kiến thức [Chia sẻ] Real case học lập trình của một người tay ngang

pv fresher thì làm test IQ vs thuật toán cơ bản thôi thím, đợt t pv fresher làm mấy bài tìm số nguyên tố, tìm 2 phần tử trùng nhau trong chuỗi có độ dài lớn nhất, ... kiểu vậy. Làm ok là pass fresher thôi xong vào cày cuốc tiếp.

rep r nha :3
Part 15: May mắn hay năng lực?

Chào các bác, tiếp tục series tay ngang học lập trình, sau khi chia tay công ty đầu tiên (Fresher), em được nhận vào chỗ mới (Junior). Công ty đầu tiên là của Mỹ mà Ấn quản lý, còn công ty này là của Canada (Can). Công ty phỏng vấn em từ 3 tháng trước, lúc đó họ không nhận ngay, đưa em vào list chờ thôi, sau này thiếu người thì mới call em.

Lúc type những dòng này, em thấy mình khá may mắn khi vào được công ty Can. Vì để đi đến được kết quả này, em đã đưa ra nhiều quyết định năm ngoài comfort zone và cũng gặp nhiều sự trùng hợp may mắn, nói chung là có duyên:big_smile:.

Flashback về hơn 3 tháng trước đó, em vẫn còn tìm việc. Đang ngồi lướt Facebook ở quán Café (chỗ mà em hay ngồi học), em thấy tin tuyển dụng của một bạn Head Hunter (HH là những bạn tuyển dụng mà tuyển dev cho nhiều công ty khác nhau) của HR1 (là công ty chuyên săn dev ấy). Job Description (JD) có nhiều mục nằm ngoài khả năng của em lúc đó: bằng đại học (bachelor degree of computer science or related fields) , kinh nghiệm làm việc thực tế trên "x" năm (At least "x" years real world experience), từng làm thực tế trong việc "y" (hand-on experience in "y"),... bla bla. Nói chung profile của em chả match được gì với JD cả, mà thực tế thì ít khi nào tay ngang match được JD, yêu cầu bằng đại học IT là fail từ đầu rồi:angry:. Lúc đó cũng may mắn là em được inspire từ video này (TLDR: kệ mẹ JD, cứ apply job nếu mình nghĩ rằng có thể làm được hoặc học được), nên em apply luôn.

Về phần trao đổi với HH, em bị cái tật là hay nói 100% sự thật, may là hôm đó em vã job quá nên cũng ráng chém thêm. Ví dụ có kinh nghiệm thực tế làm
Giờ hơn 30 xíu học đc lập trình ko ạ hihi có đọc hiểu eng thôi vs học đến mảng c++ ạ
 
công ty này yêu cầu tiếng Anh như thế nào bạn:
  • Nói tiếng Anh như bản xứ?
  • hay Giao tiếp cơ bản, đọc hiểu tài liệu, viết tiếng Anh?
  • hay Chỉ cần biết đọc hiểu tài liệu tiếng Anh?
Yêu cầu giao tiếp cơ bản, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh nha bác.

Giờ hơn 30 xíu học đc lập trình ko ạ hihi có đọc hiểu eng thôi vs học đến mảng c++ ạ
Em copy reply của em từ inbox của một bác cũng hỏi câu tương tự:

Hi bác, việc học ở tuổi nào cũng có thể học được nha bác. Mặc dù trong những người em từng gặp, lớn tuổi nhất khi học lập trình là 28 tuổi, nhưng em đọc nhiều case ở nước ngoài họ học lập trình từ lúc hơn 40 tuổi cơ.

Công nghệ thay đổi liên tục (3-5 năm), nên chưa chắc người có kinh nghiệm 10 năm đã hơn người mới học ở một công nghệ mới. Về kiến thức cơ bản thì có thể mình thua nhưng nếu biết cách đú trend thì tay ngang vẫn sống được.

Ví dụ Trend front-end 5,6 năm trước là React, trước đó nữa là AngularJs. Bác vào học lập trình vào năm 2015 mà chọn thằng React (mới ra) thì giờ cũng thành senior rồi. Hoặc như em học năm 2019, React lúc đó ra 1 cái mới là React-hook (thay thế cho React class-based component). Em vào là học luôn React-hook cho có lợi thế cạnh tranh chứ :).

Bác tham khảo thử trang survey của stackoverflow hằng năm để biết nên chọn gì để học. Miễn đừng chọn các ngôn ngữ, framework xưa cũ, quá nhiều người làm thì bác sẽ dễ kiếm việc thôi.
 
Part 16: Tay ngang có nên nhảy việc không?

Hi các bác, mỗi khi các bác nhảy việc thì thời gian đầu các bác có bị áp lực không?. Đối với em, mỗi lần nhảy việc là mỗi lần áp lực, đặc biệt là khi thời gian giữa các lần nhảy việc quá ngắn :). Em không khuyến khích các bác nhảy việc thường xuyên, nhưng đối với anh em tay ngang thì chuyện nhảy việc là phải có để tránh bị underpay (lương trả thấp so với năng lực).

Đa số anh em tay ngang sẽ khó xin việc ở trong thời gian đầu, vì các bác chưa có tín nhiệm (credit) trong ngành (không bằng cấp liên quan). Nghĩa là các bác dễ bị underpay từ đầu, cũng dễ hiểu là doanh nghiệp cũng hạn chế rủi ro, nếu các bác không làm nổi thì họ cũng mất ít tiền thôi. Nhưng sau vài tháng làm việc, khi đã có kinh nghiệm rồi thì các bác nên thử phỏng vấn công ty khác, nghĩ đơn giản là đi phỏng vấn khảo sát thị trường lao động IT thôi. Nếu các bác có offer cao thì nhảy, không thì cũng chả mất gì. Đừng mù quán trung thành với công ty đầu tiên, khi mà vị thế ban đầu của mình là xin xỏ, cửa dưới so với họ, thậm chí bị underpay, bị ràng buộc hợp đồng đền bù (khi nghỉ việc trong khoảng thời gian x năm thì người lao động phải đền tiền ấy, ví dụ như FPT nổi tiếng vụ này).

Nếu các bác hay lo lắng là khi nhảy việc nhiều quá, thì liệu có học hỏi được gì không?, nhà tuyển dụng có đánh giá thấp sự trung thành của ứng viên không?. Lo lắng này là chính đáng khi các bác làm việc trong những ngành khác, yêu cầu sự trung thành. Trong ngành lập trình, chuyện nhảy việc là quá bình thường, không phải tự nhiên mà các công ty tuyển fresher hay có thêm hợp đồng ràng buộc để giữ người. Nếu sau này, các bác có vào được những công ty đầu ngành, thậm chí vào được FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google) thì liệu các bác có dừng nhảy việc và làm suốt đời ở một công ty?.

