kiến thức Chia sẻ về 1 ngành lâu đời nhưng nhu cầu và cơ hội vẫn rất lớn trong ngành IT: IT Infrastructure

b4by_c0w

Senior Member
Hi các anh em đã và đang học, làm trong lĩnh vực IT.

Câu chuyện của các vozer winner lương 700 củ/năm và việc giật tít của các lều báo về ngành IT thiếu nhân sự luôn khiến các anh em sôi sục đi học IT, người thì bỏ ngành mình đang học mà tay ngang sang làm coder, các em học sinh thì cố sống cố chết thi vào các trường có ngành này dù điểm cao chót vót (các trường top), các trung tâm thì cũng mở ra ầm ầm để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, sự thật luôn mất lòng, hiện thực về hàng triệu ITer thất nghiệp, bỏ ngang, giành giật nhau từng job là sự thật không thể chối cãi, tỉ lệ layoff ở các công ty công nghệ hàng đầu ở VN với bộ phận CNTT luôn nằm ở mức 20-30% trong thời gian gần đây. Nhiều bác học xong nhưng không có việc lại chấp nhận chạy grab hoặc làm công việc chân tay, các bác đang học thì hoang mang lo sợ, mất phương hướng với tương lai. Nhưng trong ngành IT có một cái ngách rất lớn với nhu cầu tuyển dụng siêu cao thì nhiều bạn không biết hoặc chưa hiểu đúng về cái ngách này, đó chính là IT infrastructure, hay còn gọi là Hạ tầng CNTT.

Tổng quan một chút về ngành này:
  • Là một trong những ngành lâu đời và xuất hiện đầu tiên trong khối ngành CNTT tại Việt Nam và thế giới.
  • Làm việc chủ yếu cùng server và các thiết bị mạng.
  • Hầu hết các công ty đều sẽ cần vị trí này, công ty nhỏ thì 1 2 ông, công ty lớn thì vài trăm ông :)))))
Các chức danh trong ngành này:
  • IT Helpdesk, IT Support (ae vozer vẫn hay đùa là chui gầm bàn).
    • Kiến thức ít nhất, công việc đơn giản nhưng lương không hề thấp.
    • Công ty nào cũng sẽ cần 1 ông.
    • Công việc chủ yếu là hỗ trợ người dùng cuối, công ty nhỏ thì kiêm culi điện nước
      4gmOAMB.png
      .
    • Đánh giá: được rúc gầm bàn ngắm váy múi mít
      1xEuo02.gif
      .
    • Lương: 12-20tr (VN), 1000-2000 mỹ kim (cty FDi), 3000-4000 mỹ kim (global)
  • Network Enginner
    • Kiến thưc yêu cầu khá căng, chịu trách nhiệm khá nhiều với hệ thống mạng của đơn vị, lỡ đơn vị mất mạng thì ông này cũng mất mạng theo. :LOL:))
      osCpCsi.png
      .
    • Thường công ty từ 100-200 nhân viên lên mới bắt đầu cần ông này. Lương khá okie
    • Công việc ban đầu thì khá căng, nhưng khi ổn định rồi thì nhàn, chỉ ăn bánh uống nước lướt voz.
    • Đánh giá: Mất mạng / Mất "mạng".
    • Lương: 18-30 (VN), 2000-3000 mỹ kim (cty FDI), 6000-8000 mỹ kim (global)
  • System Engineer / System Administrator.
    • Kiến thức yêu cầu khá căng, chịu trách nhiệm triển khai vận hành các hệ thống dịch vụ của công ty như Web, Mail, AD,... Ông này sập thì thì người khóc, kẻ chửi.
    • Khi gặp ông này phải tránh các từ nhạy cảm như sập, chết, rụng. Bởi mấy ông này nhạy cảm lắm.
      Xv0BtTR.png
    • Người chơi hệ tâm linh, thường theo nhiều tôn giáo mỗi khi tới kì nghỉ.
    • Công việc ban đầu khá căng, về sau cũng khá căng, mỗi khi tích hợp thêm cái gì là một lần nín thở.
    • Đánh giá: Vẩy nước phép / Cắm hương mỗi khi tới dịp nghỉ.
    • Lương: 18-30 (VN), 2000-3000 mỹ kim (cty FDI), 6000-8000 mỹ kim (global)
  • Một số công việc đẻ ra theo sự tiến bộ của công nghệ: DevOps, Cloud Engineer, Network Automation....
Cơ hội việc làm:
  • Như đã phân tích ở trên, mấy ông ngành này sẽ là xương sống trong hệ thống công nghệ thông tin của công ty, mà h làm gì có công ty nào không chuyển đổi số -> công việc bao la.
  • Không cạnh tranh như dev, bởi thường mấy ông đã làm ổn định thì méo bao giờ nghỉ, công ty có layoff cũng sẽ chừa mấy ông này.
  • Số lượng sinh viên ra trường cho ngành này thường khá ít và ổn định. Ngành mạng máy tính và truyền thông là ngành đào tạo chính cho món này, ngoài ra thì các ngành khác thuộc CNTT đều có thể làm được nhưng thường mấy ông này toàn ham làm dev.
  • Các công ty dịch vụ như Vịt teo, ép pê tê, ... đều có rất nhiều job liên quan đến tư vấn triển khai nên cơ hội cho mấy bạn vừa ra trường là cực lớn.
Ưu điểm của ngành:
  • Là xương sống của công ty nên thường méo ai dám đụng, kể cả sếp, nó vui vui tắt mẹ server thì khóc.
  • Cơ hội thăng tiến lớn, do ngành này phân nhánh khá ghê. Vị trí sếp trung tâm CNTT hoặc khối CNTT (CIO) hầu hết đều từ Infra lên, rất hiếm Dev nào lên vị trí này.
  • Công nghệ ổn định, mức chạy đua công nghệ của ngành này khá chậm do giá gắn với phần cứng khá căng.
  • Mức lương ổn định, không phá giá, ngáo giá, ảo giá như dev.
  • Cộng đồng khá chill do toàn người già.
  • Kiếm được slot in-house ngon thì chủ yếu lên uống nc trà, lướt voz, cuối tháng lãnh lương.
Nhược điểm:
  • Không khoe được với gấu, trước h cứ định nghĩa IT là phải code, giải thích kiểu gì tí cx ra mấy thằng chui gầm bàn.
  • Khó làm remote, do đặc thù ngành này cần theo dõi trực tiếp.
  • Khó làm nhiều job cùng lúc.
  • Làm lâu do nhàn quá nên sẽ dễ bị ì.
Tổng quan vậy thôi, bác nào muốn hỏi thêm thì còm vào thớt này nhé. Em có 1 kênh youtube https://www.youtube.com/@ISeLab68 hướng dẫn các nội dung về ngành này theo hướng thực tế cho các bác tự học, các bác có thể vào xem video thử để đánh giá thêm về ngành này nhé, Các bác thấy hay có thể cho em xin subscribe nhé. Thanks các bác đã đọc bài
zFNuZTA.png


