Chiến sĩ diệt tiểu đường

cao vãi thế nhỉ. Mẹ mình mỗi lần lên 12. là mệt mỏi khát nước lắm rồi, thím lên tận 13. mà ko thấy khác biệt gì à
Mình có search triệu chứng tiểu đường, có thấy ghi uống nước nhiều đi tiểu nhiều là tiểu đường. Mà trước giờ mình uống nước nhiều sẵn rồi cộng với cái thời tiết 37 độ reel feel 41 độ như mấy ngày này thì càng phải uống nước, mà uống nước thì phải đi tiểu chứ sao :LOL: Cho nên mình cũng không biết cái đó là do cơ địa uống nước nhiều hay tiểu đường nữa.
Ngoài ra thì các triệu chứng như tụt đường huyết, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, tê chân bì .... không thấy gì cả. Vẫn bình thường í. T nghĩ dính huyết áp chứ không bao giờ nghĩ bị tiểu đường. Cuối cùng ngược lại.
Haizzz, đoán đi đoán lại chắc do giải cứu cam miền Tây mà ra :LOL:
 
Gặp nhiều lắm bác ơi. Bệnh nhân HA cao mà không có triệu chứng không chịu uống thuốc, đến lúc bum, gặp lại thấy hôn mê do vỡ mạch máu não gây xuất huyết não.Nhiều lúc cơ thể không kịp lên tiếng trước con số. Đầy bệnh nhân ghép thận trẻ, đi khám ra huyết áp cao cũng ỷ y không điều trị đó, bum 1 cái tốn mấy tỷ bạc ghép thận
Bởi vậy mới có hội chứng sợ đi bệnh viện, cứ thấy trong người không sao thì không cần khám tầm soát mỗi năm. Mà người Việt Nam đa số khám là ra bệnh :v
 
Ở dưới quê cậu ơi, thấy ghi website phòng khám ghi profile là
Tốt nghiệp Bác sĩ Đa Khoa – Đại học Y dược TP HCM
• BS Dương Thanh Tùng có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc tại BVĐK Đồng Nai
• Chuyên khám và điều trị các bệnh lý: Nội tiết - Đái tháo đường - Tim mạch - Tăng huyết áp - Thận - Chuyển hoá - Tiêu hoá Gan mật… Tư vấn Tổng Quát. Thực hiện cấp cứu, sơ cấp cứu ban đầu,...
Với cái profile này thấy cũng uy tín và có lẽ giỏi nhất ở địa bàn huyện này rồi ấy. Mà giờ cậu bảo toa này không ổn tớ hoang mang quá.
À lúc khám bác sĩ bảo là phải chích trước đi, uống thuốc tác dụng lâu lắm mà em cần điều trị tích cực. Em chích 3 tháng xong anh xét nghiệm lại rồi chỉnh cho em xuống uống thuốc nếu đáp ứng tốt. Đấy là những gì anh ấy nói,
Hay là cứ dùng tạm toa này (2 tuần) xong đợt sau xét nghiệm gan xong đủ hồ sơ khám qua wellcare thử. Khám từ xa nhưng chọn được bác sĩ tuyến đầu như Bạch Mai, Chợ Rẫy đồ đó coi sao,
Không cần phải bác sĩ tuyến đầu đâu. Khám ở bệnh viện có chuyên khoa Nội Tiết là được. Chứ xài thuốc chích thì phải kêu cậu mua máy đo đường để chỉnh liều insulin nữa. Insulin tối nay chích là 1-2 ngày sau thấy liền đâu có cần chờ 3 tháng. Mua ngay máy bấm đường để dùng insulin 1 cách an toàn.
1 dòng khuyến cáo mức độ A của hướng dẫn điều trị tiểu đường cho người có cơ địa tăng cân.
Không ai điều trị tiểu đường ngoại trú chỉ cho độc 1 thuốc là insulin cả.
If insulin is used, combination therapy with a glucagon-like peptide 1 receptor agonist is recommended for greater efficacy, durability of treatment effect, and weight and hypoglycemia benefit. A

