Chia sẻ nghề Giảng viên Đại học, Cao đẳng

Mình cũng có dự định 2 năm nữa học lên để đi dạy cho tụi sv, lúc tầm 28t ko biết có muộn quá không nhĩ :sad: :sad:
 
không biết trường các bác sao chứ giảng viên trường em giàu vc :v hầu hết các giảng viên đều có công ty, doanh nghiệp riêng hoặc làm cho doanh nghiệp nước ngoài, làm vị trí a b c cho vài công ty. Đến dạy chủ yếu để xả stress và mở rộng tệp khách hàng :v
 
Nghề GV có nhiều điểm tương đồng với BS, nghĩa là anh càng dạy lâu năm, càng có uy tín thì thu nhập của anh càng cao. Chính vì vậy anh không thể nhìn vào thu nhập trong ngắn hạn được mà phải nhìn dài hạn. Anh cứ chịu khó học hỏi, có uy tín trong giảng dạy và cách đối nhân xử thế với sv thì sau này thu nhập của anh khá là cao so với mặt bằng chung của xã hội (đối nhân xử thế là công bằng, nhân đạo với sv chứ không phải là nhận tiền hay do các mqh mà giúp sv qua môn của anh...). Trừ những GV thụ động trong cuộc sống hoặc là bản thân kinh tế gia đình quá khá giả thì không nói đến, còn khá nhiều GV, thu nhập của họ đến từ việc tư vấn doanh nghiệp, làm pháp chế, tham gia dự án....chứ lương thì có khi chưa đủ đổ xăng
Vâng anh nói đúng. Đa dạng hóa nguồn thu nhập là điều cần thiết nhưng như anh nói tư vấn doanh nghiệp, làm pháp chế, tham gia dự án,... thì thời gian đâu phát triển bộ môn.
Chính vì em không chấp nhận được việc làm giáo dục chỉ là việc phụ và dành phần lớn thời gian tham gia dự án nên em nghỉ. Em không biết anh đã từng tham gia vào môi trường giáo dục ở Việt Nam chưa nhưng em đã từng nhìn bức tranh nghề giáo giống như anh nói khi em còn là sinh viên năm cuối ...
 
Em hỏi các bác đang làm giảng viên là xưa các bác có học giỏi không? Trước mấy thầy cô kể chuyện là xưa mấy thầy toàn học trường chuyên lớp chọn nên bên kỹ thuật bọn em tốt nghiệp thì kiếm việc, chỉ có một số ít người học lên tiếp. Em nghĩ một phần chắc do cảm thấy mình không đủ giỏi
Flex tí để bạn hình dung: c3 mình học chuyên ở HN, ĐH thì điểm cũng ko phải quá nổi bật, nhưng bù lại được giải SV NCKH + 1 bài báo nho nhỏ nên xin được học bổng, học tù tì master + PhD + làm postdoc rồi về. Trong khoa/trường mình thì mình thấy đồng nghiệp cũng phần lớn từ các trường chuyên như KHTN, Ams, Lam Sơn, Trần Phú, v.v. Các thầy thế hệ trước (sinh năm 7x) thì toàn là học giỏi (top 1-3 của trường/khoa) được giữ lại rồi đi học tiếp master/PhD ở nước ngoài.
 
