Chia sẻ nghề Giảng viên Đại học, Cao đẳng

Cái này hên xui tùy trường. Như trường tôi thì ko bao giờ có chuyện đó, nhận tiền sv là cấm kị nhé, nói chung khá nghiêm túc và đàng hoàng. Còn nhiều trường khác thì cũng nghe nhiều mấy chuyện như này rồi
không hiểu là nhiều người tố giảng viên nhận phong bì của sv, nhưng nhận rồi thì giúp kiểu gì nhỉ? Trường tôi, giảng viên chỉ quyết định được 30% của tổng điểm (chuyên cần + bài kiểm tra, bài thực hành...), Đi thi thì đề thi do bên khảo thí rút ra từ bộ đề đã có, thi xong thì bên khảo thí đánh mã phách, cắt bài....rồi chấm chéo 2 giám khảo nên giảng viên cũng chưa chắc đã chấm trúng bài của lớp mình dạy, mà có chấm trúng lớp mình thì cũng đâu biết bài của sv nào với sv nào đâu để nâng điểm? Chưa kể có nâng lên chút chút thì giám khảo 2 họ cũng chấm xuống....Chỉ có khâu gác thi hên xui gặp giám thị dễ thì quay cóp được chút.
 
không hiểu là nhiều người tố giảng viên nhận phong bì của sv, nhưng nhận rồi thì giúp kiểu gì nhỉ? Trường tôi, giảng viên chỉ quyết định được 30% của tổng điểm (chuyên cần + bài kiểm tra, bài thực hành...), Đi thi thì đề thi do bên khảo thí rút ra từ bộ đề đã có, thi xong thì bên khảo thí đánh mã phách, cắt bài....rồi chấm chéo 2 giám khảo nên giảng viên cũng chưa chắc đã chấm trúng bài của lớp mình dạy, mà có chấm trúng lớp mình thì cũng đâu biết bài của sv nào với sv nào đâu để nâng điểm? Chưa kể có nâng lên chút chút thì giám khảo 2 họ cũng chấm xuống....Chỉ có khâu gác thi hên xui gặp giám thị dễ thì quay cóp được chút.
Có mấy cái nghe như gv làm tiền, quà cáp này nọ từ sv, nghe thì nghe vậy thôi chứ thực tế trong nghề tôi cũng ko biết nhận phong bì kiểu gì. Cùng lắm vài ba triệu, với sv nghèo thì to chứ thầy cô nhận vậy hèn người. Tôi đoán là cùng lắm nhận phong bì để nâng điểm quá trình? Nhưng như thế cũng chẳng cứu 1 sv từ lười dốt thành qua môn được. Kiểu quá trình 10đ còn đi thi 2đ à?

Đúng là những môn đồ án thực tế thì giảng viên giảng dạy có chấm, nhưng là cả Hội đồng (tầm 10 giảng viên chấm cùng nhau), khu nào dưới trung bình, khu nào 5-6đ, 7-8đ... đều được cả Hội đồng thông qua, vậy GV đó nhận tiền chấm kiểu gì bài 2-3đ thành 9-10đ dc vậy? Chấm tốt nghiệp ĐH thì càng qua nhiều hội đồng, càng ko có vụ tự nâng được. Chấm xong có Thư ký hội đồng nhập điểm và chụp hình lại từng bài, ko phải GV tự nhập khống điểm được. Điểm sau đó giao cho phòng khảo thí quản lý, GV càng ko được sửa điểm. Có sai sót gì sửa điểm thì phải làm đơn lên khoa, phòng ban, ít nhất qua vài vòng và trình được lý do vì sao sửa điểm. Mỗi lần nhận phong bì sẽ đi làm cái đơn này à?

Tôi nghĩ chắc tình trạng này ở mấy trường cũng lộn xộn hoặc mấy môn thế nào đó, đoán vậy chứ tôi cũng ko hiểu ra làm sao.
 