Nói thẳng ra ở thời đại này, công ty công nghệ nào mà còn quan tâm đến việc ứng viên có thường xuyên nhảy việc hay không, thì là công ty có văn hoá toxic. Anh không thể bóc lột người khác với cụm từ mỹ miều "trung thành", trong khi ngoài thị trường có nhiều nơi tốt hơn để họ đi tới. Tuy nhiên, những điểm em nói ở trên, chỉ apply cho level entry thôi nha các bác. Khi các bác lên những level cao hơn nữa, thì việc các bác cứ 6 tháng, 1 năm là nhảy việc thì không nên. Đơn giản là ở level cao, tốt nhất là các bác nhảy khi đã hoàn thành project, ít gì cũng 2, 3 năm mới nên nhảy, khi các bác đã contribute cho công ty, cho project rồi. Vì ở level cao, doanh nghiệp sẽ đánh giá ứng viên ở mức đã làm được gì, scope là project, high level architecture, cách xử lý vấn đề,.... Ngoài ra thì chuyện bị underpay khó xảy ra, trừ khi có công ty nào mới vào VN, trả lương phá giá thị trường thì mình mới có cảm giác bị underpay thôi.

Quay lại câu chuyện em đang kể, những ngày đầu tiên ở công ty mới em thực sự rất stress, vì:
  1. Lương cao gần như gấp đôi (700$), sợ có quá nhiều việc hoặc làm những thứ cao siêu.
  2. Team Frontend thuần thực chất chỉ có 3 người (bao gồm cả em, và anh phỏng vấn em vào), các thanh niên 'fullstack' thực chất chỉ biết code Jquery, html, css chứ không biết ReactJs.
  3. Trường họp biết ReactJs thì khả năng lại kém (ông BE xung phong qua làm FE), em lại là người thế chỗ ổng. Project đã đủ người nên em phải làm việc dưới tên của ổng.
  4. Công ty *éo phải outsource cũng không phải product (theo quảng cáo của Headhunter - HH).
  5. Công ty có vẻ muốn quịt tiền bé HH, vì HH không biết được thông tin offer từ công ty mà phải đi hỏi em. Mà HH biết được em vào làm công ty này cũng từ thông tin ngoài lề của một bé HH khác đã nhảy vào làm HR cho công ty (em có đề cập đến bé HH này ở phần trước) . CV của em đã bị reject tại thời điểm phỏng vấn xong, nhưng công ty vẫn lưu Profile, 3 tháng sau mới nhận vào làm cũng là một biểu hiện của sự lươn lẹo.
Ở thời điểm đó, khi vừa vào làm, em stress và hay suy nghĩ tiêu cực. Em đã làm một việc sai trái là không tiết lộ mức offer cho HH (để HH biết đường charge lại công ty), HH cũng vì thế mà dừng support em đòi những benefit của công ty như trong tin tuyển dụng (sign-on bonus, full tháng lương 13). Ngồi Type những dòng này thấy mình thật sai trái, nhưng mà mới đi làm, em nghĩ nhiều người trong hoàn cảnh đó cũng không dám đòi hỏi, lỡ nó đuổi mình thì lại khổ. Mà công ty cũng vừa tuyển HR có xuất thân từ HH, đang thử việc có đuổi em đi cũng dễ lắm.

Thời gian này em tiếp xúc nhiều với 2 người: Anh Lead FE - Lead.T, anh dev BE chuyển sang FE - Dev.V.

Còn về công ty thì hiện đang Build nhiều project:
  1. Project cho chính phủ nước ngoài, cái này thì em không có cơ hội join, vì code chủ yêu là Java và JQuery. Đây là project để quảng cáo mình là công ty product, nhưng em thấy nó giống outsource hơn. Vì phần core bên VN mình không có nắm, chủ yếu viết API (kiểu Gateway, middleware) và làm UI thôi.
  2. Nhiều Project offshore (em join 1 trong những project ấy). Offshore nghĩa là công ty A sẽ thuê bạn, nhưng bạn lại code thuê cho công ty B (và cty B sẽ trả tiền cty A theo đầu người).
Em join 1 project mà BA (Business Analyst) là người Ấn Độ, các dev khác đến từ nhiều quốc gia (Ấn, Pakistant, Nga). Lúc đầu em tưởng bở là sẽ học hỏi được nhiều, vì làm với team nước ngoài luôn. Nhưng trong quá trình làm việc, họ không cần mình join vào bất cứ cuộc planning meeting nào, cũng không có liên lạc gì với các dev khác (không có daily meeting luôn). BA chỉ define ra Ticket (hiểu là task) rồi assign nó cho anh Lead.T của VN, anh Lead.T đọc chia task (ticket), hoặc subtask lại cho em và code.

Thời gian này em làm việc như một coder, không hơn không kém, anh Lead.T có cho estimate cũng để biết được mình có làm kịp tiến độ không (estimate cho vui ý), nếu estimate lâu thì ảnh vào code phụ. Đối với người mới như em, thì cách tiếp cận này là dễ nhất. Công ty cũng xác định trình độ em ở mức Junior, Offshore họ thuê theo đầu người, nên em vào cũng chỉ code phụ ông Dev.V chứ không có tự thêm người vào được. Công việc thì cũng tương đối, cũng nằm trong những kiến thức em đã biết (HTML, CSS, JS, ReactJS và ecosystem của nó). Project này cũng kiểu mì ăn liền, không có viết test, structure thì có sẵn cứ follow theo cách họ đã code lúc trước là được.

Ký ức trong thời gian này: Sáng em thức sớm tầm 5h để học bài (học kiến thức mới hoặc các công nghệ trong project mà chưa biết), học khoảng 2 tiếng thì đi nấu cơm với vợ. Rồi em chạy chiếc Winner đi làm, đem theo phần cơm trưa đã chuẩn bị sẵn, trên đường mua một ổ bánh mì Hà Nội, đến công ty sớm tầm 15p (8h45) và ra ban công gặm bánh mì. Ăn sáng xong vào code không có nói chuyện với ai nhiều, có stuck gì thì hỏi anh Lead.T. Trưa thì ăn phần cơm đã đem theo, xong nằm gối lười ngủ, thức lại code, chiều cứ đúng 6h là về. Lúc này em làm việc rất chăm, bấm luôn cả giờ theo phương pháp pomodoro để làm việc và nghỉ ngơi (đi lấy nước, vệ sinh,...).

