Chính phủ Trung Quốc sở hữu cổ phần tại 12 công ty con của Alibaba

GloryJack

Senior Member

Thông tin được Alibaba công bố theo yêu cầu từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.​


Theo Bloomberg, tập đoàn Alibaba Group Holding mới đây công bố nhiều thông tin hơn về mạng lưới cổ phần của chính phủ Trung Quốc trong các đơn vị kinh doanh của mình, sau cuộc điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).

Alibaba tiết lộ cổ phần nhà nước sở hữu tại hơn 12 đơn vị kinh doanh. (Ảnh minh họa)

Alibaba tiết lộ cổ phần nhà nước sở hữu tại hơn 12 đơn vị kinh doanh. (Ảnh minh họa)

Trong hồ sơ gửi đến Mỹ và Hong Kong cuối tuần qua, Alibaba cho biết, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoặc các quỹ tài sản có chủ quyền nước ngoài sở hữu một phần 12 đơn vị kinh doanh của tập đoàn này. Trong thông báo, công ty nói thêm, việc tiết lộ thông tin nhằm “phản hồi một số nhận xét nhất định từ SEC” và bổ sung thêm hồ sơ trước đó của họ từ tháng 7/2023.

Việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát các công ty công nghệ của mình những năm gần đây làm gia tăng mối lo ngại của các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có cổ phần trong 6 doanh nghiệp bán hàng trực tiếp của Alibaba, đóng góp chưa đến 6% tổng doanh thu trong năm tài chính tính đến tháng 3/2023. Năm trong số đó có tỷ lệ sở hữu dưới 10% và số còn lại dưới 30%, theo hồ sơ.

Ngoài ra, Alibaba cũng cho biết các công ty nhà nước đã nắm quyền sở hữu một số đơn vị kinh doanh của tập đoàn trong lĩnh vực thể thao, y tế, hậu cần và dịch vụ tiêu dùng địa phương. Công ty cũng công bố số cổ phần nhỏ ở một số đơn vị của các quỹ tài sản có chủ quyền từ Singapore, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar.

Alibaba không nêu tên các thực thể cụ thể trong hồ sơ của mình. Cơ cấu của tập đoàn rất phức tạp và đang trải qua một quá trình cải tổ khi xem xét tách một số ngành kinh doanh đình đám thành các công ty độc lập.

Hồ sơ mới nhất bổ sung thông tin làm rõ cái gọi là “cổ phiếu vàng”, hay cổ phần danh nghĩa - thường là 1% – mà các cơ quan chính phủ Trung Quốc mua vào năm ngoái từ các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc (bao gồm Alibaba và Tencent Holdings). Về mặt lý thuyết, cơ cấu cổ phần này cho phép chính phủ đề cử giám đốc hoặc tác động đến các quyết định quan trọng của công ty, một động thái được coi là trao cho Bắc Kinh một đòn bẩy khác để gây ảnh hưởng đến những người tham gia "đấu trường internet".

 
Back
Top