Last edited:
Kinh nghiệm đi học đi làm của mình thấy được mấy ông học càng cao như PGS, GS thì càng dạy lơ là, không nhiệt tình,cứ quăng cuốn giáo trình hay công thức cho sinh viên mấy ông đấy thường mở cty riêng hoặc job khác nên bận lắm, nói 2 3 tiếng là xong tự học. Còn mấy ông thầy trẻ hoặc mới lên thạc sĩ thì có tâm lắm, quan tâm sinh viên nhiều.
Cái này khá phổ biến. Lý do là vì ở VN không có nhiều giảng viên đam mê làm nghiên cứu thực sự (theo nghĩa tôi làm nghiên cứu vì làm nghiên cứu nó vui). Các giảng viên, nhất là các cụ ngày xưa giờ làm nghiên cứu theo kiểu KPI-driven (ra báo tính tiền). Mà đã không đam mê nghiên cứu thì làm gì có chuyện tự mình cập nhật kiến thức mới để mà dạy sinh viên -> Kiến thức bị tụt hậu.

Ví dụ thử tưởng tượng giờ ở ngành viễn thông có bao nhiêu là kiến thức mới: 5G, 6G, metaverse, virtual reality, v.v. Nếu không cập nhật, tự mình mày mò thì làm sao mà dạy cho sinh viên được? Còn nếu cứ dạy đống kiến thức cũ đời Tống thì đương nhiên sinh viên sẽ thấy chán. Tình trạng này tôi thấy nhiều ở các cụ được gọi là PGS-GS già. Tất nhiên vẫn có nhiều người dù GS chức tước đủ cả rồi nhưng vẫn đam mê làm khoa học, nhưng đội này rất rất ít ở VN. Đáng buồn là vậy.
 
Thu nhập mấy thím ổn nhỉ, mình thì vừa đi dạy vừa nghiên cứu ở trường công, nhưng ngạch nghiên cứu viên, lương hệ số 2.67, thu nhập có thêm từ tiền đề tài nghiên cứu, giảng dạy, các công việc lặt vặt như gác thi, tư vấn tuyển sinh,... vẫn đủ để sống độc thân nhưng nói thật k có gia đình với thầy cô lớn hỗ trợ với động viên thì mình k trụ nổi, mấy anh chị nhiều người phải nghỉ ra ngoài làm hoặc chuyển qua dạy trường khác:( trường mình mới chuyển qua tự chủ,năm sau thay đổi hoàn toàn cơ chế tiền lương,mức tiền lương mỗi người được xác định trên thang điểm đánh giá công việc trong năm học vừa qua,thu nhập chắc chắn sẽ tăng nhưng áp kpi lên nghiên cứu viên khá nặng, giảm tỷ trọng giảng dạy xuống nên giờ quắn đít lên mà làm đề tài để đủ cho năm sau hoặc phải tìm cách chuyển lên ngạch giảng viên.

À còn dạy sinh viên thì mình vẫn kết bạn fb thoải mái với sinh viên, để nó k hiểu gì bài giảng có thể nhắn tin hỏi trực tiếp, trao đổi qua mail thì mình hay quên với dễ lẫn với mail công việc khác, riêng mấy khứa lớp mình chủ nhiệm lâu lâu còn phải ngồi nghe nó tâm sự chuyện gia đình, yêu đương, tư vấn tâm lý, học tập, hướng nghiệp cho tụi nó 8-)nhưng giống như thớt, tuyệt đối tránh tình cảm nam nữ với sv, thậm chí mấy tin nhắn đùa cợt cũng tuyệt đối k được dùng, ngoài ra còn phải tuyệt đối không được hạ thấp ngành khác, môn học hay giảng viên khác, cực kỳ dễ bị gài, cách tốt nhất là im lặng khi được hỏi.
Này sao nghe giống BKTp ta.
 
Lương giảng viên mà tính theo giờ là cực cao luôn ấy, như vợ mình, tuần dạy 2 buổi, tầm 10 tiết, cộng các loại phụ thu vào nữa cũng phải được 12tr tháng, các thím chia ra theo giờ lao động mà xem, cao vl luôn.
 
