩnh vực sản xuất nhảy sang), đang làm ở 1 tập đoàn lớn nhưng bất cập là ko biết 1 cái gì. Chủ yếu làm báo cáo nhỏ, vớ vẩn nên ko biết 1 cái gì cả. Hiện tại em đang làm báo cáo để kiểm soát số liệu sau nhập khẩu cho công ty để tránh sai sót (1 dạng rà soát lại).
Đặc thù ở cơ quan em là các leader, manager có kiến thức chuyên môn khá tốt nhưng ôm đồm nhiều việc, ko training nhân viên (nên rất nhiều người lơ mơ kĩ năng chuyên môn như em). Em trải qua nhiều đời quản lý nên đánh giá họ giỏi chuyên môn nhưng ko giỏi khả năng lãnh đạo (ôm đồm nhiều việc, nhân viên thì rảnh quản lý thì bận). Em xin tổng kết 1 số điểm về tình trạng của em như sau:
1. Điểm mạnh
  • Kỹ năng mềm rất tốt (đc rèn ở công việc cũ), khả năng excel thừa dùng cho công việc hiện tại, có khả năng phân tích và bao quát công việc rất tốt
  • Đang rèn lại Emglish, target khoảng 8 - 10 tháng là đủ dùng cho công việc
  • Giỏi về phân tích và cải tiến quy trình công việc
  • Giỏi trong việc xâu chuỗi, kết hợp các yếu tố khác nhau trong công việc, từ đó đưa ra đc các điểm bất cập trong quy trình, trong công việc và đề xuất đc giải pháp
2. Điểm yếu
  • Lĩnh vực quá mới, chưa đc va vấp và training nhiều nên ko có kiến thức
  • Ko có định hướng cho lĩnh vực này, đang mò mẫm đường đi. Giống như lạc trong mê cung vậy
  • Môi trường làm việc ổn định, so với mặt bằng chung thì mọi thứ đều nhỉnh hơn nhưng ko có đột phá
  • Leader và Manager ko quan tâm lắm đến việc nhân viên có phát triển hay ko.
-------------------------------------------------------------------
Vậy em muốn hỏi, đặt trường hợp em là nhân viên mới của bác, với điều kiện như trên mà mức lương của em lại chiếm 1 phần ko nhỏ trong bậc lương của công ty bác (~ 15, 17 triệu) thì:
1. Em cần phải học gì, làm gì, cải thiện những kỹ năng, kiến thức gì để tốt hơn cho bản thân và phục vụ công việc?
2. Bác còn mong muốn gì hơn nữa ở 1 nhân viên như em? Với điều kiện như em đang có ở trên, bác sẽ định hướng em như thế nào trong tương lai (có thể lên làm trợ lý cho bác, hay phụ trách chính 1 mảng nảo đó...v...v)
Em rất mong nhận được phản hồi từ bác.
@sinoca.delete
 