.
1697080183743.png
 
Nhược điểm:
- Mấy công ty cần IT helpdesk riêng đa phần là công ty lớn, > 100 người,
- Số lượng sinh viên ra trường cho ngành này thường khá ít và ổn định bởi vì sao, bởi vì vị trí IT helpdesk thì cũng không cần nhiều như dev (ở đa số các công ty).
 
kiến thức 1 ông network engineer chắc phải bằng 1 ông front + 1 ông back + 1 ông design cộng lại mất. Khó 1 cái là ở Việt Nam không một trường nào có 1 cái lab tử tế để sinh viên học, toàn đọc trong sách giáo trình mà không bắt tay vào làm thì có giỏi bằng giời cũng không làm được
 
Nhược điểm:
- Mấy công ty cần IT helpdesk riêng đa phần là công ty lớn, > 100 người,
- Số lượng sinh viên ra trường cho ngành này thường khá ít và ổn định bởi vì sao, bởi vì vị trí IT helpdesk thì cũng không cần nhiều như dev (ở đa số các công ty).
Nhận định này của bạn chưa chính xác nhé, công ty từ 50 người trở lên là đã phải cần IT helpdesk, trừ khi công ty đó chơi kiểu cổ đại, hiện tại các công ty nhỏ chưa có đủ điều kiện tài chính có thể thuê dịch vụ helpdesk outsource. Cơ hội của mình sẽ nằm ở các công ty dịch vụ đó.
Còn rất nhiều vị trí chứ không phải mỗi heldesk nha, không phải công ty nào cũng thuần dev, ví dụ ngân hàng đi, team hạ tầng có khi còn đông gấp đôi team dev í
Q8sGcLO.png
.
 
kiến thức 1 ông network engineer chắc phải bằng 1 ông front + 1 ông back + 1 ông design cộng lại mất. Khó 1 cái là ở Việt Nam không một trường nào có 1 cái lab tử tế để sinh viên học, toàn đọc trong sách giáo trình mà không bắt tay vào làm thì có giỏi bằng giời cũng không làm được
Hông phải nha bạn ơi, network engineer hổng có liên quan gì tới dev á, nó là 1 mảng tách biệt với dev rồi, có thể nói là những ông không dev được mới theo món này í.
jbJjmTi.png
 