Mọi chuyện vẫn ổn cho để khi hợp đồng offshore hết hạn, và không được ký tiếp nữa, lúc này em mới vào làm chưa được 2 tháng (vẫn còn trong time thử việc). Cứ tưởng bị vắt chanh bỏ vỏ (công ty cho ngồi chơi 2 ngày không task), ai ngờ đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, là sự bắt đầu của một hành trình đầy sóng gió: Công ty sẽ phát triển product của riêng mình (from zero), anh Lead.T và em sẽ là người chịu trách nhiệm chính bên FE (nói là sau này sẽ tuyển thêm). Bên BE thì lựa một số thanh nhiên code Java ra, đưa một ông senior Java lên làm lead (Lead. L).

(To be continue...)
 
Part 16: Tay ngang có nên nhảy việc không?

Hi các bác, mỗi khi các bác nhảy việc thì thời gian đầu các bác có bị áp lực không?. Đối với em, mỗi lần nhảy việc là mỗi lần áp lực, đặc biệt là khi thời gian giữa các lần nhảy việc quá ngắn :). Em không khuyến khích các bác nhảy việc thường xuyên, nhưng đối với anh em tay ngang thì chuyện nhảy việc là phải có để tránh bị underpay (lương trả thấp so với năng lực).

Đa số anh em tay ngang sẽ khó xin việc ở trong thời gian đầu, vì các bác chưa có tín nhiệm (credit) trong ngành (không bằng cấp liên quan). Nghĩa là các bác dễ bị underpay từ đầu, cũng dễ hiểu là doanh nghiệp cũng hạn chế rủi ro, nếu các bác không làm nổi thì họ cũng mất ít tiền thôi. Nhưng sau vài tháng làm việc, khi đã có kinh nghiệm rồi thì các bác nên thử phỏng vấn công ty khác, nghĩ đơn giản là đi phỏng vấn khảo sát thị trường lao động IT thôi. Nếu các bác có offer cao thì nhảy, không thì cũng chả mất gì. Đừng mù quán trung thành với công ty đầu tiên, khi mà vị thế ban đầu của mình là xin xỏ, cửa dưới so với họ, thậm chí bị underpay, bị ràng buộc hợp đồng đền bù (khi nghỉ việc trong khoảng thời gian x năm thì người lao động phải đền tiền ấy, ví dụ như FPT nổi tiếng vụ này).

Nếu các bác hay lo lắng là khi nhảy việc nhiều quá, thì liệu có học hỏi được gì không?, nhà tuyển dụng có đánh giá thấp sự trung thành của ứng viên không?. Lo lắng này là chính đáng khi các bác làm việc trong những ngành khác, yêu cầu sự trung thành. Trong ngành lập trình, chuyện nhảy việc là quá bình thường, không phải tự nhiên mà các công ty tuyển fresher hay có thêm hợp đồng ràng buộc để giữ người. Nếu sau này, các bác có vào được những công ty đầu ngành, thậm chí vào được FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google) thì liệu các bác có dừng nhảy việc và làm suốt đời ở một công ty?.

Nói thẳng ra ở thời đại này, công ty công nghệ nào mà còn quan tâm đến việc ứng viên có thường xuyên nhảy việc hay không, thì là công ty có văn hoá toxic. Anh không thể bóc lột người khác với cụm từ mỹ miều "trung thành", trong khi ngoài thị trường có nhiều nơi tốt hơn để họ đi tới. Tuy nhiên, những điểm em nói ở trên, chỉ apply cho level entry thôi nha các bác. Khi các bác lên những level cao hơn nữa, thì việc các bác cứ 6 tháng, 1 năm là nhảy việc thì không nên. Đơn giản là ở level cao, tốt nhất là các bác nhảy khi đã hoàn thành project, ít gì cũng 2, 3 năm mới nên nhảy, khi các bác đã contribute cho công ty, cho project rồi. Vì ở level cao, doanh nghiệp sẽ đánh giá ứng viên ở mức đã làm được gì, scope là project, high level architecture, cách xử lý vấn đề,.... Ngoài ra thì chuyện bị underpay khó xảy ra, trừ khi có công ty nào mới vào VN, trả lương phá giá thị trường thì mình mới có cảm giác bị underpay thôi.

Quay lại câu chuyện em đang kể, những ngày đầu tiên ở công ty mới em thực sự rất stress, vì:
  1. Lương cao gần như gấp đôi (700$), sợ có quá nhiều việc hoặc làm những thứ cao siêu.
  2. Team Frontend thuần thực chất chỉ có 3 người (bao gồm cả em, và anh phỏng vấn em vào), các thanh niên 'fullstack' thực chất chỉ biết code Jquery, html, css chứ không biết ReactJs.
  3. Trường họp biết ReactJs thì khả năng lại kém (ông BE xung phong qua làm FE), em lại là người thế chỗ ổng. Project đã đủ người nên em phải làm việc dưới tên của ổng.
  4. Công ty *éo phải outsource cũng không phải product (theo quảng cáo của Headhunter - HH).
  5. Công ty có vẻ muốn quịt tiền bé HH, vì HH không biết được thông tin offer từ công ty mà phải đi hỏi em. Mà HH biết được em vào làm công ty này cũng từ thông tin ngoài lề của một bé HH khác đã nhảy vào làm HR cho công ty (em có đề cập đến bé HH này ở phần trước) . CV của em đã bị reject tại thời điểm phỏng vấn xong, nhưng công ty vẫn lưu Profile, 3 tháng sau mới nhận vào làm cũng là một biểu hiện của sự lươn lẹo.
Ở thời điểm đó, khi vừa vào làm, em stress và hay suy nghĩ tiêu cực. Em đã làm một việc sai trái là không tiết lộ mức offer cho HH (để HH biết đường charge lại công ty), HH cũng vì thế mà dừng support em đòi những benefit của công ty như trong tin tuyển dụng (sign-on bonus, full tháng lương 13). Ngồi Type những dòng này thấy mình thật sai trái, nhưng mà mới đi làm, em nghĩ nhiều người trong hoàn cảnh đó cũng không dám đòi hỏi, lỡ nó đuổi mình thì lại khổ. Mà công ty cũng vừa tuyển HR có xuất thân từ HH, đang thử việc có đuổi em đi cũng dễ lắm.

Thời gian này em tiếp xúc nhiều với 2 người: Anh Lead FE - Lead.T, anh dev BE chuyển sang FE - Dev.V.