Khi dùng liệu pháp chích thì phải chích đám GLP-1 trước khi xài insulin, tuân thủ theo bảng này. Phải có điều chỉnh liều sau 3 ngày. Mức đường huyết mục tiêu nằm trong khoảng 140-180mg/dl
 
Last edited:
Không cần phải bác sĩ tuyến đầu đâu. Khám ở bệnh viện có chuyên khoa Nội Tiết là được. Chứ xài thuốc chích thì phải kêu cậu mua máy đo đường để chỉnh liều insulin nữa. Insulin tối nay chích là 1-2 ngày sau thấy liền đâu có cần chờ 3 tháng. Mua ngay máy bấm đường để dùng insulin 1 cách an toàn.
1 dòng khuyến cáo mức độ A của hướng dẫn điều trị tiểu đường cho người có cơ địa tăng cân.
Không ai điều trị tiểu đường ngoại trú chỉ cho độc 1 thuốc là insulin cả.
If insulin is used, combination therapy with a glucagon-like peptide 1 receptor agonist is recommended for greater efficacy, durability of treatment effect, and weight and hypoglycemia benefit. A
Ổng có cho số điện thoại, cậu nghĩ tớ đi khám chỗ khác hay nhắn tin Zalo trao đổi với ổng vấn đề này để điều chỉnh thuốc nhỉ? Kiểu bảo em có người nhà bác sĩ khuyến cáo em thế.
Cậu có thể tư vấn tớ trao đổi như nào với ông í để xin thêm thuốc được không?
 
Ổng có cho số điện thoại, cậu nghĩ tớ đi khám chỗ khác hay nhắn tin Zalo trao đổi với ổng vấn đề này để điều chỉnh thuốc nhỉ? Kiểu bảo em có người nhà bác sĩ khuyến cáo em thế.
Cậu có thể tư vấn tớ trao đổi như nào với ông í để xin thêm thuốc được không?
Mua máy thử đường huyết về trước đã rồi tính. Phải có con số mới nói chuyện được. Xài insulin không đơn giản đâu nên đừng cố chấp chi. Có thời gian thì đi khám chuyên khoa nội tiết ở bvien nào vắng vắng cũng được, nhờ tư vấn chế độ ăn các thứ rồi bonus cho bác sĩ sau cũng được.
Nếu lên SG khám thì khám phòng khám Nội Tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ở đó điều trị khá ổn.
 
cao vãi thế nhỉ. Mẹ mình mỗi lần lên 12. là mệt mỏi khát nước lắm rồi, thím lên tận 13. mà ko thấy khác biệt gì à

Mình có search triệu chứng tiểu đường, có thấy ghi uống nước nhiều đi tiểu nhiều là tiểu đường. Mà trước giờ mình uống nước nhiều sẵn rồi cộng với cái thời tiết 37 độ reel feel 41 độ như mấy ngày này thì càng phải uống nước, mà uống nước thì phải đi tiểu chứ sao :LOL: Cho nên mình cũng không biết cái đó là do cơ địa uống nước nhiều hay tiểu đường nữa.
Ngoài ra thì các triệu chứng như tụt đường huyết, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, tê chân bì .... không thấy gì cả. Vẫn bình thường í. T nghĩ dính huyết áp chứ không bao giờ nghĩ bị tiểu đường. Cuối cùng ngược lại.
Haizzz, đoán đi đoán lại chắc do giải cứu cam miền Tây mà ra :LOL:
Cái đáng sợ ở bệnh mạn tính là mức độ thích nghi của bệnh nhân, nhiều người tăng tý trên mức chẩn đoán 126mg/dl là đã có triệu chứng, nhiều người tăng rất cao 700-800 thậm chí 1000 cũng chưa có triệu chứng gì. Nhưng trên 180mg/dl là mức đường bắt đầu tàn phá các cơ quan đích (mạch máu nhỏ, thần kinh ngoại biên, thận, não, võng mạc,...) rất âm thầm và từ từ.
Tương tự ở HA có người mới 140/90mmHg đã nhức đầu chóng mặt, có người bệnh mình nhận mổ tiền căn bệnh sử không có gì, khám bình thường nhưng vô phòng mổ dù dùng thuốc êm dịu (tránh căng thẳng, ngủ nhẹ) HA trên trời 230 thậm chí 250mmHg phải hoãn mổ để điều trị huyết áp cấp cứu.
 