Hông phải nha bạn ơi, network engineer hổng có liên quan gì tới dev á, nó là 1 mảng tách biệt với dev rồi, có thể nói là những ông không dev được mới theo món này í.
jbJjmTi.png
ý e là khối lượng kiến thức phải học á. Hơn nữa kiến thức món này lại còn trìu tượng, nói thật e học xong môn mạng rồi mà vẫn chả biết địa chỉ MAC là gì
 
ý e là khối lượng kiến thức phải học á. Hơn nữa kiến thức món này lại còn trìu tượng, nói thật e học xong môn mạng rồi mà vẫn chả biết địa chỉ MAC là gì
Mình thấy kiến thức món này cô đọng và hệ thống hơn dev nhiều, vì các tiêu chuẩn và giao thức cố định cả mấy chục năm nay rồi, có thể do bạn đi học gặp giáo viên chán nên truyền đạt khó hiểu á.
wEqlboB.png
 
ý e là khối lượng kiến thức phải học á. Hơn nữa kiến thức món này lại còn trìu tượng, nói thật e học xong môn mạng rồi mà vẫn chả biết địa chỉ MAC là gì

Kỹ sư mạng làm việc chủ yếu với layer 1 - 4, còn dev làm việc chủ yếu với layer 7, chỉ có một số ít làm với layer 3-4 thì bên dev trừu tượng hơn mới đúng.
 
Bên network engineering thì thật ra là lương OK thì OK thật, nhưng mà cơ hội thăng tiến gần như là không có. Đến tầm lead là căng lắm rồi. Nếu không nhảy job thường xuyên, thì sau khi bị thay thế tại vị trí hiện tại, khả năng tìm lại việc mới là thấp, nhưng cũng vì tính đặc thù của việc xây dựng hạ tầng, nên rất hiếm khi vị trí này bị thay thế :))
 
ý e là khối lượng kiến thức phải học á. Hơn nữa kiến thức món này lại còn trìu tượng, nói thật e học xong môn mạng rồi mà vẫn chả biết địa chỉ MAC là gì
lượng kiến thức cuả dev cũng có kém gì đâu bên network lăms LT nên buồn ngủ thôi
 
Nhận định này của bạn chưa chính xác nhé, công ty từ 50 người trở lên là đã phải cần IT helpdesk, trừ khi công ty đó chơi kiểu cổ đại, hiện tại các công ty nhỏ chưa có đủ điều kiện tài chính có thể thuê dịch vụ helpdesk outsource. Cơ hội của mình sẽ nằm ở các công ty dịch vụ đó.
Còn rất nhiều vị trí chứ không phải mỗi heldesk nha, không phải công ty nào cũng thuần dev, ví dụ ngân hàng đi, team hạ tầng có khi còn đông gấp đôi team dev í
Q8sGcLO.png
.
Tôi làm qua 7 công ty, thì chỉ có EVN và Viettel là có helpdesk riêng còn lại chỉ có 1 công ty startup có duy nhất 1 helpdesk (cho 40 dev). Còn số lượng công ty có helpdesk đông hơn dev thì sure kèo nó là số ít nên rõ ràng cơ hội việc làm sẽ ít hơn => ít người học => ít cạnh tranh hơn. Cần thiết thì bác lên IT việc, LinkedIn ... search là so sánh được ngay mà.
 
Tôi làm qua 7 công ty, thì chỉ có EVN và Viettel là có helpdesk riêng còn lại chỉ có 1 công ty startup có duy nhất 1 helpdesk (cho 40 dev). Còn số lượng công ty có helpdesk đông hơn dev thì sure kèo nó là số ít nên rõ ràng cơ hội việc làm sẽ ít hơn => ít người học => ít cạnh tranh hơn. Cần thiết thì bác lên IT việc, LinkedIn ... search là so sánh được ngay mà.
Nhưng bác vẫn phải công nhận nó là 1 ngành ổn định từ số lượng công việc đến việc cạnh tranh, helpdesk chỉ là một ví dụ thôi, còn rất nhiều vị trí khác mà bác.
 
Nhưng bác vẫn phải công nhận nó là 1 ngành ổn định từ số lượng công việc đến việc cạnh tranh, helpdesk chỉ là một ví dụ thôi, còn rất nhiều vị trí khác mà bác.
Vậy ý của bác thì nó gọi chung là Software Enginner rồi chứ không còn toàn làm về phần cứng nữa, tức là phải biết code. Văn võ song toàn, phần cứng cũng khủng và code cũng chơi được mà trên đời mấy ai chơi được như vậy.
 
Vậy ý của bác thì nó gọi chung là Software Enginner rồi chứ không còn toàn làm về phần cứng nữa, tức là phải biết code. Văn võ song toàn, phần cứng cũng khủng và code cũng chơi được mà trên đời mấy ai chơi được như vậy.
Không phải bác, Software Engineer là khác mà, mình ví dụ nhé, trong ngành ngân hàng đi, ngân hàng nào cx phải có tầm 100 ông làm kỹ thuật hạ tầng, vận hành ứng dụng (ngân hàng nhỏ), ngân hàng lớn thì 300-400 ông. Mà bác cứ đếm sơ sơ số lượng cty ngân hàng, tài chính bảo hiểm ở VN thôi.
 