Vâng anh nói đúng. Đa dạng hóa nguồn thu nhập là điều cần thiết nhưng như anh nói tư vấn doanh nghiệp, làm pháp chế, tham gia dự án,... thì thời gian đâu phát triển bộ môn.
Chính vì em không chấp nhận được việc làm giáo dục chỉ là việc phụ và dành phần lớn thời gian tham gia dự án nên em nghỉ. Em không biết anh đã từng tham gia vào môi trường giáo dục ở Việt Nam chưa nhưng em đã từng nhìn bức tranh nghề giáo giống như anh nói khi em còn là sinh viên năm cuối ...
Có lẽ bạn đang hiểu chưa đúng về những công việc "phụ" của GV như tôi nói. Nhưng nếu 1 GV chỉ chăm chăm đọc sách, nghiên cứu trong thư viện hoặc trong lab thì lấy đâu ra những kinh nghiệm thực tiễn ạ? Không có kinh nghiệm thực tiễn thì lấy gì mà giảng dạy cho sv? Thông thường thì đề cương giảng dạy của bất kỳ môn nào sẽ được thay đổi/cập nhật sau khoảng 2 năm cho phù hợp với thực tiễn. Chính việc tư vấn DN, pháp chế, tham gia dự án....của GV sẽ giúp họ biết là xã hội, người sử dụng lao động đang cần gì ở chương trình đào tạo? Chương trình đào tạo đã phù hợp/đáp ứng được chưa hay cần thay đổi.....những điều này là yêu cầu bắt buộc. Bản thân tôi khi đi học/nghiên cứu cũng thích làm việc với những GV đã tham gia nhiều dự án ở ngoài hơn, vì họ hướng dẫn tôi được nhiều thứ mà có khi lý thuyết trên trường không có
May mắn là tôi đã nâng ngạch GVC được 4 năm nên chắc để kinh nghiệm để chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm qua. Còn đương nhiên luôn có những góc nhìn khác nhau về cùng 1 sự việc nên không có ai là đúng hay sai.
 
Có lẽ bạn đang hiểu chưa đúng về những công việc "phụ" của GV như tôi nói. Nhưng nếu 1 GV chỉ chăm chăm đọc sách, nghiên cứu trong thư viện hoặc trong lab thì lấy đâu ra những kinh nghiệm thực tiễn ạ? Không có kinh nghiệm thực tiễn thì lấy gì mà giảng dạy cho sv? Thông thường thì đề cương giảng dạy của bất kỳ môn nào sẽ được thay đổi/cập nhật sau khoảng 2 năm cho phù hợp với thực tiễn. Chính việc tư vấn DN, pháp chế, tham gia dự án....của GV sẽ giúp họ biết là xã hội, người sử dụng lao động đang cần gì ở chương trình đào tạo? Chương trình đào tạo đã phù hợp/đáp ứng được chưa hay cần thay đổi.....những điều này là yêu cầu bắt buộc. Bản thân tôi khi đi học/nghiên cứu cũng thích làm việc với những GV đã tham gia nhiều dự án ở ngoài hơn, vì họ hướng dẫn tôi được nhiều thứ mà có khi lý thuyết trên trường không có
May mắn là tôi đã nâng ngạch GVC được 4 năm nên chắc để kinh nghiệm để chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm qua. Còn đương nhiên luôn có những góc nhìn khác nhau về cùng 1 sự việc nên không có ai là đúng hay sai.
Có lẽ em và anh có những hoàn cảnh, trải nghiệm, và góc nhìn khác nhau. Em vẫn ủng hộ và tôn trọng những người làm sư phạm chính thống như anh và kể cả bạn bè em muốn làm sư phạm em đều ủng hộ. Chỉ là em không làm nữa thôi và lý do em không làm nữa hoàn toàn là lý do cá nhân (tài chính và kiến thức của cá nhân) chứ không có liên quan gì đến tổ chức
 
Flex tí để bạn hình dung: c3 mình học chuyên ở HN, ĐH thì điểm cũng ko phải quá nổi bật, nhưng bù lại được giải SV NCKH + 1 bài báo nho nhỏ nên xin được học bổng, học tù tì master + PhD + làm postdoc rồi về. Trong khoa/trường mình thì mình thấy đồng nghiệp cũng phần lớn từ các trường chuyên như KHTN, Ams, Lam Sơn, Trần Phú, v.v. Các thầy thế hệ trước (sinh năm 7x) thì toàn là học giỏi (top 1-3 của trường/khoa) được giữ lại rồi đi học tiếp master/PhD ở nước ngoài.
Bác cho em hỏi là PhD với Dr khác nhau ra sao vậy? Rồi sao các PSG toàn là Assoc.Prof.,PhD. mà không phải là Assoc.Prof.,Dr.
 
