kiến thức [Chơi] Cue sports - billiards, snooker, carom :D

Zkrazymanz

Senior Member
Chẳng dài dòng làm gì, cue sport là kiểu tên gọi chung của mấy môn thể thao dùng gậy - cơ khi chơi. Mà chúng ta thường quen mồm gọi kiểu việt là bi-a, với miền bắc và bi-da với miền nam. Dĩ nhiên là môn này chơi trên bàn, có lỗ hoặc không có lỗ. Ngoài bắc phổ biến chơi kiểu có lỗ, còn trong nam thì phổ biến kiểu chơi trên bàn không có lỗ - carom. Có thể các thím biết rồi hoặc chưa biết, cue sport không chỉ gồm có 2 môn bi-a kia mà chia ra cả đống tùm lum khác có thể liệt kê sơ sơ ra thế này
+ Thể loại có lỗ, chia ra làm 2 nhánh chính dựa theo size bàn là pool và snooker
+ Còn thể loại không lỗ chỉ gồm có carom, hoặc môn gì nữa mà mình cóc biết :rolleyes:
Mình liệt kê 1 số môn có lỗ như này :
+ American 8 balls
+ American 9 balls
+ American 10 balls
+ American straight pool
+ Chinese 8 balls
+ English 8 balls
+ English billiards
+ Snooker (nghiện trò này)
+ Russian billiards
+ Việt Nam poker pool - kiểu này là đặc trưng riêng của VN mình, ngày trước cấp 3 với năm 1-2 đại học toàn đánh trò này ăn tiền :shame:
Đấy là mấy môn mình biết, có môn chơi rồi có môn chưa chơi :D
Còn các môn không lỗ - carom thì chắc là ít hơn :
+ Carom 1 băng
+ Carom 3 băng
+ Carom 4 bi
Mình rất ít chơi bida carom, nên không đưa ra bình luận gì về môn này.
Điểm chung của cue sport tức là đã chơi thì phải dùng cơ, và dùng cơ đánh viên bi cái - bi chủ vào bi mục tiêu, sao cho bi mục tiêu đi theo hướng mình muốn. Luật lệ thì mỗi kiểu chơi đều có luật lệ riêng, nhueng cũng có vài điểm chung như này :
- Không dùng phần đuôi gậy để đánh bóng
- Khi đánh, chân luôn luôn phải chạm đất
- Nếu bi cái, hay bi mục tiêu bay ra khỏi bàn thì đều là phạm luật
Còn luật riêng của từng môn thì mình sẽ liệt kê ở mấy post sau :D Nhân dịp sắp được đi đặt con cơ xịn nên ngứa tay viết tí :p