Mong bác chia sẻ nhiều hơn để anh em cùng học hỏi. Em mới vào ngành này đc 6 tháng (từ lĩnh vực sản xuất nhảy sang), đang làm ở 1 tập đoàn lớn nhưng bất cập là ko biết 1 cái gì. Chủ yếu làm báo cáo nhỏ, vớ vẩn nên ko biết 1 cái gì cả. Hiện tại em đang làm báo cáo để kiểm soát số liệu sau nhập khẩu cho công ty để tránh sai sót (1 dạng rà soát lại).
Đặc thù ở cơ quan em là các leader, manager có kiến thức chuyên môn khá tốt nhưng ôm đồm nhiều việc, ko training nhân viên (nên rất nhiều người lơ mơ kĩ năng chuyên môn như em). Em trải qua nhiều đời quản lý nên đánh giá họ giỏi chuyên môn nhưng ko giỏi khả năng lãnh đạo (ôm đồm nhiều việc, nhân viên thì rảnh quản lý thì bận). Em xin tổng kết 1 số điểm về tình trạng của em như sau:
1. Điểm mạnh
  • Kỹ năng mềm rất tốt (đc rèn ở công việc cũ), khả năng excel thừa dùng cho công việc hiện tại, có khả năng phân tích và bao quát công việc rất tốt
  • Đang rèn lại Emglish, target khoảng 8 - 10 tháng là đủ dùng cho công việc
  • Giỏi về phân tích và cải tiến quy trình công việc
  • Giỏi trong việc xâu chuỗi, kết hợp các yếu tố khác nhau trong công việc, từ đó đưa ra đc các điểm bất cập trong quy trình, trong công việc và đề xuất đc giải pháp
2. Điểm yếu
  • Lĩnh vực quá mới, chưa đc va vấp và training nhiều nên ko có kiến thức
  • Ko có định hướng cho lĩnh vực này, đang mò mẫm đường đi. Giống như lạc trong mê cung vậy
  • Môi trường làm việc ổn định, so với mặt bằng chung thì mọi thứ đều nhỉnh hơn nhưng ko có đột phá
  • Leader và Manager ko quan tâm lắm đến việc nhân viên có phát triển hay ko.
-------------------------------------------------------------------
Vậy em muốn hỏi, đặt trường hợp em là nhân viên mới của bác, với điều kiện như trên mà mức lương của em lại chiếm 1 phần ko nhỏ trong bậc lương của công ty bác (~ 15, 17 triệu) thì:
1. Em cần phải học gì, làm gì, cải thiện những kỹ năng, kiến thức gì để tốt hơn cho bản thân và phục vụ công việc?
2. Bác còn mong muốn gì hơn nữa ở 1 nhân viên như em? Với điều kiện như em đang có ở trên, bác sẽ định hướng em như thế nào trong tương lai (có thể lên làm trợ lý cho bác, hay phụ trách chính 1 mảng nảo đó...v...v)
Em rất mong nhận được phản hồi từ bác.
@sinoca.delete
Vậy chốt lại vị trí của bạn đang là gì, ít nhất cũng cho biết title chứ.
Hiện tại em đang làm báo cáo để kiểm soát số liệu sau nhập khẩu cho công ty để tránh sai sót (1 dạng rà soát lại).
Bên bạn nhập khẩu mặt hàng gì thì mình mới tư vấn được. Vì kiến thức lĩnh vực này rộng lắm, mỗi công ty có đặc thù riêng thì sẽ cần tập trung nghiên cứu 1 mảng kiến thức chính trước.
  • Giỏi về phân tích và cải tiến quy trình công việc
  • Giỏi trong việc xâu chuỗi, kết hợp các yếu tố khác nhau trong công việc, từ đó đưa ra đc các điểm bất cập trong quy trình, trong công việc và đề xuất đc giải pháp
Bạn có làm công ty Nhật không, bọn Nhật là giỏi nhất về món này đấy. Vì tự mình đánh giá mình giỏi là 1 chuyện, ng khác đánh giá quan trọng hơn. Ví dụ nhé năm rồi Covid toàn bộ Logistics tăng giá, tuy nhiên cty mình doanh số tăng mà chi phí Logistics cho mình quản lý giảm tới 7%. Tất nhiên mình có cải tiến của mình, nhưng mà muốn đánh giá phải có định lượng số liệu thì ng khác mới tin. Nói theo định tính khó lắm.
 