Mình vừa đi làm gv dc nửa năm, ngành CNTT, chỉ có master thôi. Cũng may dc nhận.
Trình độ thì lẹt ẹt. Dc cái thu nhập tạm ổn, cộng tổng thu nhập ở nơi cơ hữu và các nơi thỉnh giảng thì tầm 5x gross, chưa tính thưởng nckh. (Mình dạy full tiếng anh)
Mình rất muốn nckh nhưng đi dạy nản quá, dạy nhiều môn, sv thì cũng k có hứng học lắm (trường tư). Hi vọng trụ dc trong nghề
 
Bác cho em hỏi là PhD với Dr khác nhau ra sao vậy? Rồi sao các PSG toàn là Assoc.Prof.,PhD. mà không phải là Assoc.Prof.,Dr.
PhD là bằng cấp (bằng tiến sĩ), viết tắt của Doctor of Philosophy ("philosophy" ở đây là mang nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là "love of wisdom"). PhD bao phủ hầu hết các ngành (toán lý hoá kỹ thuật), trừ ngành Y (gọi là MD - Medicine Doctor) và ngành Luật (gọi là JD - Juris Doctor).

Dr. (có dấu chấm, viết tắt của Doctor/Docteur/Doktor trong tiếng Anh/Pháp/Đức) là danh xưng. Ai đã bảo vệ thành công PhD/MD/JD thì mới được viết Dr. đằng trước tên (chẳng hạn Dr. Nguyễn Văn Tèo hay TS. Nguyễn Văn Tèo).

Phó giáo sư ở VN thực ra khác với ở phần lớn các nước phương Tây. Ví dụ ở Mỹ thì Associate Professor hay Full Professor thì nó là chức danh/ghế như kỹ sư hay công nhân thôi, nên khi nói ông Tèo là giáo sư thì thường sẽ đi kèm là giáo sư tại Harvard hay tại MIT, còn ở VN thì (trước đây, giờ thay đổi tí nhưng đại khái vẫn thế) PGS/GS nó là title (học hàm), đi theo 1 người cả đời, được phong rồi là có cái title này vĩnh viễn, dù sau đó có nghỉ hưu hay sang làm chính trị thì vẫn có title (ví dụ GS. Nguyễn Thiện Nhân hay đương kim tổng bí thư của chúng ta, GS. Nguyễn Phú Trọng).

Ở VN thì tiến sĩ là học vị, PGS/GS là học hàm. Lúc để chữ ký hoặc trên name card thì người ta thường viết là Assoc. Prof. Nguyễn Văn Tèo, Ph.D (tương đương với PGS. TS. Nguyễn Văn Tèo). Nếu Tèo chỉ có bằng tiến sĩ thì 1 là Dr. Nguyễn Văn Tèo hoặc 2 là Nguyễn Văn Tèo, Ph.D.
 
Mình vừa đi làm gv dc nửa năm, ngành CNTT, chỉ có master thôi. Cũng may dc nhận.
Trình độ thì lẹt ẹt. Dc cái thu nhập tạm ổn, cộng tổng thu nhập ở nơi cơ hữu và các nơi thỉnh giảng thì tầm 5x gross, chưa tính thưởng nckh. (Mình dạy full tiếng anh)
Mình rất muốn nckh nhưng đi dạy nản quá, dạy nhiều môn, sv thì cũng k có hứng học lắm (trường tư). Hi vọng trụ dc trong nghề
có gì mà không trụ được b, so với các ngành nghề khác thì gv là yên tâm nhất rồi, dạy học được tới già, chứ mấy ngành nghề khác đào thải nhanh lắm
 
hồi sinh viên bị 1 vất sục bdbctlhc thợ dạy thỉnh giảng (đang làm TBT 1 NXB lớn) gạ ***. tởm tới giờ
QAjRhXe.png
 