Gia đình mình có ba mẹ bị cao huyết áp. mình thì đang thừa cân (29t, 1m80.5, 82.5kg) nên mẹ cứ bắt đi khám huyết áp suốt (một phần là do cái máy Omron ở nhà xài sau chục năm thì bị già, đo lúc nào cũng 145 - 150).
Thế là mình lên Phòng khám ĐK gần nhà khám, đây là hệ thống PK tư nhưng bác sĩ toàn CK1 2 ĐH Y Dược TPHCM ra, mỗi sáng được chở từ SG về nên khá là yên tâm. Mình vào phòng khám nội để đo huyết áp thì được 120, bác sĩ cho đi về vì thì mình đề nghị kiểm tra chức năng gan, thận. Thế là bác cho xét nghiệm máu tổng hợp.
Kết quả ra thận mình vẫn còn tốt NHƯNG mình nhận tin xét đánh khi đọc bảng kết quả xét nghiệm là TIỂU ĐƯỜNG RẤT NẶNG.
Cụ thể chỉ số Glucose (đói - đã nhịn ăn 8 tiếng) của mình là 245mg/dl tương đương với 13.7 mmol/l. Trong khi hỏi thăm những người xung quanh bị tiểu đường thì 9 10 chấm là họ đã khóc ròng rồi.
Chỉ số HbA1c (trung bình đường huyết 3 tháng gần nhất) cũng tới 11.27% trong khi chỉ số bình thường là bé hơn 6% hoặc 7%. Cái này thì không thể chối cãi hay hy vọng đường huyết mình vô tình tăng vọt nữa rồi vì đây là trị số trung bình.
Ngoài ra các chỉ số khác cũng rất xấu:
Triglycerides: 616 (tiêu chuẩn <200), Đây là mức tăng Triglyceride máu nặng thuộc phân loại rất cao và hầu như đã bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm.
Cholesterol: 304 (tiêu chuẩn <250) - Phân loại rất cao
LDL Cholesterol: 200 (tiêu chuẩn 65 - 160) - Phân loại rất cao
ALT (GPT): 106 (tiêu chuẩn :love:8)
GGT: 85 (tiêu chuẩn 0 - 50)
Lúc đó mình xịt keo cứng ngắt, đầu óc trống rỗng. Bác sĩ hỏi mình các triệu chứng của tiểu đường nhưng thời gian qua thật sự không có gì cả. Vì men gan cao, có vấn đề nên bác hẹn 02 tuần sau lên làm xét nghiêm viên gan B & C. Thế là lật đật google thấy bảo bị viêm gan B là sống với virus cả đời. Cảm giác không gì diễn tả được.
Thế là bác lên liệu trình là tự tiêm thuốc tại nhà trong 3 tháng, kèm một số thuốc hỗ trợ gan và mỡ máu.
Mình thất thiểu đi về, cái chữ bệnh mãn tính = không trị dứt điểm được. Nó cứ ám ảnh mình suốt,
Sau khi về nhà nằm thở dài trên giường, mình cảm thấy mình không thể phó mặt như vậy dù biết đây là cơn bệnh y khoa xếp vào mãn tính. Mình nghĩ bản thân mình còn trẻ, còn may mắn hơn những người già để có thể có cơ hội làm lại. Suy nghĩ theo hướng tích cực thì ít ra thận mình vẫn còn tốt và chưa bị huyết áp.
Riêng cái hẹn xét nghiệm Viêm gan B & C của bác sĩ, tuy chưa làm nên vẫn còn hơi lo nhưng mình nghĩ bản thân chắc sẽ không bị mà nó chỉ là ảnh hưởng của mỡ máu và tiểu đường, đơn giản là trong thời gian vừa qua mình không có QHTD và trước đây nếu có đều QHTD có dùng BCS, ngoài ra cũng đã chích ngừa khi còn nhỏ.
Thở dài một cái mình nghĩ rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ lối sống của mình thời gian qua bao gồm hay ăn mì gói về đêm, ít vận động và uống nước có đường. Chính xác là khúc này, mùa cam vừa qua giá cam quá rẻ, dưới mình cam ngon chỉ từ 7 đến 10k/kg nên ba mẹ mình mua một lần 5 10kg để uống mà pha nước chua là bỏ nhiều đường. Lúc đó mình cũng thấy hơi cấn cấn rồi nhưng lại quá chủ quan. Hết mùa cam rồi đến mùa tắc với cái suy nghĩ của gia đình là bổ sung vitamin C :))