Mong bác chia sẻ nhiều hơn để anh em cùng học hỏi. Em mới vào ngành này đc 6 tháng (từ lĩnh vực sản xuất nhảy sang), đang làm ở 1 tập đoàn lớn nhưng bất cập là ko biết 1 cái gì. Chủ yếu làm báo cáo nhỏ, vớ vẩn nên ko biết 1 cái gì cả. Hiện tại em đang làm báo cáo để kiểm soát số liệu sau nhập khẩu cho công ty để tránh sai sót (1 dạng rà soát lại).
Đặc thù ở cơ quan em là các leader, manager có kiến thức chuyên môn khá tốt nhưng ôm đồm nhiều việc, ko training nhân viên (nên rất nhiều người lơ mơ kĩ năng chuyên môn như em). Em trải qua nhiều đời quản lý nên đánh giá họ giỏi chuyên môn nhưng ko giỏi khả năng lãnh đạo (ôm đồm nhiều việc, nhân viên thì rảnh quản lý thì bận). Em xin tổng kết 1 số điểm về tình trạng của em như sau:
1. Điểm mạnh
  • Kỹ năng mềm rất tốt (đc rèn ở công việc cũ), khả năng excel thừa dùng cho công việc hiện tại, có khả năng phân tích và bao quát công việc rất tốt
  • Đang rèn lại Emglish, target khoảng 8 - 10 tháng là đủ dùng cho công việc
  • Giỏi về phân tích và cải tiến quy trình công việc
  • Giỏi trong việc xâu chuỗi, kết hợp các yếu tố khác nhau trong công việc, từ đó đưa ra đc các điểm bất cập trong quy trình, trong công việc và đề xuất đc giải pháp
2. Điểm yếu
  • Lĩnh vực quá mới, chưa đc va vấp và training nhiều nên ko có kiến thức
  • Ko có định hướng cho lĩnh vực này, đang mò mẫm đường đi. Giống như lạc trong mê cung vậy
  • Môi trường làm việc ổn định, so với mặt bằng chung thì mọi thứ đều nhỉnh hơn nhưng ko có đột phá
  • Leader và Manager ko quan tâm lắm đến việc nhân viên có phát triển hay ko.
-------------------------------------------------------------------
Vậy em muốn hỏi, đặt trường hợp em là nhân viên mới của bác, với điều kiện như trên mà mức lương của em lại chiếm 1 phần ko nhỏ trong bậc lương của công ty bác (~ 15, 17 triệu) thì:
1. Em cần phải học gì, làm gì, cải thiện những kỹ năng, kiến thức gì để tốt hơn cho bản thân và phục vụ công việc?
2. Bác còn mong muốn gì hơn nữa ở 1 nhân viên như em? Với điều kiện như em đang có ở trên, bác sẽ định hướng em như thế nào trong tương lai (có thể lên làm trợ lý cho bác, hay phụ trách chính 1 mảng nảo đó...v...v)
Em rất mong nhận được phản hồi từ bác.
@sinoca.delete
Thường ở những công ty lớn nước ngoài, thì hàng hoá chủ yếu là hàng nominated, không phải free hand như các cty Việt nam. Cho nên khi em tìm khách hay né mất công ty lớn nc ngoài vì khả năng sale gần như bằng 0. Công việc chính sẽ là các sếp làm việc với nhau hết rồi, ae nhân viên sẽ theo dõi lô hàng, làm packing list, khai quan...
 
Các bác cho em hỏi, em có nhu cầu mua hàng tren trang nuoc ngoài cho công ty (mua ít thôi, tầm 20-30tr), mà em biết hàng của em dễ dính MMDS, em nên thuê uỷ thác hay tự nhập ạ (vì số lượng ít)
 
Vậy chốt lại vị trí của bạn đang là gì, ít nhất cũng cho biết title chứ.
Hiện tại em đang làm báo cáo để kiểm soát số liệu sau nhập khẩu cho công ty để tránh sai sót (1 dạng rà soát lại).
Bên bạn nhập khẩu mặt hàng gì thì mình mới tư vấn được. Vì kiến thức lĩnh vực này rộng lắm, mỗi công ty có đặc thù riêng thì sẽ cần tập trung nghiên cứu 1 mảng kiến thức chính trước.
  • Giỏi về phân tích và cải tiến quy trình công việc
  • Giỏi trong việc xâu chuỗi, kết hợp các yếu tố khác nhau trong công việc, từ đó đưa ra đc các điểm bất cập trong quy trình, trong công việc và đề xuất đc giải pháp
Bạn có làm công ty Nhật không, bọn Nhật là giỏi nhất về món này đấy. Vì tự mình đánh giá mình giỏi là 1 chuyện, ng khác đánh giá quan trọng hơn. Ví dụ nhé năm rồi Covid toàn bộ Logistics tăng giá, tuy nhiên cty mình doanh số tăng mà chi phí Logistics cho mình quản lý giảm tới 7%. Tất nhiên mình có cải tiến của mình, nhưng mà muốn đánh giá phải có định lượng số liệu thì ng khác mới tin. Nói theo định tính khó lắm.
Bản thân em và những người xung quanh cũng khó mà định vị chính xác vị trí mình đang làm là gì, vì bản thân em ko thực sự hiểu mình đang làm gì. Em thì ko làm ở công ty Nhật mà là Hàn, to nhất Việt Nam(Nói đến đây chắc bác cũng biết được rồi).
Việc em tự đánh giá các khía cạnh như thế kia cũng ở mức độ rất khách quan, theo nhìn nhận từ các quản lý khác nhau trước đây.
g2D10hA.png