Mình vừa đi làm gv dc nửa năm, ngành CNTT, chỉ có master thôi. Cũng may dc nhận.
Trình độ thì lẹt ẹt. Dc cái thu nhập tạm ổn, cộng tổng thu nhập ở nơi cơ hữu và các nơi thỉnh giảng thì tầm 5x gross, chưa tính thưởng nckh. (Mình dạy full tiếng anh)
Mình rất muốn nckh nhưng đi dạy nản quá, dạy nhiều môn, sv thì cũng k có hứng học lắm (trường tư). Hi vọng trụ dc trong nghề
Bạn nên cố kiếm slot đi học lên PhD rồi về 1 trường tốt làm, thu nhập có thể hơi kém so với hiện tại, nhưng đảm bảo sự hài hoà giữa giảng dạy và nghiên cứu sẽ khiến bạn gắn bó với nghề được lâu hơn. Chứ đi dạy full ở mấy trường tư dạng teaching-oriented ở VN như RMIT thì lương cao nhưng không thú vị lắm.
 
Bác cho em hỏi hơi ngoài lề xíu, là em hiện đi làm ở công ty và muốn đi dạy cho trường đh thì cần những gì, em có bằng thạc sỹ đh BK rồi ah, với nếu em chỉ muốn dạy buổi tối và t7, CN thì được không, em cám ơn
 
Bác cho em hỏi hơi ngoài lề xíu, là em hiện đi làm ở công ty và muốn đi dạy cho trường đh thì cần những gì, em có bằng thạc sỹ đh BK rồi ah, với nếu em chỉ muốn dạy buổi tối và t7, CN thì được không, em cám ơn
Cần tối thiểu chứng chỉ sư phạm bậc Đh (bạn có thể google học online 2-3th và đăng ký thi); xin vào trường nào đang cần giảng viên thỉnh giảng, và người giới thiệu.

hồi sinh viên bị 1 vất sục bdbctlhc thợ dạy thỉnh giảng (đang làm TBT 1 NXB lớn) gạ ***. tởm tới giờ
QAjRhXe.png
Tbt nxb lớn ở Vn cũng ko nhiều, chỉ có 2 nxb. Bạn có thể viết tắt tên không? Năm bạn học là bao nhiêu để suy nhiệm kỳ tương ứng. Có thể mình biết.
 
Last edited:
Cần tối thiểu chứng chỉ sư phạm bậc Đh (bạn có thể google học online 2-3th và đăng ký thi); xin vào trường nào đang cần giảng viên thỉnh giảng, và người giới thiệu.


Tbt nxb lớn ở Vn cũng ko nhiều, chỉ có 2 nxb. Bạn có thể viết tắt tên không? Năm bạn học là bao nhiêu để suy nhiệm kỳ tương ứng. Có thể mình biết.
thôi biết cũng không để làm gì bác ơi. còn nếu bác có nghe phong phanh gì đó thì là đúng rồi á. hiện tại đương là TBT luôn
 
Không biết bác thực tế như nào nhưng mình hãi về VN quá, trên các group như V**tp*D, nhiều bài bảo lương gv bèo bọt. Nhận thấy bôn ba ở nước ngoài bao nhiêu năm lấy tấm bằng mà lương bổng cũng sau bao năm đấy lại chán hẳn ra. Về còn phải chạy mấy cái linh ta linh tinh như dẫn sv đi tình nguyện, đi tư vấn tuyển sinh, châm trà rót nước, etc. So sánh thì lại thấy phong cách bên đây nghề giáo rất được để cao, công việc chỉ tập trung vào nghiên cứu, không chạy chân trong chân ngoài ngoài do lương bổng cho giảng viên đại học nó đã đủ để cover mọi thứ trong cuộc sống rồi. Bonus thêm các dự án do nhà nước hay công ty rót vào trường rồi phân chia các giáo làm hoặc là các giáo tự gọi dự án về lab để kiếm thêm. Nhưng mục đích của nó cũng là nghiên cứu và cũng tạo điều kiện cho lab và sinh viên phát triển, giáo cũng có phần lợi là tiền bonus và báo. Mình cũng gặp nhiều người học xong PhD, về vn dạy 1 thời gian, bị chèn ép chia bè phái các thứ rồi lại xin nghỉ để quay ra nước ngoài.
 
