Chiến dịch dọn dẹp ngăn Everest biến thành nghĩa địa

Tavanlam

Senior Member

Hơn 300 người đã thiệt mạng trên núi Everest kể từ khi các cuộc thám hiểm đỉnh cao 8.849 mét này bắt đầu vào những năm 1920, riêng mùa leo núi năm nay đã có 8 người thiệt mạng.

Nhiều thi thể vẫn còn nằm trên bề mặt. Nhưng một số bị tuyết vùi lấp hoặc bị "nuốt" xuống các khe vực sâu. Có những thi thể đã trở thành mốc địa danh trên đường lên đỉnh núi.
Hoạt động này nằm trong chiến dịch dọn dẹp đỉnh Everest có ngân sách hơn 600.000 USD (tức hơn 15 tỷ đồng), với 171 hướng dẫn viên và người khuân vác để mang xuống 11 tấn rác.
 
Không biết 171 người kia vác được mấy người xuống hay lại có người nằm xuống luôn
uxby0Nl.gif
uxby0Nl.gif
uxby0Nl.gif
 
Rác trên núi không sợ, sợ cái rác ở đại dương kia kìa. Bữa coi video tất cả rác ở Âu/Mỹ vứt ra đại dương gom chung 1 chỗ ở giữa 4 lục địa. Không biết bao giờ con người mới có công nghệ cho tàu không người lái chạy theo GPS tới vị trí xung quanh đó chạy 3-4 vòng rồi quay về đất liền để thu gom rác nhỉ
 
300 xác trên đó không ít xác là của dân bản địa được thuê khuân vác đồ đâu, vác người thì chắc độ khó cao hơn chút.
trả tiền là chúng nó vác xuống thôi, chi phí vác xác nghe bảo khá cao, chắc phải thuê 3-4 người để vác 1 cái xác xuống được
 
gom xuống rùi xét nghiệm DNA tìm thông tin tiếp
sau ko gom đốt lun rùi làm cái bia tưởng niệm, tạt tượng ghi nhớ :D
 
Không biết 171 người kia vác được mấy người xuống hay lại có người nằm xuống luôn
uxby0Nl.gif
uxby0Nl.gif
uxby0Nl.gif
Cái khó nhất của độ cao là không khí loãng, nồng độ oxi rất thấp, và rất lạnh, những người Sherpa khuân vác ở đây đã sống ở độ cao lớn từ khi sinh ra, đã thích nghi với không khí loãng và khí hậu khắc nghiệt từ khi rất nhỏ và thừa hưởng gen di truyền từ tổ tiên, nên có người bình thường chưa leo tới Everest đã tử nạn trong khi có ông Sherpa đã leo lên leo xuống Everest đến lần thứ mười mấy, đấy gọi là người chuyên nghiệp fen khỏi phải lo cho họ đi

Hiểu đơn giản là trên đỉnh Everest không khí sẽ loãng đến khiến fen cảm thấy như bị bóp cổ, chỉ chực ngất đi, kể cả đeo theo ống thở oxi, còn họ do thiên phú di truyền và thích nghi từ nhỏ vẫn thở bình thường, khác nhau chỗ đó đó

Hồi xưa lúc bóng đá còn sơ khai, một số đội chủ nhà chỉ nhăm nhe dẫn đội khách lên sân đấu có độ cao hàng 3000 m so với mặt nước biển để đội khách không thích nghi nổi mà suy giảm phong độ, còn đội bản địa đá phây phây, nó thật ra cùng một nguyên lý đó
 
Last edited:
Cái núi to đùng nhõn vài trăm xác đã lo thành nghĩa địa
nhưng nó tập chung quanh cái lộ trình duy nhất lên đỉnh núi, anh tưởng tượng nghỉ đêm xung quanh cả đống rác, chất thải con người, xác chết thì thế nào
 
Hôm bữa xem chỗ dừng chân trên núi,má ơi rác kinh khủng thiệt,bọn này nên dọn rác thải sinh hoạt hơn là xác người.
Này là do bọn nó thôi. Thu du khách 1 đống tiền thì vệ sinh là việc của tụi nó. Chẳng qua đám CTY nó qua mặt, chính quyền ko giám sát nên thành phá hoại cảnh quan du lịch.
Kể cả vụ nghĩa địa trên everest cũng vậy, sao chính quyền nó méo bắt mua bh đi, chết thì CTY và bên bh phải tự lôi xác xuống thôi.
 
Back
Top