Nếu các công ty mà đẩy lên cloud hết thì mảng infra sẽ hụt đi nhiều, đơn vị nhỏ đỡ phải thuê 1, 2 ông setup hệ thống mà đưa trách nhiệm này cho mấy ông cloud provider ./.
 
Nếu các công ty mà đẩy lên cloud hết thì mảng infra sẽ hụt đi nhiều, đơn vị nhỏ đỡ phải thuê 1, 2 ông setup hệ thống mà đưa trách nhiệm này cho mấy ông cloud provider ./.
Ở VN thì câu chuyện đó còn lâu lắm bác, vì chi phí cloud đắt lòi, mà còn không có thằng nắm cổ, chưa tính cloud rồi thì lại đẻ ra ông vận hành cloud, mà cloud engineer thì bác biết lương kinh khủng thế nào rồi đấy.
u40wsAh.png
.
 
Ở VN thì câu chuyện đó còn lâu lắm bác, vì chi phí cloud đắt lòi, mà còn không có thằng nắm cổ, chưa tính cloud rồi thì lại đẻ ra ông vận hành cloud, mà cloud engineer thì bác biết lương kinh khủng thế nào rồi đấy.
u40wsAh.png
.
Cloud Engineer đâu chỉ vận hành cloud đâu thím, họ còn cả tối ưu chi phí dành cho cloud mà.
Đơn vị nhỏ thì dùng cloud sẽ tiện hơn việc build/ thuê server trên DC đó, đỡ phải setup mọi thứ để đáp ứng nhu cầu mở rộng trong giờ cao điểm :D
Nói chung thị phần cloud ở VN rơi hết vào tay mấy ông nước ngoài như AWS, GGC hay Azure, các đơn vị cloud ở VN ít nơi nào cam kết SLA đạt chuẩn nên khách cứ tìm kiếm các đơn vị ngoài dù có sự cố như đứt cáp thì vẫn ráng dùng hơn là dùng cloud VN ./.
 
Cloud Engineer đâu chỉ vận hành cloud đâu thím, họ còn cả tối ưu chi phí dành cho cloud mà.
Đơn vị nhỏ thì dùng cloud sẽ tiện hơn việc build/ thuê server trên DC đó, đỡ phải setup mọi thứ để đáp ứng nhu cầu mở rộng trong giờ cao điểm :D
Nói chung thị phần cloud ở VN rơi hết vào tay mấy ông nước ngoài như AWS, GGC hay Azure, các đơn vị cloud ở VN ít nơi nào cam kết SLA đạt chuẩn nên khách cứ tìm kiếm các đơn vị ngoài dù có sự cố như đứt cáp thì vẫn ráng dùng hơn là dùng cloud VN ./.
Này tùy nhá bác ơi, luật VN không cho lưu dữ liệu cá nhân người VN ở server nước ngoài đâu, nên vẫn phải chơi cloud trong nước thôi. Với cloud đám kia thì đắt chết mịa luôn.
A3xjWZc.gif
 
Ở VN thì câu chuyện đó còn lâu lắm bác, vì chi phí cloud đắt lòi, mà còn không có thằng nắm cổ, chưa tính cloud rồi thì lại đẻ ra ông vận hành cloud, mà cloud engineer thì bác biết lương kinh khủng thế nào rồi đấy.
u40wsAh.png
.
đúng thế, hơn nữa là hiện tại 1 thằng help desk + cu li sẵn rồi. Lên cloud thì vẫn cần 1 thằng như thế, mà còn phải trả tiền cho cloud. Việt Nam mình đa số chỉ dừng ở việc có 1 cái server làm data storage và các ông còn lại được phân quyền vào server để đọc và chỉnh sửa là cũng tiến bộ rồi. Nên việc lên cloud còn xa lắm bác ạ. Nói thật vs bác kể cả Tây lông thời em làm ở nước ngoài mảng này, nhiều bên nó cũng chỉ dùng hệ thống infras để nói thẳng ra là cho có kết nối mạng, và có hệ thống lưu trữ dự phòng thôi. Chứ nhiều doanh nghiệp, nhất là mảng sản xuất, nó còn dùng những cái máy cổ xưa hơn ở mình nhiều, IOT gần như là không có. Nhưng công nhận nhiều bên nó kiểu cả cái hệ thống của nó cloud hết luôn, out source hết tất cả nghiệp vụ liên quan đến infras cho bên ngoài
 
Back
Top