Vậy nên mới nói em thấy rất mơ hồ vì ko biết nên học gì và làm gì bây giờ. Hiện tại em như con phỗng chờ cấp trên đặt đâu ngồi đó, bảo sao làm vậy, dù em tự tin là mình hoàn toàn có năng lực. Không biết bác còn lăn tăn chỗ nào em xin giải thích thêm ạ, mong bác chỉ giáo thêm !!
sW1yWQG.png

@sinoca.delete
 
Bản thân em và những người xung quanh cũng khó mà định vị chính xác vị trí mình đang làm là gì, vì bản thân em ko thực sự hiểu mình đang làm gì. Em thì ko làm ở công ty Nhật mà là Hàn, to nhất Việt Nam(Nói đến đây chắc bác cũng biết được rồi).
Việc em tự đánh giá các khía cạnh như thế kia cũng ở mức độ rất khách quan, theo nhìn nhận từ các quản lý khác nhau trước đây.
g2D10hA.png

Vậy nên mới nói em thấy rất mơ hồ vì ko biết nên học gì và làm gì bây giờ. Hiện tại em như con phỗng chờ cấp trên đặt đâu ngồi đó, bảo sao làm vậy, dù em tự tin là mình hoàn toàn có năng lực. Không biết bác còn lăn tăn chỗ nào em xin giải thích thêm ạ, mong bác chỉ giáo thêm !!
sW1yWQG.png

@sinoca.delete
Trong cơ cấu quá lớn thì số lượng công việc nhiều nhưng độ bao quát rất thấp. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu về bản thân công việc và cách vận hành của mình trước, ví dụ công đoạn trước bạn làm gì và sau bạn làm gì, tại sao phải làm vậy...
Nếu có thể bạn nên list ra công việc chính của bạn hiện tại gồm những gì để bác @sinoca.delete tư vấn dễ hơn.
 
Bản thân em và những người xung quanh cũng khó mà định vị chính xác vị trí mình đang làm là gì, vì bản thân em ko thực sự hiểu mình đang làm gì. Em thì ko làm ở công ty Nhật mà là Hàn, to nhất Việt Nam(Nói đến đây chắc bác cũng biết được rồi).
Việc em tự đánh giá các khía cạnh như thế kia cũng ở mức độ rất khách quan, theo nhìn nhận từ các quản lý khác nhau trước đây.
g2D10hA.png

Vậy nên mới nói em thấy rất mơ hồ vì ko biết nên học gì và làm gì bây giờ. Hiện tại em như con phỗng chờ cấp trên đặt đâu ngồi đó, bảo sao làm vậy, dù em tự tin là mình hoàn toàn có năng lực. Không biết bác còn lăn tăn chỗ nào em xin giải thích thêm ạ, mong bác chỉ giáo thêm !!
sW1yWQG.png