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
American pool
Không cần nói nhiều, bộ môn thuộc có thể cho là phổ biến nhất trên thế giới của cue sport. Cứ vào 1 club nào về billiards ở bất cứ chỗ nào cũng có thể dễ dàng tìm được 1 vài bàn đang chơi theo kiểu american pool. American pool chia thành các nhánh thế này
+ 9 balls pool
+ 8 balls pool
+ 10 balls pool
+ Straight pool
Pool 9 bóng và pool 10 bóng có cách chơi và luật giống hệt nhau. Chỉ khác là pool 9 bóng chấp nhận việc cơ thủ ăn rùa, còn pool 10 bóng thì không - bắn bi nào thì chỉ lỗ bi đó. Vd ăn 1 lỗ góc bên trái thì phải báo lỗ đó, thường thì ở các giải chuyên nghiệp người ta sẽ chấp nhận việc cơ thủ bắn những bóng đơn giản mà không cần phải chỉ lỗ, nhưng với những cơ A băng, hoặc cân băng thì bắt buộc phải báo bi và lỗ ăn, nếu ko thì tính là lỗi :D
Pool 8 bóng thì chia ra 2 bên, 1 bên bắn từ 1-> 7 + 8, còn 1 bên sẽ bắn từ 9 -> 15 + 8. Bi số 8 là bi chung, và ăn sau cùng. Ai ăn hết bi riêng trước thì bắn bi 8, ăn 8 trước thì tính là lỗi :D khá đơn giản cho luật cơ bản
Straight pool : kiểu chơi này ít phổ biến hơn mấy kiểu chơi bên trên, có thể giải thích đơn giản như này, khi ván đấu bắt đầu với cơ đề pa đầu tiên, 15 bóng sẽ được xếp hoàn toàn ngẫu nhiên, chỉ trừ bi số 1 và bi số 5 xếp ở 2 vị trí ngoài cùng dưới đáy - thực tế là 2 bi qué nào cũng được hết ấy. Cứ 1 bóng mục tiêu được bắn xuống lỗ, thì cơ thủ được tính 1 điểm, khi cơ thủ ăn hết 14 bi mục tiêu, trên bàn sẽ còn lại 1 bi cái và 1 bi mục tiêu cuối cùng. Lúc này sẽ xếp lại 14 bóng kia lên vị trí phá, và để trống góc phải dưới cùng không xếp 1 bi, là bi mục tiêu cuối cùng kia. Ván đấu thứ 2 sẽ được tiếp tục với việc cơ thủ ăn bi thứ 14 của ván đầu tiêos tục cơ của mình bằng cách ăn bi mục tiêu cuối cùng còn sót lại. Và trận đấu cứ thêa mà tiếp tục cho đến khi 1 trong 2 cơ thủ đạt dc số điểm cần thiết. Vd yêu cầu 1 trận là 100d, thì ai ăn được 100 điểm trước thì là người thắng. Đơn giản vậy thôi :D straight pool đề cao tính chiến thuật khi mà bi cuối cùng của ván trước cũng là bi mở của ván sau. Nên cơ thủ cần chọn bi nào để bỏ lại ăn sau cùng :D
Theo cảm nhận cá nhân của mình thì 9 balls là kiểu chơi khá là không công bằng, kiểu 1 ông cong ass bắn hết 8 bóng rồi bi cuối lỏng tay, hụt ăn, ông kia là làm nốt, chán òm. 10 balls thì ổn hơn chút, tránh được tình trạng ăn rùa, cơ mà con cuối vẫn giống 9 balls. 8 balls thì tính chiến thuật khá hơn, khi mà vẫn còn nhiều cách để giấu bi, chạy bi được, và bi ai ông đó ăn, tránh cái kiểu ông ăn nhiều đấy, cơ nà tôi ăn con cuối là đủ. Straight pool là kiểu chơi khó với những người chưa có nhiều kiến thức về điều cơ và những kiểu bắn từ nâng cao đến khó nên chưa phổ biến nhiều lắm. Ai muốn tập chơi có thể search những clip của effren reyes để xem thử. Chỉ nên xem để hiểu cách chơi thôi chứ đừng học theo lối chơi của ông ý, chơi kiểu của Reyes thì phải tập carom trước đã :LOL:)
À kích thước bóng của american pool sẽ là 2+ 1/4 inch đường kính nhé các thím :D hãng sản xuất bóng thì dĩ nhiên vẫn là aramith rồi :D
Có 1 thứ trên bàn american pool mà mình rất rất không thích đó là cái kiểu : bi X hết moẹ đường để bắn thẳng vào lỗ rồi, nhưng nếu bắn cho bi X va vào băng theo 1 góc mở rất rộng, thì bi X vẫn vào lỗ như bình thường, chán vãi cả lồng luôn -,- độ chính xác yêu cầu chả cao chỉ cả =.=
P.s giờ mới nhớ ra : cơ của american pool cũng giống như hầu tất các loại cơ khác, độ dài phổ biến sẽ dao động trong khoảng từ 145cm -> 154 cm, còn khối lượng vào khoảng 550grams. Dĩ nhiên đấy là cơ phổ thông, sản xuất số lượng lớn, còn với những cơ thủ chuyên nghiệp thì họ có yêu cầu riêng về khối lượng, độ dài, trọng tâm của cơ luôn =,=
P.s 2 : quên nữa == cơ của pool hầu hết đều là cơ 2 khúc, và chia ra đủ các thể loại luôn, từ cơ phá, cơ để bắn jump shot, cơ bắn thường, cơ bắn masse các kiểu các kiểu. Nhìn mấy ông đi bắn giải hoặc bắn độ xách theo cái túi cơ mà oải ==
Thêm cái nữa là đầu tips của cơ pool sẽ có đường kính trải từ 11mm -> 13 mm nhé các thím :D