Còn về công ty thì hiện đang Build nhiều project:
  1. Project cho chính phủ nước ngoài, cái này thì em không có cơ hội join, vì code chủ yêu là Java và JQuery. Đây là project để quảng cáo mình là công ty product, nhưng em thấy nó giống outsource hơn. Vì phần core bên VN mình không có nắm, chủ yếu viết API (kiểu Gateway, middleware) và làm UI thôi.
  2. Nhiều Project offshore (em join 1 trong những project ấy). Offshore nghĩa là công ty A sẽ thuê bạn, nhưng bạn lại code thuê cho công ty B (và cty B sẽ trả tiền cty A theo đầu người).
Em join 1 project mà BA (Business Analyst) là người Ấn Độ, các dev khác đến từ nhiều quốc gia (Ấn, Pakistant, Nga). Lúc đầu em tưởng bở là sẽ học hỏi được nhiều, vì làm với team nước ngoài luôn. Nhưng trong quá trình làm việc, họ không cần mình join vào bất cứ cuộc planning meeting nào, cũng không có liên lạc gì với các dev khác (không có daily meeting luôn). BA chỉ define ra Ticket (hiểu là task) rồi assign nó cho anh Lead.T của VN, anh Lead.T đọc chia task (ticket), hoặc subtask lại cho em và code.

Thời gian này em làm việc như một coder, không hơn không kém, anh Lead.T có cho estimate cũng để biết được mình có làm kịp tiến độ không (estimate cho vui ý), nếu estimate lâu thì ảnh vào code phụ. Đối với người mới như em, thì cách tiếp cận này là dễ nhất. Công ty cũng xác định trình độ em ở mức Junior, Offshore họ thuê theo đầu người, nên em vào cũng chỉ code phụ ông Dev.V chứ không có tự thêm người vào được. Công việc thì cũng tương đối, cũng nằm trong những kiến thức em đã biết (HTML, CSS, JS, ReactJS và ecosystem của nó). Project này cũng kiểu mì ăn liền, không có viết test, structure thì có sẵn cứ follow theo cách họ đã code lúc trước là được.

Ký ức trong thời gian này: Sáng em thức sớm tầm 5h để học bài (học kiến thức mới hoặc các công nghệ trong project mà chưa biết), học khoảng 2 tiếng thì đi nấu cơm với vợ. Rồi em chạy chiếc Winner đi làm, đem theo phần cơm trưa đã chuẩn bị sẵn, trên đường mua một ổ bánh mì Hà Nội, đến công ty sớm tầm 15p (8h45) và ra ban công gặm bánh mì. Ăn sáng xong vào code không có nói chuyện với ai nhiều, có stuck gì thì hỏi anh Lead.T. Trưa thì ăn phần cơm đã đem theo, xong nằm gối lười ngủ, thức lại code, chiều cứ đúng 6h là về. Lúc này em làm việc rất chăm, bấm luôn cả giờ theo phương pháp pomodoro để làm việc và nghỉ ngơi (đi lấy nước, vệ sinh,...).

Mọi chuyện vẫn ổn cho để khi hợp đồng offshore hết hạn, và không được ký tiếp nữa, lúc này em mới vào làm chưa được 2 tháng (vẫn còn trong time thử việc). Cứ tưởng bị vắt chanh bỏ vỏ (công ty cho ngồi chơi 2 ngày không task), ai ngờ đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, là sự bắt đầu của một hành trình đầy sóng gió: Công ty sẽ phát triển product của riêng mình (from zero), anh Lead.T và em sẽ là người chịu trách nhiệm chính bên FE (nói là sau này sẽ tuyển thêm). Bên BE thì lựa một số thanh nhiên code Java ra, đưa một ông senior Java lên làm lead (Lead. L).

(To be continue...)
lỡ rặn luôn chap sau đi thím
 
Part 16: Tay ngang có nên nhảy việc không?

Hi các bác, mỗi khi các bác nhảy việc thì thời gian đầu các bác có bị áp lực không?. Đối với em, mỗi lần nhảy việc là mỗi lần áp lực, đặc biệt là khi thời gian giữa các lần nhảy việc quá ngắn :). Em không khuyến khích các bác nhảy việc thường xuyên, nhưng đối với anh em tay ngang thì chuyện nhảy việc là phải có để tránh bị underpay (lương trả thấp so với năng lực).

Đa số anh em tay ngang sẽ khó xin việc ở trong thời gian đầu, vì các bác chưa có tín nhiệm (credit) trong ngành (không bằng cấp liên quan). Nghĩa là các bác dễ bị underpay từ đầu, cũng dễ hiểu là doanh nghiệp cũng hạn chế rủi ro, nếu các bác không làm nổi thì họ cũng mất ít tiền thôi. Nhưng sau vài tháng làm việc, khi đã có kinh nghiệm rồi thì các bác nên thử phỏng vấn công ty khác, nghĩ đơn giản là đi phỏng vấn khảo sát thị trường lao động IT thôi. Nếu các bác có offer cao thì nhảy, không thì cũng chả mất gì. Đừng mù quán trung thành với công ty đầu tiên, khi mà vị thế ban đầu của mình là xin xỏ, cửa dưới so với họ, thậm chí bị underpay, bị ràng buộc hợp đồng đền bù (khi nghỉ việc trong khoảng thời gian x năm thì người lao động phải đền tiền ấy, ví dụ như FPT nổi tiếng vụ này).

Nếu các bác hay lo lắng là khi nhảy việc nhiều quá, thì liệu có học hỏi được gì không?, nhà tuyển dụng có đánh giá thấp sự trung thành của ứng viên không?. Lo lắng này là chính đáng khi các bác làm việc trong những ngành khác, yêu cầu sự trung thành. Trong ngành lập trình, chuyện nhảy việc là quá bình thường, không phải tự nhiên mà các công ty tuyển fresher hay có thêm hợp đồng ràng buộc để giữ người. Nếu sau này, các bác có vào được những công ty đầu ngành, thậm chí vào được FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google) thì liệu các bác có dừng nhảy việc và làm suốt đời ở một công ty?.