Con em mình đang học tại chức ĐH Luật HCM, nghe kể giảng viên trường này ai cũng giàu cả, đi dạy toàn đi oto, thỉnh thoảng có môn giảng viên lại đem sách do mình viết vào giới thiệu cho học viên để bán, mặc dù nội dung sách chẳng liên quan gì tới môn đang học cả
Trường tôi confirm là giảng viên giàu, đi mẹc vs audi không. Nhưng giàu là vì làm ngoài. Họ dạy ở trường lấy tiếng và ra ngoài mở cty luật, vp luật riêng nhé. sách giáo trình của giảng viên trường viết thì độc quyền và rất gắt về vấn đề bản quyền, shtt, rất khó sao chép, photo dù là chỉ photo cho mục đích sử dụng. còn bán sách thêm không liên quan đến môn học cũng có, nhưng rất ít khi họ phải tự đi quảng cáo, thường tự sinh viên tìm đến.
 
cho mình hỏi giảng viên có thể kiếm dc nhiều tiền hơn từ việc đi làm (nhất là ngành IT) thì tại sao ko đi làm mà lại đi dạy
mình cũng kh biết nhiều về ngành. Chỉ là suy đoán cá nhân về một vài lý do như:
  • Địa vị xã hội, người Vn vẫn dính văn hoá Khổng Nho ham hư danh vcl luôn, làm Giảng viên nghe oách hơn làm lập trình viên rất rất nhiều
  • Quyền lực mềm và các mối quan hệ. Làm gv dễ được đi hội thảo/gặp gỡ, biết được các thông tin, được tiếp xúc với các cá nhân tầm cỡ khá trở lên của các ngành nghề khác, đặc biệt là cán bộ công chức nhà nghỉ. Những mối như này thì không phải có tiền là quen được. Như mẹ mình cbi đi mổ, được ông chú họ trước từng làm gv ngành kỹ thuật giới thiệu cho 1 ông trưởng khoa bên Việt Đức có quen biết. Nếu khéo thì làm gv có nhiều cơ hội móc nối các bên, cái này lúc cần thiết thì mới thấy nó rất rất là quý giá
 
Nghe xong chia sẻ của thím cũng thấy thích thích nghề, em làm CNTT, cũng có tí địa vị trong nghành, thu nhập cũng thuộc dáng trung bình khá so với nghề, thi thoảng cũng có nhận training các công ty, em cũng đang có plan đi học thạc sĩ để qua 35 40 tuổi chuyển về làm gv trường nào đây.
 
Sẵn bên kia có cái mâm về Nghề giáo của thím kid_of_myth, em vào cmt nghe bảo Giảng viên ĐH không chung mâm Giáo viên nên em lập thớt này, anh em cùng nghề vào chia sẻ buồn vui. Em biết trong voz cũng có vài thím giảng viên cả ở VN lẫn nước ngoài, nhiều ngành nghề.

Công việc gồm: đi dạy, đi học lên thêm, đi dạy thỉnh giảng vài trường khác, hướng dẫn Tốt nghiệp, hội thảo talkshow, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đại học, nghiên cứu khoa học..., hầu hết các giảng viên đều có công ty/ dự án riêng hoặc làm thêm cho doanh nghiệp. Các giảng viên của cùng một trường nhưng khoa khác nhau có thể không biết nhau, nhưng giảng viên cùng một ngành đó của các trường ĐH tại SG có thể biết nhau. Công việc thì tuỳ tính chất từng ngành nghề có thể sẽ khác nhau, nhưng nói chung giữa các khoa sẽ kèn cựa khoa hot khoa bèo, khoa thì gồng mình lên là bộ mặt của trường, làm hì hụi; khoa thì tuyển không đủ sinh viên ngồi chơi chủ yếu. Nghề không chịu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, mà chịu ảnh hưởng bởi độ hot tuyển sinh của ngành/trường mà GV đó đang cơ hữu.