Cần tối thiểu chứng chỉ sư phạm bậc Đh (bạn có thể google học online 2-3th và đăng ký thi); xin vào trường nào đang cần giảng viên thỉnh giảng, và người giới thiệu.
thanks bác mấy cái đk khác oki nhưng nghe cần người gt thì hơi căng, mình chẳng quen biết ai
 
Không biết bác thực tế như nào nhưng mình hãi về VN quá, trên các group như V**tp*D, nhiều bài bảo lương gv bèo bọt. Nhận thấy bôn ba ở nước ngoài bao nhiêu năm lấy tấm bằng mà lương bổng cũng sau bao năm đấy lại chán hẳn ra. Về còn phải chạy mấy cái linh ta linh tinh như dẫn sv đi tình nguyện, đi tư vấn tuyển sinh, châm trà rót nước, etc. So sánh thì lại thấy phong cách bên đây nghề giáo rất được để cao, công việc chỉ tập trung vào nghiên cứu, không chạy chân trong chân ngoài ngoài do lương bổng cho giảng viên đại học nó đã đủ để cover mọi thứ trong cuộc sống rồi. Bonus thêm các dự án do nhà nước hay công ty rót vào trường rồi phân chia các giáo làm hoặc là các giáo tự gọi dự án về lab để kiếm thêm. Nhưng mục đích của nó cũng là nghiên cứu và cũng tạo điều kiện cho lab và sinh viên phát triển, giáo cũng có phần lợi là tiền bonus và báo. Mình cũng gặp nhiều người học xong PhD, về vn dạy 1 thời gian, bị chèn ép chia bè phái các thứ rồi lại xin nghỉ để quay ra nước ngoài.

Đây là câu chn chung cho tất cả những ng đi du học thôi chứ chẳng riêng cho academic. Về hay ở lại nó là quyết định case by case chứ không thể áp dụng cho tất cả được. Vài cái pros, cons cho bro cân nhắc:
Pros: môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, đãi ngộ tốt hơn, môi trường sống tốt hơn, cuộc sống đỡ bon chen... Cái này ko cần nhắc lại nhiều.
Cons: ở lại lâu thực ra khá là chán với một số người. Một vấn đề mặc định ở nhiều quốc gia là bác dù có là PhD nhưng vẫn là công dân hạng bét ở XH đó. Nó gọi là racism ngầm mà chỉ những người ở đủ lâu mới nhận ra được. Social contact cũng khá là hạn chế, sống về lâu về dài cũng ko thoải mái như ở VN. Thu nhập tính ra thì cao hơn ở VN chứ so với mức sống ở bển thì cũng chỉ loại trung bình trong XH, nếu mà ở EU thì còn thảm nữa. Ở VN thì mình quan sát thấy về đc các trường top tier thì quãng thời gian về sau có vẻ tương đối ổn.
Túm lại quyết định nằm ở mỗi người và phụ thuộc cả vào dự định tương lai lẫn hoàn cảnh sẵn có. Mình cũng bôn ba hơn chục năm xứ người và cũng quyết định về. Đến bây h vẫn chưa thấy hối hận gì cả :):). Người quen của mình cũng nhiều người như vậy.
Một điều cần tính đến đó là nếu nhắm không chịu được 3-4 năm đầu ở VN với điều kiện kém hơn thì không nên về.

Sent from Xiaomi M2012K11AG using vozFApp
 
Back
Top