Nói thẳng ra ở thời đại này, công ty công nghệ nào mà còn quan tâm đến việc ứng viên có thường xuyên nhảy việc hay không, thì là công ty có văn hoá toxic. Anh không thể bóc lột người khác với cụm từ mỹ miều "trung thành", trong khi ngoài thị trường có nhiều nơi tốt hơn để họ đi tới. Tuy nhiên, những điểm em nói ở trên, chỉ apply cho level entry thôi nha các bác. Khi các bác lên những level cao hơn nữa, thì việc các bác cứ 6 tháng, 1 năm là nhảy việc thì không nên. Đơn giản là ở level cao, tốt nhất là các bác nhảy khi đã hoàn thành project, ít gì cũng 2, 3 năm mới nên nhảy, khi các bác đã contribute cho công ty, cho project rồi. Vì ở level cao, doanh nghiệp sẽ đánh giá ứng viên ở mức đã làm được gì, scope là project, high level architecture, cách xử lý vấn đề,.... Ngoài ra thì chuyện bị underpay khó xảy ra, trừ khi có công ty nào mới vào VN, trả lương phá giá thị trường thì mình mới có cảm giác bị underpay thôi.

Quay lại câu chuyện em đang kể, những ngày đầu tiên ở công ty mới em thực sự rất stress, vì:
  1. Lương cao gần như gấp đôi (700$), sợ có quá nhiều việc hoặc làm những thứ cao siêu.
  2. Team Frontend thuần thực chất chỉ có 3 người (bao gồm cả em, và anh phỏng vấn em vào), các thanh niên 'fullstack' thực chất chỉ biết code Jquery, html, css chứ không biết ReactJs.
  3. Trường họp biết ReactJs thì khả năng lại kém (ông BE xung phong qua làm FE), em lại là người thế chỗ ổng. Project đã đủ người nên em phải làm việc dưới tên của ổng.
  4. Công ty *éo phải outsource cũng không phải product (theo quảng cáo của Headhunter - HH).
  5. Công ty có vẻ muốn quịt tiền bé HH, vì HH không biết được thông tin offer từ công ty mà phải đi hỏi em. Mà HH biết được em vào làm công ty này cũng từ thông tin ngoài lề của một bé HH khác đã nhảy vào làm HR cho công ty (em có đề cập đến bé HH này ở phần trước) . CV của em đã bị reject tại thời điểm phỏng vấn xong, nhưng công ty vẫn lưu Profile, 3 tháng sau mới nhận vào làm cũng là một biểu hiện của sự lươn lẹo.
Ở thời điểm đó, khi vừa vào làm, em stress và hay suy nghĩ tiêu cực. Em đã làm một việc sai trái là không tiết lộ mức offer cho HH (để HH biết đường charge lại công ty), HH cũng vì thế mà dừng support em đòi những benefit của công ty như trong tin tuyển dụng (sign-on bonus, full tháng lương 13). Ngồi Type những dòng này thấy mình thật sai trái, nhưng mà mới đi làm, em nghĩ nhiều người trong hoàn cảnh đó cũng không dám đòi hỏi, lỡ nó đuổi mình thì lại khổ. Mà công ty cũng vừa tuyển HR có xuất thân từ HH, đang thử việc có đuổi em đi cũng dễ lắm.

Thời gian này em tiếp xúc nhiều với 2 người: Anh Lead FE - Lead.T, anh dev BE chuyển sang FE - Dev.V.

Còn về công ty thì hiện đang Build nhiều project:
  1. Project cho chính phủ nước ngoài, cái này thì em không có cơ hội join, vì code chủ yêu là Java và JQuery. Đây là project để quảng cáo mình là công ty product, nhưng em thấy nó giống outsource hơn. Vì phần core bên VN mình không có nắm, chủ yếu viết API (kiểu Gateway, middleware) và làm UI thôi.
  2. Nhiều Project offshore (em join 1 trong những project ấy). Offshore nghĩa là công ty A sẽ thuê bạn, nhưng bạn lại code thuê cho công ty B (và cty B sẽ trả tiền cty A theo đầu người).
Em join 1 project mà BA (Business Analyst) là người Ấn Độ, các dev khác đến từ nhiều quốc gia (Ấn, Pakistant, Nga). Lúc đầu em tưởng bở là sẽ học hỏi được nhiều, vì làm với team nước ngoài luôn. Nhưng trong quá trình làm việc, họ không cần mình join vào bất cứ cuộc planning meeting nào, cũng không có liên lạc gì với các dev khác (không có daily meeting luôn). BA chỉ define ra Ticket (hiểu là task) rồi assign nó cho anh Lead.T của VN, anh Lead.T đọc chia task (ticket), hoặc subtask lại cho em và code.

Thời gian này em làm việc như một coder, không hơn không kém, anh Lead.T có cho estimate cũng để biết được mình có làm kịp tiến độ không (estimate cho vui ý), nếu estimate lâu thì ảnh vào code phụ. Đối với người mới như em, thì cách tiếp cận này là dễ nhất. Công ty cũng xác định trình độ em ở mức Junior, Offshore họ thuê theo đầu người, nên em vào cũng chỉ code phụ ông Dev.V chứ không có tự thêm người vào được. Công việc thì cũng tương đối, cũng nằm trong những kiến thức em đã biết (HTML, CSS, JS, ReactJS và ecosystem của nó). Project này cũng kiểu mì ăn liền, không có viết test, structure thì có sẵn cứ follow theo cách họ đã code lúc trước là được.

Ký ức trong thời gian này: Sáng em thức sớm tầm 5h để học bài (học kiến thức mới hoặc các công nghệ trong project mà chưa biết), học khoảng 2 tiếng thì đi nấu cơm với vợ. Rồi em chạy chiếc Winner đi làm, đem theo phần cơm trưa đã chuẩn bị sẵn, trên đường mua một ổ bánh mì Hà Nội, đến công ty sớm tầm 15p (8h45) và ra ban công gặm bánh mì. Ăn sáng xong vào code không có nói chuyện với ai nhiều, có stuck gì thì hỏi anh Lead.T. Trưa thì ăn phần cơm đã đem theo, xong nằm gối lười ngủ, thức lại code, chiều cứ đúng 6h là về. Lúc này em làm việc rất chăm, bấm luôn cả giờ theo phương pháp pomodoro để làm việc và nghỉ ngơi (đi lấy nước, vệ sinh,...).

Mọi chuyện vẫn ổn cho để khi hợp đồng offshore hết hạn, và không được ký tiếp nữa, lúc này em mới vào làm chưa được 2 tháng (vẫn còn trong time thử việc). Cứ tưởng bị vắt chanh bỏ vỏ (công ty cho ngồi chơi 2 ngày không task), ai ngờ đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, là sự bắt đầu của một hành trình đầy sóng gió: Công ty sẽ phát triển product của riêng mình (from zero), anh Lead.T và em sẽ là người chịu trách nhiệm chính bên FE (nói là sau này sẽ tuyển thêm). Bên BE thì lựa một số thanh nhiên code Java ra, đưa một ông senior Java lên làm lead (Lead. L).