Hầu hết các thầy cô đi dạy đều rất yêu thương sinh viên và thích chia sẻ kiến thức, vì đa số nếu áp lực đi dạy quá thì ngta chuyển qua đi làm cho doanh nghiệp tiền nhiều hơn. Nhưng cũng có các GV đi dạy ngay sau tốt nghiệp Thạc sĩ, thì kiến thức chuyên môn thực tế có thể không sát lắm, tụi em gọi là thiếu thực chiến, khi đi vào hướng dẫn đồ án sẽ rất cực cho cả sinh viên lẫn giảng viên. Chuyện sinh viên và giảng viên có tình cảm cũng có, nhưng đa số là rất tránh thân thiết với sinh viên, không phải là thầy cô thích sinh viên mà nếu đối tử quá tốt, giúp đỡ lắng nghe, sẽ dẫn đến sinh viên thầm cảm mến thầy cô, rất không tốt, hoặc xì xào có chuyện thiên vị trong sinh viên. Như em là không kết bạn mạng xã hội, Tốt nghiệp đi thì đồng ý add facebook. Có một số giảng viên thấy sv nào có tiềm năng thì dẫn đi làm dự án khi còn đang trong trường luôn, hoặc nhận làm trợ giảng, cũng như dạy nghề và quan hệ cho, đây là điều tốt vì vòng quan hệ của giảng viên, sv cũng tham gia trong đó.

Về thu nhập, hầu hết đồng nghiệp em đều sống thoải mái, tiền làm thêm nhiều hơn lương. Nói về lương, khoa em hàng tháng tầm trên 20tr, mỗi năm ở quý 3 sẽ có tiền gọi là "tiền vượt giờ", là sau số giờ tối thiểu yêu cầu với giảng viên thì sẽ thêm tiền, trung bình khoảng 40-50tr (với em), cái này không tính vào thưởng. Sau mỗi năm sẽ ngồi review tăng lương một lần, như em là 1 năm tăng 3 triệu. Về lâu dài các thầy cô đều học lên Tiến sĩ, chia nhau lần lượt đi học, ko có điều kiện thì học ở VN, có điều kiện thì đi Nhật Hàn, hoặc Mỹ, châu Âu, thường khoa hoặc trường tài trợ tiền, tài trợ bao nhiêu % thì tuỳ vào trường ĐH ở quốc gia đó có liên kết với ĐH phía VN hay không...Đa số giảng viên có nền tảng gia đình kinh tế học thức sẵn, nên tiền lương cũng không quá quan trọng. ĐH tư lương sẽ cao hơn khối ĐH công, nhưng đủ ăn chứ khó giàu. Thấy học suốt ngày, nếu không cũng tự bỏ tiền học online, khoá này khoá kia, kiến thức update liên tục. Thực tế thì với hầu hết GV, đi dạy cũng chỉ là 1 khía cạnh, không phải toàn bộ công việc.

Không biết các đồng nghiệp vozer khác thế nào?
bác này nói chuẩn đây, nhưng theo tôi thì GV ngành kỹ thuật thì sẽ có nhiều cơ hội hơn với các dự án ở ngoài. Cách đây hơn chục năm tôi đi học các giảng viên tầm 40 tuổi trở lên ông nào cũng có cty riêng hay làm dự án ở ngoài nhiều rồi. Tiền lương tùy trường DH thì mình ko rành lắm nhưng với rank 20-30 thì khá cao so với mặt bằng chung
Nghe xong chia sẻ của thím cũng thấy thích thích nghề, em làm CNTT, cũng có tí địa vị trong nghành, thu nhập cũng thuộc dáng trung bình khá so với nghề, thi thoảng cũng có nhận training các công ty, em cũng đang có plan đi học thạc sĩ để qua 35 40 tuổi chuyển về làm gv trường nào đây.
tầm đó mở cty thì hợp lý hơn đó thím, 30 40t thì ít ra cũng phải thâm niên đi dạy 5 6 năm trở lên
 
bác này nói chuẩn đây, nhưng theo tôi thì GV ngành kỹ thuật thì sẽ có nhiều cơ hội hơn với các dự án ở ngoài. Cách đây hơn chục năm tôi đi học các giảng viên tầm 40 tuổi trở lên ông nào cũng có cty riêng hay làm dự án ở ngoài nhiều rồi. Tiền lương tùy trường DH thì mình ko rành lắm nhưng với rank 20-30 thì khá cao so với mặt bằng chung

tầm đó mở cty thì hợp lý hơn đó thím, 30 40t thì ít ra cũng phải thâm niên đi dạy 5 6 năm trở lên
Đâu phải ai cũng mở cty được bác, thu nhập của em cũng ko thấp nhưng cảm thấy thích thôi, với ở việt nam văn hóa nghành IT là cày trâu, đến > 40 tuổi dù có trình độ cũng sẽ khó có đất diễn thuần kỹ thuật nhiều, đa phần chuyển sang tư vấn, hoặc làm quản lý. Đến tầm đó đổi sang làm giảng viên và em vẫn có hợp tác với các tổ chức bên ngoài, tuy thu nhập có chút thấp đi, nhưng em tính có thời gian chăm lo cho con cái và sức khỏe. Chứ năm nay 30 tuổi mà cày ác quá thấy thân thể rệu rã lắm rồi.
 