Vậy nên mình tin rằng chỉ cần giảm lượng đường, giải quyết hết đống mỡ nội tạng và mỡ trong máu mình sẽ có thể quay trở lại sống bình thường mà không bị phụ thuộc vào uống thuốc cả đời.
Kế hoạch của minh như sau:
  • Áp dụng xen kẽ chế độ nhịn ăn gián đoạn 16:8 và DAS, cả hai chế độ này đều có ưu điểm là đưa cơ thể vào cơ chế sử dụng mỡ nội tạng tích trữ trong cơ thể để sử dụng, Sẽ cố gắng hạn chế các loại tinh bột nhất có thể.
  • Tập thể dục ít nhất 2h mỗi ngày: trong đó bao gồm sáng đi bộ 3km (chia làm 3 lần, mỗi lần 1km trong 45p), tập tạ/kháng lực trong 45p, buổi chiều đi bơi 30p. Vì mình đã lâu không vận động và thừa cân nên chỉ chọn đi bộ thay vì chạy bộ, mình không muốn bị đau xương khớp hay cảm giác mệt tim khi tập ở cường độ cao làm mình nhục chí, nghỉ tập. Mục tiêu của mình là giảm cân nặng về 72kg hoặc FBP dưới 18% trước, sau đó sẽ là dưới 15%,
  • Thay đổi cách ăn uống: Nhai kĩ, ăn chậm hơn. Ăn rau trước khi ăn các món khác để giảm hấp thu lượng mỡ xấu. Bỏ da khi ăn thịt. Chấm mắm nguyên chất thay vì làm mắm chua ngọt .... Buổi tối cố gắng ăn chắc bụng và đi ngủ sớm, không thức khuya dẫn đến khó ngủ vì đói bụng rồi ăn đêm.
  • Uống nước dây thìa canh và sữa đậu nành không đường mỗi ngày.Hai loại nước này giúp giảm đường huyết, mỡ máu và bảo vệ tim mạch.
  • Thay đường ăn kiêng khi pha chế các món nước. Thật ra bản thân mình không quá thèm ngọt, mình thường uống trà đá, nước dừa nguyên chất, cà phê không đường nhưng nếu có nhu cầu mình sẽ chọn đường ăn kiêng. Ngoài ra đợt này đặt đường về mình sẽ dặn ba mẹ và em gái mình sử dụng khi họ muốn pha nước uống.
  • Hạn chế các loại thực phẩm xấu như mì gói, nước ngọt... Tuy nhiên mình sẽ không để bản thân rơi vào stress, mỗi 7 ngày mình sẽ cho phép bản thân được 1 lần (1 lần nhé, chứ không phải 1 ngày, hii) được sử dụng một món khoái khẩu nhưng lại xấu cho sức khoẻ như mì gói,cháo lòng, bánh xèo, trà sữa, kem ...
Mình tin rằng nếu bản thân nghiêm túc chấp hành kế hoạch đề ra bản thân sẽ đạt được mục tiêu trở về chỉ số bình thường mà không cần phải dùng thuốc dù đây là bệnh mãn tính. Mình cũng tin rằng khi mỡ nội tạng được đốt hết thì các bệnh rối loạn chuyển hoá cũng sẽ mất đi.
Mình có thể thành công nhưng mình cũng có thể sẽ thất bại nhưng mình vào các group FB thấy một số người chỉ số cũng tương đương và giờ đã bình ổn dù không dùng thuốc. You can do it, I can do it. Mình sẽ nghiêm túc với hành trình này và cập nhật các thông số thay đổi vào đây.
P/s: Ai có kinh nghiệm với cái bệnh quái quỷ này thì chia sẻ cho mình với nhé. Chia sẻ tích cực nha chứ tâm trạng tui đang lên xuống như giá vàng vậy đó, haizz.
16 : 8 rất tốt nhé, nó giúp mình giảm cân tốt hơn rất nhiều so với gym gủng + đi bộ nhanh trước đó cộng lại, hơi đói chút nhưng sức khoẻ tốt hơn hẳn
dạo này đớp hơi nhiều junk food nên lên cân lại chứ chỉ sử dụng cf đen không đường lượng carbonhydrate nạp chủ yếu là cơm, mình ăn ít cơm hơn, 1 chén cho 1 bữa :boss:
 