(To be continue...)
Hay quá thím, đợi mãi mới có chap tiếp :(
 
Đọc bài của thớt lại muốn chuyển ngành, nhưng nghĩ lại mỗi người mỗi cảnh thớt có 1 người vợ làm điểm tựa lúc khó khăn nhất rồi nên cái đó là quý nhất khó tìm nhất. Chúc thớt thành công :)

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cũng tay ngang nhưng chưa được đi làm chính thức như thớt , nghề nghiệp chính vẫn đang làm công nhân , thi thoảng đc bạn cho join vào dự án freelancer làm vuejs :) , thi thoảng lại đc đẩy cho mấy task kiểu bài tập lớn của SV . Thực sự hi vọng một ngày nào đó chính thức được đi làm chính thức như 1 dev :D . Năm nay cũng 35+ rồi có lẽ sẽ rất rất khó . Nhưng cứ học hỏi dần dần và ước mơ vậy thôi :D

Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
 
Cũng tay ngang nhưng chưa được đi làm chính thức như thớt , nghề nghiệp chính vẫn đang làm công nhân , thi thoảng đc bạn cho join vào dự án freelancer làm vuejs :) , thi thoảng lại đc đẩy cho mấy task kiểu bài tập lớn của SV . Thực sự hi vọng một ngày nào đó chính thức được đi làm chính thức như 1 dev :D . Năm nay cũng 35+ rồi có lẽ sẽ rất rất khó . Nhưng cứ học hỏi dần dần và ước mơ vậy thôi :D

Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
thím học những gì ở đâu vậy, cố lên nhé thím, 5 năm nữa lương 350 củ khoai một tháng đó nghe
0Wo6TBD.png
0Wo6TBD.png
0Wo6TBD.png
 
thím học những gì ở đâu vậy, cố lên nhé thím, 5 năm nữa lương 350 củ khoai một tháng đó nghe
0Wo6TBD.png
0Wo6TBD.png
0Wo6TBD.png

Vô docs của framework rồi làm theo thôi bạn , nhưng học đc nhiều nhất chắc là khi join vô dự án freelancer của bạn mình , 350 củ khoai thì chả mơ , hi vọng đc làm dev , hi vọng trình độ mình có tiến bộ và lương tốt hơn lương công nhân hiện tại của mình là tốt rồi :D

Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
 
Part 17: Ai là người thích hợp để học lập trình?

Hi các bác, em đã trở lại đây. Từ lúc em bắt đầu viết thread này, có nhiều bác inbox hỏi em nhờ làm mentor, học hỏi các thứ. Sau đó, 100% các bác ấy không có feedback gì với em về tiến triển, hoặc đặt câu hỏi khi gặp khó khăn (mặc dù các bác ấy có thể contact trực tiếp với em qua điện thoại hay Zalo). Điều này khiến em nghĩ tới khả năng các bác ấy đã bỏ cuộc. Mặc dù những bài viết của em có truyền được cảm hứng, nhưng cảm hứng thì có lúc cao lúc thấp, không duy trì lâu được. Có thể bản thân em chính là "kẻ sống sót". Nghĩa là do em đã vượt qua nên mới có thể kể lại câu chuyện này, 99% những bạn tay ngang khác đã tạch từ sớm :(.

Ông giám đốc P (giám đốc công ty vợ em) từng nói là: "Game dễ anh không thích chơi, anh chỉ thích chơi game khó thôi". Bác nào muốn nhảy vào ngành này thì phải nhận thức được học lập trình khó, rất khó. Nếu được trở về quá khứ, em cũng nói cho chính bản thân em biết được là con đường này không hề dễ dàng. Vì thế, việc học lập trình phải có thời gian để thẩm thấu kiến thức, stuck ở đâu thì bình tĩnh research, giải quyết từ từ, hôm nay chưa hiểu thì ngày mai hiểu, miễn là mình kiên trì.

Sau này cho dù đã đi làm có kinh nghiệm, các bác vẫn thường xuyên rơi vào vòng xoáy: 1. Giải quyết được vấn đề => 2. Cảm thấy tự hào, như mình đã làm được điều gì đó lớn lao => 3. Gặp vấn đề mới không biết cách giải quyết => 4. Cảm thấy bản thân stupid => 5. Tìm cách giải quyết (5 steps). Khi còn trong giai đoạn tự học, chưa đi làm thì cảm xúc ở step 2 và 4 sẽ rất mãnh liệt. Ví dụ ở step 2 các bác sẽ cảm thấy mình đã biết rồi, hiểu rồi, giỏi rồi (ảo tưởng sức mạnh ý ;)), còn ở step 4 các bác dễ cảm thấy hoảng loạn, trầm cảm, muốn bỏ cuộc. Điều quan trọng là phải biết chế ngự cảm xúc, tập trung vào việc giải quyết vấn đề. Khi đi làm rồi các bác sẽ biết chuyện phạm sai lầm, hoặc không biết hoàn toàn một kiến thức nào đó là chuyện rất bình thường.

Ông giám đốc P cũng có ví dụ về khái niệm "vùng an toàn" (ví dụ sống động theo góc nhìn của một thanh niên từng mở quán net): Chơi game cày cấp phải biết đi tới vùng nào có quái cấp cao hơn mình để được nhiều exp và lụm đồ ngon, nhưng không được ra những vùng có quái cấp quá cao dễ chết mất exp, cũng không nên Farm ở bãi quái cấp thấp tốn thời gian. Ví dụ này tương đương với vùng xanh, vùng cam và vùng đỏ. Có nghĩa là các bác nên đặt mục tiêu khôn ngoan, đừng kì vọng cao quá cũng đừng dễ dãi với bản thân quá. Lúc nào cũng tìm kiếm "vùng cam" thích hợp cho mình. Khi cảm thấy bản thân bị burn-out, cũng là lúc nên đánh giá lại mục tiêu, liệu thời điểm này mình đã đủ khả năng để học kiến thức này chưa?

Ngành lập trình dạo này hot, lên báo hoài, mấy trung tâm dạy lập trình chạy quảng cáo dữ quá, 3 ( hoặc 6) tháng fullstack bao đi làm, bắt đầu học từ con số 0. Nhưng mà thực tết thì "số 0" của người này cũng khác "số 0" của người kia. Việc hứa hẹn với một anh grab trình độ 12/12 muốn nhảy sang ngành lập trình chỉ cần mất 3-6 tháng, gây dựng niềm tin của anh grab là anh ấy đã pass được bài kiểm tra tư chất đầu vào (mà người có đầu óc bình thường nào cũng pass được) là thất đức. Chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế: nếu xuất phát điểm của bác các càng thấp, thì càng cần nhiều thời gian để học, không có đường tắt nào cả.