mình cũng kh biết nhiều về ngành. Chỉ là suy đoán cá nhân về một vài lý do như:
  • Địa vị xã hội, người Vn vẫn dính văn hoá Khổng Nho ham hư danh vcl luôn, làm Giảng viên nghe oách hơn làm lập trình viên rất rất nhiều
  • Quyền lực mềm và các mối quan hệ. Làm gv dễ được đi hội thảo/gặp gỡ, biết được các thông tin, được tiếp xúc với các cá nhân tầm cỡ khá trở lên của các ngành nghề khác, đặc biệt là cán bộ công chức nhà nghỉ. Những mối như này thì không phải có tiền là quen được. Như mẹ mình cbi đi mổ, được ông chú họ trước từng làm gv ngành kỹ thuật giới thiệu cho 1 ông trưởng khoa bên Việt Đức có quen biết. Nếu khéo thì làm gv có nhiều cơ hội móc nối các bên, cái này lúc cần thiết thì mới thấy nó rất rất là quý giá
Cá nhân em thì đam mê, nhưng do cuộc sống xô đẩy nên đi làm chuyên môn, nhưng vẫn tập trung học và giữ được cả vị trí giảng viên chuyên môn tại cơ quan. Sẵn sàng theo nghề giáo nếu cơ duyên thuận lợi, dù thu nhập không tính là cao.
Đâu phải ai cũng mở cty được bác, thu nhập của em cũng ko thấp nhưng cảm thấy thích thôi, với ở việt nam văn hóa nghành IT là cày trâu, đến > 40 tuổi dù có trình độ cũng sẽ khó có đất diễn thuần kỹ thuật nhiều, đa phần chuyển sang tư vấn, hoặc làm quản lý. Đến tầm đó đổi sang làm giảng viên và em vẫn có hợp tác với các tổ chức bên ngoài, tuy thu nhập có chút thấp đi, nhưng em tính có thời gian chăm lo cho con cái và sức khỏe. Chứ năm nay 30 tuổi mà cày ác quá thấy thân thể rệu rã lắm rồi.
Y chang mình haha, nhưng khối kinh tế thì có bằng Ths vẫn chưa đủ để được nhận dạy
 
Cá nhân em thì đam mê, nhưng do cuộc sống xô đẩy nên đi làm chuyên môn, nhưng vẫn tập trung học và giữ được cả vị trí giảng viên chuyên môn tại cơ quan. Sẵn sàng theo nghề giáo nếu cơ duyên thuận lợi, dù thu nhập không tính là cao.

Y chang mình haha, nhưng khối kinh tế thì có bằng Ths vẫn chưa đủ để được nhận dạy
bọn em thì thoáng hơn vì đi làm ở ngoài nhiều năm nên kiến thức + mối quan hệ đủ. chứ mấy thầy trẻ trẻ ở đh xong ra trường cái dạy luôn đa phần k có kiến thức thực tế nên các trường rất chào đón anh em bên ngoài đi giảng dạy. nhưng đkien phải có bằng thạc sĩ và chứng chỉ sư phạm ( cái này khá ít) và cũng ít người muốn đi dạy vì tầm lương 60 70 thì ai muốn đi dạy làm gì.
 