@sinoca.delete
oh, đặc điểm chung của nhiều bạn làm SS mà mình biết nhỉ. Thằng bạn thân cũng định ra tết nghỉ, nó làm SVMC và kể chán quá rồi, làm chả học được gì cả.
Bạn Envy de Roth cũng nói rồi đó " Bạn nên dành thời gian tìm hiểu về bản thân công việc và cách vận hành của mình trước, ví dụ công đoạn trước bạn làm gì và sau bạn làm gì, tại sao phải làm vậy... ". Cụ thể thì như này vì bạn ở cty to, là ưu thế và cũng là bất lợi. Ưu thế là nếu bạn muốn học thì bạn sẽ học được cách vận hành quản lý, báo cáo báo biểu chuyên nghiệp, cách phân công tổ chức công việc - đó chính là vì sao nếu bạn nghỉ hoặc thêm 1 -2 bạn đồng nghiệp của bạn nghỉ thì nó vẫn vận hành bình thường, có người back up bình thường.
Nhưng bất lợi là vì bạn chưa hoặc không phải là key person, nên bạn không kiểm soát được hết phạm vi công việc và cũng không join vào vòng hạch tâm của phòng ban.:boss:
Vậy tư vấn của mình là gì:
1. Viết ra giấy list xem bạn thấy cái gì bạn học được, ví dụ nếu bạn làm PXK thì bạn có làm cùng với phòng mua hàng không, phòng kế toán không, bộ phận kho vận tiếp nhận không, nhà cung cấp vận tải và dịch vụ hải quan không. Nếu làm với họ thì bạn có thể tiếp xúc với họ để học gì: Hợp đồng mua, mức độ discount của các dòng hàng, hồ sơ thanh toán cơ bản, phiếu nhập kho mà phương thức nhập xuất quản lý kho, các dòng xe vận tải - cách tính chi phí vận tải cơ bản nếu đưa cho bạn 1 quãng đường 1 số lượng hàng, làm HQ cần hồ sơ gì .... Lợi thế của bạn giờ bạn được ngồi review tức là bạn có thể tiếp xúc nhiều hồ sơ cũ, thì bạn cần list ra 1 rule thì bạn kiểm soát vừa nhanh lại vừa thu nạp được kiến thức. CHỐT: Cần biết mình học được gì.:smile:
2. Sau khi học, tìm hiểu, thì thực sự là cần sự thay đổi. Mình thì ko giỏi, nhưng đã làm ở cty nào mình cũng là key. Tại sao lại dám nhận là key bởi nếu có sự vụ thì sẽ có trưởng bộ phận, tổng hoặc phó tổng và MÌNH họp về việc của bộ phận, ở cty nào cũng thế mình phải chiến đấu để thành ng giỏi nhất bộ phận. Bạn muốn gây dựng ở 1 cty nào và muốn vào vòng hạch tâm thì mình nghĩ nhanh cũng phải 1.5 năm. Giờ việc họ giao cho bạn thì bạn cứ làm tốt nhất đã, làm xong họ sẽ giao việc khác. Cứ như thế thì tốc độ join vào của bạn sẽ nhanh hơn, ôm càng nhiều việc thì sẽ bộc lộ các điểm yếu trong việc quản trị công việc của mình, khi đó mình sẽ điều chỉnh.
CHỐT: Phải làm người giỏi nhất, làm việc nhanh nhất và nhận việc vào để được làm. Cứ làm sẽ vỡ ra.:haha:
3. Bước này nói hơi xa nhưng sau khi bạn thấy đủ (cái này tùy thuộc quá trình bao h bạn vào được key team) thì bạn phải đi ra ngoài. Chấp trưởng 1 phương dù nhỏ cũng sẽ là quản lý, là bước đệm đi lên chứ làm lính mãi thì mãi chỉ tư duy ở cấp lính thôi. Xưa có 1 bài PV 1 nhân viên Google, anh ta bảo ở GG tôi chả là gì nhưng tôi chuyển ra 1 cty nhỏ và ở đó tôi là chuyên gia an ninh mạng, là best. Đừng đùa cty nhỏ đôi khi nó mang lại nhiều thu nhập hơn cty to. :D
CHỐT: Phải thay đổi để làm quản lý, đừng chỉ xác định ở mãi cty to là ngon.:D
Trong phạm vi tư vấn và hiểu biết của mình thì chỉ nói được vậy thôi, cần thêm gì bạn cứ hỏi nhé.
 
Các bác cho em hỏi, em có nhu cầu mua hàng tren trang nuoc ngoài cho công ty (mua ít thôi, tầm 20-30tr), mà em biết hàng của em dễ dính MMDS, em nên thuê uỷ thác hay tự nhập ạ (vì số lượng ít)
MMDS chỉ là hàng có hóa chất với quy cách đóng gói yêu cầu thôi hả bạn, xưa mình làm hàng hóa chất mãi mà thấy cũng bt mà. Đâu có gì mà phải ủy thác hay tự nhập.
 
CHỐT: Phải thay đổi để làm quản lý, đừng chỉ xác định ở mãi cty to là ngon.:D
Trong phạm vi tư vấn và hiểu biết của mình thì chỉ nói được vậy thôi, cần thêm gì bạn cứ hỏi nhé.
Cảm ơn tư vấn rất có tâm của bác. Em sẽ ngâm cứu kĩ hơn, sau này có câu hỏi gì em lại lên đây hỏi bác tiếp ạ :D
 
MMDS chỉ là hàng có hóa chất với quy cách đóng gói yêu cầu thôi hả bạn, xưa mình làm hàng hóa chất mãi mà thấy cũng bt mà. Đâu có gì mà phải ủy thác hay tự nhập.

MMDS là mật mã dân sự ý bác, hàng link kiện điện tử.