Quay lại câu chuyện đang kể dang dở, kì này em kể một chút về anh dev BE chuyển sang FE - Dev.V, vì ổng là ví dụ sống cho những quan điểm em đã nêu trên.
Dev. V không bao giờ tiết lộ về bản thân học trường nào, tay ngang hay chính qui, tuổi thì lúc đó cũng 29~30 rồi. Ông này chuyên đi tắc đón đầu, dám nói với a Lead. T là đã học ReactJs lâu rồi, anh lead cũng test cơ bản thôi vì là người trong công ty muốn chuyển qua nên sẽ dễ hơn. Hậu quả là làm task hay bug, trễ deadline các kiểu nên phải tuyển người (là em) vào phụ. Tính ổng lại hay cãi, người ta chỉ ra cái sai nhưng không bao giờ nhận. Đi làm thì đi trễ về trễ, lý do là: "vào sớm cũng có ai biết đâu, nhưng mà về trễ thì có sếp biết :burn_joss_stick:" vì bà sếp chỉ lên công ty vào buổi chiều. Sau này công ty cũng muốn đuổi, kêu vào họp riêng mãi mà đến lúc em nghĩ việc luôn vẫn chưa thấy đuổi (mà tính ổng cũng chày cối không tự nghỉ, mặc dù hay nói có offer bên này bên kia).

Em đoán 99% ông này là tay ngang nhưng học theo kiểu đi tắc đón đầu, kinh nghiệm làm việc cũng 4,5 năm rồi nên đi phỏng vấn biết cách chém gió. Sau này làm việc chung nhiều, mới biết mấy ông dev bên BE cũng không đánh giá cao ổng (mảng chính của ổng là BE). Ổng xin qua FE làm đơn giản vì muốn có cảm giác an toàn của người mới, người chưa có kinh nghiệm trong mảng này nên sẽ dễ được tha thứ. Căn bản HTML, CSS, JS của ổng bên mảng này là không có, làm việc thì đúng kiểu copy code chỗ này đắp chỗ kia. Khi bị bug thì cũng không tự fix được, hỏi cũng không giải thích được. Lúc nào cũng "anh tưởng thế này", "à ra là thế", kiểu thể hiện là mình ham học hỏi nhưng chưa biết thôi. Gặp ma mới như em thì hay xỉa xói, hỏi này hỏi kia tìm điểm yếu, gặp sếp thì tự động bắn tiếng anh hỏi thăm đúng kiểu "thượng đội hạ đạp". Nói chung là trash, nhưng mà không rõ từ lò nào ra mà độ trash lại cao đến vậy.

Nếu các bác tự học lập trình thì theo lý thuyết sẽ có tư duy, thái độ tốt hơn những ông học từ trong trung tâm ra. Cơ bản là học trung tâm thời gian quá ngắn, và luôn được bài ra ăn sẵn, chắp vá không hiểu bản chất vấn đề. Càng về sau càng dễ đuối nếu không cải thiện được thái độ, tư duy. Nếu các bác nào bắt đầu từ công nhân, grab, thì nên chấp nhận là mình cần thay đổi về tư duy nhiều để phù hợp với ngành.

(to be continue...)
 
Part 17: Ai là người thích hợp để học lập trình?

Hi các bác, em đã trở lại đây. Từ lúc em bắt đầu viết thread này, có nhiều bác inbox hỏi em nhờ làm mentor, học hỏi các thứ. Sau đó, 100% các bác ấy không có feedback gì với em về tiến triển, hoặc đặt câu hỏi khi gặp khó khăn (mặc dù các bác ấy có thể contact trực tiếp với em qua điện thoại hay Zalo). Điều này khiến em nghĩ tới khả năng các bác ấy đã bỏ cuộc. Mặc dù những bài viết của em có truyền được cảm hứng, nhưng cảm hứng thì có lúc cao lúc thấp, không duy trì lâu được. Có thể bản thân em chính là "kẻ sống sót". Nghĩa là do em đã vượt qua nên mới có thể kể lại câu chuyện này, 99% những bạn tay ngang khác đã tạch từ sớm :(.

Ông giám đốc P (giám đốc công ty vợ em) từng nói là: "Game dễ anh không thích chơi, anh chỉ thích chơi game khó thôi". Bác nào muốn nhảy vào ngành này thì phải nhận thức được học lập trình khó, rất khó. Nếu được trở về quá khứ, em cũng nói cho chính bản thân em biết được là con đường này không hề dễ dàng. Vì thế, việc học lập trình phải có thời gian để thẩm thấu kiến thức, stuck ở đâu thì bình tĩnh research, giải quyết từ từ, hôm nay chưa hiểu thì ngày mai hiểu, miễn là mình kiên trì.

Sau này cho dù đã đi làm có kinh nghiệm, các bác vẫn thường xuyên rơi vào vòng xoáy: 1. Giải quyết được vấn đề => 2. Cảm thấy tự hào, như mình đã làm được điều gì đó lớn lao => 3. Gặp vấn đề mới không biết cách giải quyết => 4. Cảm thấy bản thân stupid => 5. Tìm cách giải quyết (5 steps). Khi còn trong giai đoạn tự học, chưa đi làm thì cảm xúc ở step 2 và 4 sẽ rất mãnh liệt. Ví dụ ở step 2 các bác sẽ cảm thấy mình đã biết rồi, hiểu rồi, giỏi rồi (ảo tưởng sức mạnh ý ;)), còn ở step 4 các bác dễ cảm thấy hoảng loạn, trầm cảm, muốn bỏ cuộc. Điều quan trọng là phải biết chế ngự cảm xúc, tập trung vào việc giải quyết vấn đề. Khi đi làm rồi các bác sẽ biết chuyện phạm sai lầm, hoặc không biết hoàn toàn một kiến thức nào đó là chuyện rất bình thường.