  • Tập thể dục ít nhất 2h mỗi ngày: trong đó bao gồm sáng đi bộ 3km (chia làm 3 lần, mỗi lần 1km trong 45p), tập tạ/kháng lực trong 45p, buổi chiều đi bơi 30p. Vì mình đã lâu không vận động và thừa cân nên chỉ chọn đi bộ thay vì chạy bộ, mình không muốn bị đau xương khớp hay cảm giác mệt tim khi tập ở cường độ cao làm mình nhục chí, nghỉ tập. Mục tiêu của mình là giảm cân nặng về 72kg hoặc FBP dưới 18% trước, sau đó sẽ là dưới 15%,
Mình thấy tập 2h mỗi ngày hơi khó : |
 
Mình thấy tập 2h mỗi ngày hơi khó : |
Mình đang ăn hàng ở không. Đang tính đi làm lại mà ra bệnh nên thôi diệt mỡ trước đi làm sau 😭 Với 2h nói vậy thôi chứ còn khoản nghỉ giữa các set nữa nên chắc kham nổi á.
 
Mình đang ăn hàng ở không. Đang tính đi làm lại mà ra bệnh nên thôi diệt mỡ trước đi làm sau 😭 Với 2h nói vậy thôi chứ còn khoản nghỉ giữa các set nữa nên chắc kham nổi á.
Lên youtube tham khảo tập theo phương pháp MAF ấy, đưa nhịp tim vào zone 2. Mức 1km 45 phút là quá chậm. Tốc độ đi bộ của người bình thường đã 4km/h là rất chậm rồi.
 
Có cái đơn giản bị tiểu đường là do cơ thể cần insulin phân giải đường

Đường từ đâu ra, từ ăn chứ sao

V chỉ cần bỏ ăn đường -> ko cần insulin -> ko cần phải lo lắng nữa.

V nếu ko ăn đường cơ thể lấy năng lượng từ đâu -> có thể tăng ăn protein với fat lên, :embarrassed:

Căn bản là do chúng ta bị dạy phụ thuộc với thuốc quá chứ hiểu đơn giản ko đường, ko insulin, ko tiểu đường thôi

Còn anh nào kêu ko có đường ko sống được thì tôi chấp nhịn ăn toàn thể loại tinh bột mấy tháng cho mấy anh xem n (xem thử chế độ keto):doubt:
 
Lên youtube tham khảo tập theo phương pháp MAF ấy, đưa nhịp tim vào zone 2. Mức 1km 45 phút là quá chậm. Tốc độ đi bộ của người bình thường đã 4km/h là rất chậm rồi.
Đâu có, mình thường đi hết 1km trong vòng 10 tới 12p á. Tương đương tốc độ 5 - 6km/h. Chứ ai lại đi 1km/45p. Thua ông già nữa 👴👴👴
Bình thường t chạy tốc 9 10km/h được nhưng mà thích đi tốc 6km/h hơn. Tại chạy một tí bị mệt k chạy nhiều dc còn đi bộ dc tổng quãng đường lâu hơn á.
 
Tăng cân mới khó, giảm cân dễ bỏ mẹ. Nhịn ăn giáng đoạn 16:8 1 tháng xuống vài kí là ít. Đợt nọ mê tập gym ham cắt mỡ cũng tập tành 16:8, được 1 tuần xuống 1,5kg sợ vl.
 
Có cái đơn giản bị tiểu đường là do cơ thể cần insulin phân giải đường

Đường từ đâu ra, từ ăn chứ sao

V chỉ cần bỏ ăn đường -> ko cần insulin -> ko cần phải lo lắng nữa.