Giảng viên cũ nó còn cố tình cho đề khó vkl, chỉ 5% qua môn còn lại thi lại tất,. Nó nói thẳng 500k / đứa thì qua môn. Ko cần úp mở gì cả :go::go:
 
Cái vụ hỏi có người quen hay không ko chỉ ở ĐH mà cơ quan nhà nước cũng có. Có nhiều lý do: người quen đảm bảo người này trong sạch ko (có phốt ko, các ĐH rất ngại tuyển linh tinh giảng viên có phốt ăn nói bậy bạ trước sinh viên, giờ sv hay quay lại up toptop các thứ, không phải GV nào cũng khéo léo, nhiều người còn nghĩ đó là thẳng tính; có đạo các nghiên cứu khoa học ko, quá trình làm việc bao năm có vết không, tính cách tư chất thế nào...), và cả xác định chia phe, phân nhiệm vụ sau này, thường đi theo người quen đó (khối cơ bản hay chuyên môn, lý thuyết hay thực hành, bộ môn nào trong ngành trong khoa....) Còn thái độ của người pv phía trên thì tệ thật, NCKH là bắt buộc với GV, có chỉ tiêu.
từng năm, bên cạnh việc giảng dạy.


Như dạy mấy môn mà liên quan nghệ thuật như vẽ hay hát hay phim ảnh thì nghiên cứu khoa học sao bác.
 
Thời buổi giờ giáo viên hay giảng viên cũng là 1 cái nghề kiếm tiền thôi, chả có cao quý gì, kiến thức thì lỗi thời lạc hậu, ra trường sinh viên thất nghiệp nhiều

Ví dụ 2017 có 200.000 cử nhân thất nghiệp, rồi 2020 thì 180.000 cử nhân thấy nghiệp, nhiều quá nên báo chí báo đài giấu nhẹm mợ nó đi để ko bị đổ lỗi, mấy bác có thể search google là ra kết quả nhé, em ko có nói điêu

Còn bây giờ, bản thân mình có mấy đứa cháu mấy người đi học cấp học sinh và đại học toàn thấy tăng học phí, vẽ vời phí này kia nhiều, như cuộc thi toeic tào lao đầu ra trường, học xong ko làm được việc gì doanh nghiệp phải đào tạo lại

Dạng giống kinh doanh giáo dục ấy, mốt mình có con ko cho nó học nhiều tốn tiền, chỉ cần học anh văn hoặc đến 18 tuổi đi xuất khẩu lao động cho ngon lành
 
Last edited:
Như dạy mấy môn mà liên quan nghệ thuật như vẽ hay hát hay phim ảnh thì nghiên cứu khoa học sao bác.
Nếu là nghệ thuật thì nghiên cứu khoa học vẫn có, là các bài báo chuyên ngành (giống khối KHXH đối với thầy cô bên khối lý luận phê bình), và tác phẩm triển lãm nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế (đối với các thầy cô bên sáng tác).
Dạng giống kinh doanh giáo dục ấy, mốt mình có con ko cho nó học nhiều tốn tiền, chỉ cần học anh văn hoặc đến 18 tuổi đi xuất khẩu lao động cho ngon lành
Ok thím, với phụ huynh có tư tưởng thế này em cũng không phản đối ạ, nhưng mong thím nhận biết kỹ những gì tốt cho con mình. Dù con em có sau này không lương cao, ông này bà kia đi nữa thì em vẫn đầu tư cho nó học những gì tốt nhất trong khả năng của cha mẹ.
Giảng viên cũ nó còn cố tình cho đề khó vkl, chỉ 5% qua môn còn lại thi lại tất,. Nó nói thẳng 500k / đứa thì qua môn. Ko cần úp mở gì cả :go::go:
Cái này phải hỏi lại do sinh viên cúp tiết không chịu học hành hay do thầy cô cho đề khó? Vì ra đề thi ở mỗi lớp, đều có trưởng bộ môn và các giảng viên khác coi qua, phê bình khiển trách nếu không nằm trong đề cương học.
 
Nghe xong chia sẻ của thím cũng thấy thích thích nghề, em làm CNTT, cũng có tí địa vị trong nghành, thu nhập cũng thuộc dáng trung bình khá so với nghề, thi thoảng cũng có nhận training các công ty, em cũng đang có plan đi học thạc sĩ để qua 35 40 tuổi chuyển về làm gv trường nào đây.
CNTT và một số ngành 40 là chỉ có TS thôi. 40 có TS mà ko kinh nghiệm giảng dạy thì cũng khó qua vòng hồ sơ rồi.
 
Back
Top