Sent from HMD Global Nokia 7 Plus using vozFApp
 
MMDS là mật mã dân sự ý bác, hàng link kiện điện tử.

Sent from HMD Global Nokia 7 Plus using vozFApp
ah mình nhầm MSDS, nhập gì mà cần mật mã dân sự, Router à.
1 mặt hàng chia làm 2 loại là cần giấy phép Kinh doanh SP Mật mã dân sự và 2 là giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự. Có loại chỉ cần 1, có loại cần cả 2. Thậm chí với Firewall thì còn nhập nhằng giữa mật mã dân sự và GP sản phẩm an toàn thông tin mạng. Cái này thì chắc bạn phải để bên khác nhập, vì GP loại này xin khó lắm đó nhé.
 
ah mình nhầm MSDS, nhập gì mà cần mật mã dân sự, Router à.
1 mặt hàng chia làm 2 loại là cần giấy phép Kinh doanh SP Mật mã dân sự và 2 là giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự. Có loại chỉ cần 1, có loại cần cả 2. Thậm chí với Firewall thì còn nhập nhằng giữa mật mã dân sự và GP sản phẩm an toàn thông tin mạng. Cái này thì chắc bạn phải để bên khác nhập, vì GP loại này xin khó lắm đó nhé.

Cảm ơn bác, bên em mua một cái board mạch điện tử có chức năng của LAN router, tụi em mua để làm R&D nên muốn làm sao cho nhanh gọn thôi ạ. Chắc em phải kiếm bên thứ 3 nhập giùm rồi.

Sent from HMD Global Nokia 7 Plus using vozFApp
 
Cảm ơn bác, bên em mua một cái board mạch điện tử có chức năng của LAN router, tụi em mua để làm R&D nên muốn làm sao cho nhanh gọn thôi ạ. Chắc em phải kiếm bên thứ 3 nhập giùm rồi.

Sent from HMD Global Nokia 7 Plus using vozFApp
Giờ như này. Nếu chỉ 2-30tr thì bạn bảo nó gửi CPN về. Sau đó nhờ 1 bên fwd nào nó làm cho chắc mất 1-2tr chi Hq là xong ko cần Gp gì cả. Mấy cái sp R&D này mình cũng hay xử lý cho mấy ông bạn. Thằng fwd nào làm khéo chả cần chi xu nào, khai bảng mạch là xong. Nó ko biết có tính năng router đâu, và nếu nó ko phải tính năng chính thì cũng ko cần xin GP.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Em cũng làm giống y bác, các mảng đều cứng duy chỉ phần báo cáo quyết toán hàng gia công, sxxk là đang ít kinh nghiệm. Bác có thể chia sẻ thêm mảng này không?
 
Em cũng làm giống y bác, các mảng đều cứng duy chỉ phần báo cáo quyết toán hàng gia công, sxxk là đang ít kinh nghiệm. Bác có thể chia sẻ thêm mảng này không?
cái này lâu rồi mình ko làm, giờ thay đổi sao ko biết nữa rồi. Nhưng mà xưa mình thanh khoản cũng dạng khủng ở KCN Bắc Thăng Long nên có mấy cty Vsip còn gọi về làm, nhưng làm cái đó chán mớ à, toàn số má đau đầu lắm. Thực ra nó ko khó nếu chuẩn chỉnh số liệu từ đầu còn đã lệch đi sửa thì ... nát bét luôn.
Kinh nghiệm mình có thể chia sẻ cho bạn là nguyên liệu và định mức phải được theo dõi cực sát,tốt nhất là theo tháng hoặc quý, nếu cuối tháng hoặc quý thấy chênh lệch thì tháng sau phải điều chỉnh định mức để ăn bù hết ngay. Nếu như thế thì khi thanh khoản cũng dễ thở nhiều.
 
@sinoca.delete Bác thớt cho em hỏi là nếu em đang học ngành tài chính ngân hàng, chuyên ngành Tài Chính Công-Có kiến thức về các thông tư, nghị định,v.v.... Có học qua môn Giao dịch thương mại quốc tế nên biết đôi chút về Incoterms, có tiếng Anh tốt-Ielts 7.0- thì liệu em có thể tham gia vào lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu này mặc dù em ko phải là sinh viên ngoại thương ko ạ?
 
Back
Top