Ông giám đốc P cũng có ví dụ về khái niệm "vùng an toàn" (ví dụ sống động theo góc nhìn của một thanh niên từng mở quán net): Chơi game cày cấp phải biết đi tới vùng nào có quái cấp cao hơn mình để được nhiều exp và lụm đồ ngon, nhưng không được ra những vùng có quái cấp quá cao dễ chết mất exp, cũng không nên Farm ở bãi quái cấp thấp tốn thời gian. Ví dụ này tương đương với vùng xanh, vùng cam và vùng đỏ. Có nghĩa là các bác nên đặt mục tiêu khôn ngoan, đừng kì vọng cao quá cũng đừng dễ dãi với bản thân quá. Lúc nào cũng tìm kiếm "vùng cam" thích hợp cho mình. Khi cảm thấy bản thân bị burn-out, cũng là lúc nên đánh giá lại mục tiêu, liệu thời điểm này mình đã đủ khả năng để học kiến thức này chưa?

Ngành lập trình dạo này hot, lên báo hoài, mấy trung tâm dạy lập trình chạy quảng cáo dữ quá, 3 ( hoặc 6) tháng fullstack bao đi làm, bắt đầu học từ con số 0. Nhưng mà thực tết thì "số 0" của người này cũng khác "số 0" của người kia. Việc hứa hẹn với một anh grab trình độ 12/12 muốn nhảy sang ngành lập trình chỉ cần mất 3-6 tháng, gây dựng niềm tin của anh grab là anh ấy đã pass được bài kiểm tra tư chất đầu vào (mà người có đầu óc bình thường nào cũng pass được) là thất đức. Chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế: nếu xuất phát điểm của bác các càng thấp, thì càng cần nhiều thời gian để học, không có đường tắt nào cả.

Quay lại câu chuyện đang kể dang dở, kì này em kể một chút về anh dev BE chuyển sang FE - Dev.V, vì ổng là ví dụ sống cho những quan điểm em đã nêu trên.
Dev. V không bao giờ tiết lộ về bản thân học trường nào, tay ngang hay chính qui, tuổi thì lúc đó cũng 29~30 rồi. Ông này chuyên đi tắc đón đầu, dám nói với a Lead. T là đã học ReactJs lâu rồi, anh lead cũng test cơ bản thôi vì là người trong công ty muốn chuyển qua nên sẽ dễ hơn. Hậu quả là làm task hay bug, trễ deadline các kiểu nên phải tuyển người (là em) vào phụ. Tính ổng lại hay cãi, người ta chỉ ra cái sai nhưng không bao giờ nhận. Đi làm thì đi trễ về trễ, lý do là: "vào sớm cũng có ai biết đâu, nhưng mà về trễ thì có sếp biết :burn_joss_stick:" vì bà sếp chỉ lên công ty vào buổi chiều. Sau này công ty cũng muốn đuổi, kêu vào họp riêng mãi mà đến lúc em nghĩ việc luôn vẫn chưa thấy đuổi (mà tính ổng cũng chày cối không tự nghỉ, mặc dù hay nói có offer bên này bên kia).

Em đoán 99% ông này là tay ngang nhưng học theo kiểu đi tắc đón đầu, kinh nghiệm làm việc cũng 4,5 năm rồi nên đi phỏng vấn biết cách chém gió. Sau này làm việc chung nhiều, mới biết mấy ông dev bên BE cũng không đánh giá cao ổng (mảng chính của ổng là BE). Ổng xin qua FE làm đơn giản vì muốn có cảm giác an toàn của người mới, người chưa có kinh nghiệm trong mảng này nên sẽ dễ được tha thứ. Căn bản HTML, CSS, JS của ổng bên mảng này là không có, làm việc thì đúng kiểu copy code chỗ này đắp chỗ kia. Khi bị bug thì cũng không tự fix được, hỏi cũng không giải thích được. Lúc nào cũng "anh tưởng thế này", "à ra là thế", kiểu thể hiện là mình ham học hỏi nhưng chưa biết thôi. Gặp ma mới như em thì hay xỉa xói, hỏi này hỏi kia tìm điểm yếu, gặp sếp thì tự động bắn tiếng anh hỏi thăm đúng kiểu "thượng đội hạ đạp". Nói chung là trash, nhưng mà không rõ từ lò nào ra mà độ trash lại cao đến vậy.

Nếu các bác tự học lập trình thì theo lý thuyết sẽ có tư duy, thái độ tốt hơn những ông học từ trong trung tâm ra. Cơ bản là học trung tâm thời gian quá ngắn, và luôn được bài ra ăn sẵn, chắp vá không hiểu bản chất vấn đề. Càng về sau càng dễ đuối nếu không cải thiện được thái độ, tư duy. Nếu các bác nào bắt đầu từ công nhân, grab, thì nên chấp nhận là mình cần thay đổi về tư duy nhiều để phù hợp với ngành.

(to be continue...)
Đọc series của bác thấy bồi hồi quá. E cũng như bác chuyển ngành qua. Cũng nhảy mấy chổ rồi. Làm chổ này mấy tháng e định nhảy tiếp, nhưng e ko may như bác là đc người yêu ủng hộ, ngược lại e còn bị bỏ lo. Lm đây hơn nay mới biết mình bị ép lương có 9 củ khoai sọ, trong khi cả đám toàn 12 13. Muốn nhảy đi mà bị bán gái kêu nhảy quá nhiều rồi bỏ luôn. Mấy nay e cứ stress kinh khủng. Cả tuần ko ngủ đc. Ngẫm lại bác còn may mắn là có ng ủng hộ
 
Đọc series của bác thấy bồi hồi quá. E cũng như bác chuyển ngành qua. Cũng nhảy mấy chổ rồi. Làm chổ này mấy tháng e định nhảy tiếp, nhưng e ko may như bác là đc người yêu ủng hộ, ngược lại e còn bị bỏ lo. Lm đây hơn nay mới biết mình bị ép lương có 9 củ khoai sọ, trong khi cả đám toàn 12 13. Muốn nhảy đi mà bị bán gái kêu nhảy quá nhiều rồi bỏ luôn. Mấy nay e cứ stress kinh khủng. Cả tuần ko ngủ đc. Ngẫm lại bác còn may mắn là có ng ủng hộ
Cũng chỉ là gái thôi mà thím. Gái thiếu gì, ổn định công việc lại tán các em múi mít được ngay
zFNuZTA.png
 
Front thì Lên f8, bú hết mấy khoá html CSS js react ... Trên đó rồi đi làm thôi, nhớ là bú hết ko chừa gì nhé :rolleyes:

Gửi từ OPPO CPH1989 bằng vozFApp
Đang học F8 mới đến JS cơ bản thì xin đc intern wordpress nên thành ra vừa học js vừa tìm hiểu wp, php , đau hết cả đầu:beat_brick:
 
Back
Top