V nếu ko ăn đường cơ thể lấy năng lượng từ đâu -> có thể tăng ăn protein với fat lên, :embarrassed:

Căn bản là do chúng ta bị dạy phụ thuộc với thuốc quá chứ hiểu đơn giản ko đường, ko insulin, ko tiểu đường thôi

Còn anh nào kêu ko có đường ko sống được thì tôi chấp nhịn ăn toàn thể loại tinh bột mấy tháng cho mấy anh xem n (xem thử chế độ keto):doubt:
Keto diet thời gian nghiên cứu chưa đủ dài. Chưa kể cơ chế sử dụng năng lượng của cơ thể người vẫn chủ yếu dùng phản ứng hiếu khí (O2 + đường), đến bước đốt mỡ là chuyển hoá yếm khí rồi, sản phẩm chuyển hoá của béo và đạm không tốt cho thận. Khuyến cáo là không nên ăn đạm quá 3gr/kg cân nặng.
Anh không ăn đường thì vẫn còn insulin nền nhé, insulin không chỉ dùng vào mỗi chuyển hoá đường thành glycogen đâu, còn tham gia vào nhiều quá trình khác.
Đầy người ăn đường có bị tiểu đường đâu.
 
Tăng cân mới khó, giảm cân dễ bỏ mẹ. Nhịn ăn giáng đoạn 16:8 1 tháng xuống vài kí là ít. Đợt nọ mê tập gym ham cắt mỡ cũng tập tành 16:8, được 1 tuần xuống 1,5kg sợ vl.
Tuỳ chuyển hoá cơ thể nữa. Có người ăn chế độ thâm hụt calo nghiêm ngặt luôn mà xuống rất chậm (có giám sát đàng hoàng nhé). Có người tăng cân rất dễ. Mỗi cá nhân là 1 cá thể không ai giống ai
 
Mình có search triệu chứng tiểu đường, có thấy ghi uống nước nhiều đi tiểu nhiều là tiểu đường. Mà trước giờ mình uống nước nhiều sẵn rồi ...
Tôi cũng từng nghĩ như thím khi thấy mình uống nước nhiều hơn đồng nghiệp. Sau đó tôi suy nghĩ lại, có khả năng lúc đó tôi đã bị tăng đường huyết rồi. :shame:
Dạo này tôi giảm muối trong khẩu phần ăn, thấy cũng có chút hiệu quả nên chia sẻ với thím. :byebye:
 
Keto diet thời gian nghiên cứu chưa đủ dài. Chưa kể cơ chế sử dụng năng lượng của cơ thể người vẫn chủ yếu dùng phản ứng hiếu khí (O2 + đường), đến bước đốt mỡ là chuyển hoá yếm khí rồi, sản phẩm chuyển hoá của béo và đạm không tốt cho thận. Khuyến cáo là không nên ăn đạm quá 3gr/kg cân nặng.
Anh không ăn đường thì vẫn còn insulin nền nhé, insulin không chỉ dùng vào mỗi chuyển hoá đường thành glycogen đâu, còn tham gia vào nhiều quá trình khác.
Đầy người ăn đường có bị tiểu đường đâu.
Quan trọng là insulin hình thành do kháng insulin do ăn đường theo thời gian dài nồng độ insulin bị nhờn đi.

Đầy người ăn đường không bị tiểu đường nếu lượng đường đó chưa cao đến mức làm nhờn insulin, nhưng trường hợp bác thớt là đang bt bị tiểu đường thì tốt nhất nên cắt đường để cơ thể tự điều chỉnh lại insulin. :doubt:

Keto là tập trung ăn mỡ, lượng đạm giữ nguyên,

sản phẩm chuyển hoá của béo và đạm không tốt cho thận
Chuyển hóa béo là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể con người, cơ thể dự trữ mỡ để đốt cho những lúc không còn nạp năng lượng từ đường. Tôi đảo bảo cái không tốt cho thận đó nó chả đén mức tệ hại như tác hại của đường đâu :nosebleed:.Đường mới là thứ tồi tệ nhất trên thế gian này
 
Back
Top