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Last edited:
English 8 balls pool
Trước hết nói về size bàn, bàn english pool bé hơn 1 tẹo so với bàn american pool. Bàn american pool có 2 size chính là
+ 235cm x 136cm
+ 259cm x 150cm
Còn bàn english thì size chỉ là
+ 190cm x 112 cm
+ 213cm x 121 cm
Size của bóng dùng trong english pool cũng nhỏ hơn thì phải, american sẽ là 2 1/4 inchs còn english sẽ tròn luôn là 2 inch thì phải. Thêm nữa, english pool sẽ chia bi của 2 cơ thủ thành 2 màu riền biệt là đỏ và vàng, khỏi đánh số làm mợ gì cho mệt. Bi ăn chung đôi khi là bi màu đen, hoặc được đánh số 8, éo hiểu vì sao luôn :oops:
Cơ của english pool được làm gần giống với cơ của snooker, dài từ 147 -> 155 cm, và nặng khoảng 5xx grams, đầu tips dao động từ 7.5 -> 10mm.
Có 1 cái mình khá thích ở english pool là nó đếch cho phép cơ thủ bắn jump shot. Tức là nếu bị chạy đạn mù đường, thì chỉ có thể A băng, hoặc bắn masse hoặc swerve, còn chủ động bắn jump shot là lỗi. Chủ động jump shot tức là bắn cho bi cái bay qua 1 bi rồi mới chạm vào 1 bi khác, còn nếu bi cái chạm vào 1 bi, rồi bi cái nảy lên, bay qua 1 bi, rồi chạm vào bi khác thì vẫn ok nhé :)
À còn 1 điểm khác rất dễ nhận ra là vải trải bàn, vải trải bàn của american pool là dùng vải cotton, khi đưa tay vuốt lên bàn có thể dễ dàng sờ thấy thớ vải, vải trải này khá mỏng, làm cho bi lăn trên bàn american pool có vận tốc nhanh hơn. Còn vải trải bàn của english pool thì dùng vài nỉ hay nhung gì ấy, lớp này dày hơn, sờ lên thấy êm và mịn hơn so với vải trải bên american. Điều này làm cho bi trên bàn english lăn có vẻ chậm và lì hơn so với bên kia :D

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Last edited:
Chinese 8 balls pool
1 kiểu lai tạp giữa american 8 balls pool và snooker. Khi mà mọi thứ từ luật, size bóng, size bàn là của american pool, còn vải phủ mặt bàn, kiểu lỗ - rọ bóng, và cơ lại có sự học tập của snooker.
Không có gì để nói nhiều về môn này khi không có gì nổi bật hoàn toàn lên cả

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Last edited:
Russian pool
Cái bộ môn chơi khó zl, để liệt kê 1 số đặc điểm của môn này - môn mà mình chưa có cơ hội chơi thử, nhưng chỉ cần xem trên clip cũng thấy độ khó là cao rồi -_-
- size bàn : range của size bàn khá rộng, từ nhỏ tẹo 198 x 99cm đến to đùng như bàn snooker 355 x 178cm đều có hết.
- size bóng : to và nặng hơn american pool, trong khi size bóng của american pool là 2 1/4 inch thì size bóng của vodka pool tận 2 3/4 inch luôn, dĩ nhiên bóng to sẽ chơi với bàn size to, bàn size bé sẽ có bộ bé hơn
- kích thước lỗ : bé tẹo, chỉ to hơn quả bóng tí xíu, tức là chỉ to hơn 3mm so với đường kính của quả bóng sử dụng trong bàn đấy. Khó zkl luôn :censored:
- vải trải bàn : mỏng hơn so với american pool và snooker, dẫn đến việc bi lăn trên bàn rất nhanh, khó kiểm soát lực hơn
- kích thước đầu tips : dĩ nhiên, bóng to như thế không thể dùng được các loại đầu tips nhỏ, vì thế kích thước đầu tips trong vodka pool khá to, trải trong range từ 12 -> 15 mm
- trọng lượng cơ : do có đầu tips to hơn và kích thước bóng lớn, nên trọng lượng cơ của vodka pool cũng nặng hơn so với các loại cơ khác
Luật cơ bản : trên bàn sử dụng 16 bóng, gồm 15 bóng mục tiêu và 1 bóng làm cái. Cơ mà khác với các thể loại khác, bi mục tiêu của vodka pool màu trắng, còn bi chủ lại là màu đỏ hoặc vàng. Cơ thủ ghi điểm bằng cách dùng bi cái đánh bi mục tiêu xuống lỗ, hoặc tự tử - đánh bi cái chạm vào bi mục tiêu sau đó bi cái lao xuống lỗ. Mỗi 1 lần như thế cơ thủ được 1 điểm và chia ra 2 trường hợp :
+ Dùng bi cái đánh bi mục tiêu xuống lỗ : bi cái giữ nguyên vị trí, cơ thủ tiếp tục cơ bắn của mình
+ Tự tử - đánh bi cái chạm bi mục tiêu còn bi cái lao xuống lỗ : cơ tiếp theo vẫn là của cơ thủ đó, trọng tài trao lại bi cái cho cơ thủ, cơ thủ được quyền đặt bi cái ở bất cứ vị trí nào phía sau vạch phá bóng, và cơ thủ yêu cầu trọng tài bỏ 1 bi mục tiêu trên bàn xuống lỗ. Sau đấy thì cơ bắn mới tiếp tục :LOL:
Vì có 15 bi mục tiêu nên 1 ván sẽ kết thúc khi có 1 cơ thủ ăn được 8 điểm trước. Có 4 kiểu chơi chính
+ free pyramid : bi cái đem đề pa là màu trắng, sau cú phá, bi nào là bi cái cũng được, tiện đâu bắn đó - khá phù hợp cho dân mới chơi
+ Dynamic pyramid : chỉ có 1 bi có thể là bi cái, sau khi bắn cơ tự tử, cơ thủ có quyền đặt bi cái ở bất cứ chỗ nào trên bàn, nhưng cơ bắn tiếp theo không được tự tử, mà phải bắn 1 bi mục tiêu khác xuống lỗ. Nếu cố tình tự tử thì tính là lỗi
+ Combined pyramid : là 1 phiên bản khó hơn của dynamic pyramid, khi mà tự tử xong thì chỉ được đặt bi cái ở sau vạch phá bóng, và chỉ được bắn xuôi theo chiều phá bóng lúc đầu, chứ không được bắn ngược lại
+ Classical pyramid : giống kiểu bắn điểm của bi-a việt mình hay chơi. Tức là bắn bi nào xuống lỗ, thì sẽ được bằng ấy điểm, trừ bi số 1 được tính là 11 điểm và bi cuối cùng còn lại trên bàn sẽ được tính là 10 điểm - bất kể nó là bi được đánh số 2 hay được đánh số 15. Mấy anh vodka chơi dị zl :oops:

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Last edited:
Snooker
Đây là môn chơi mình đang theo đuổi, khá là cuốn. Vài điều sơ sài
  • Size bàn : có lẽ khá nhiều người sẽ bị ngợp khi lần đầu tiên chuyển từ pool sang snooker, khi mà size bàn của snooker to hơn rất nhiều so với bàn pool, vào khoảng 357x177cm so với 284x142cm.
  • Số lượng bóng : luôn luôn gồm 1 bi cái màu trắng, cùng với 6 bi màu khác : vàng, lục, nâu, xanh lam, hồng và đen. Số lượng bi đỏ trên bàn có thể tùy biến theo từng biến thể gồm 6 bóng đỏ, 10 bóng đỏ (ít gặp) và full 15 bóng đỏ.
+ Size bóng : nhỏ hơn 1 chút so với pool, vào khoảng 2 1/16 inches so với 2 1/4 inches của pool. 2 thứ kích cỡ : kích cỡ của bóng và bàn là thứ làm cho người chơi mới chuyển từ pool sang snooker cảm thấy rất ngợp :D
+ Cue : thường dài từ 140-150cm, nhưng chiều dài thường gặp nhất sẽ là 147 - 148cm. Đầu tips dao động từ 9-10 mm. Phổ biến nhất là 9.5 mm. Mình đang đặt 1 cây tips size 9.2 mm :D
Luật cơ bản :
+ Ghi điểm : bắt đầu 1 cơ bắn bằng việc ăn 1 bi đỏ trước, sau khi ăn bi đỏ, cơ thủ tiếp tục cơ bằng việc ăn 1 bi màu khác màu đỏ ( vàng, luc,.....) Bi màu khác sau khi ăn, sẽ được đặt lại đúng vị trí của nó, hoặc ở vị trí cao nhất trên bàn và gần với vị trí của bi màu đen nhất có thể. Vị trí cao nhất trên bàn sẽ tính từ băng ngang gần bi màu đen nhé. Sau khi bi màu được đặt vào vị trí hộ lý, cơ thủ sẽ tiếp tục cơ bằng việc lặp lại quá trình đỏ - màu - đỏ cho đến lúc hết số lượng bi đỏ trên bàn. Khi trên bàn chỉ còn 1 bi đỏ cuối, ăn xong bi đỏ đó, vẫn ăn tiếp 1 bi màu khác, bi màu khác sẽ lại dc đặt về vị trí cũ - hợp lý. Và cơ thủ sẽ tiếp tục cơ bắn theo thứ tự các bi màu như sau vàng -> lục -> nâu -> lam -> hồng -> đen. Số điểm cho mỗi loại bi như sau : đỏ - 1, vàng 2, lục 3, nâu 4, lam 5, hồng 6, đen 7. Số điểm tối đa mà 1 cơ thủ có thể tự ghi được cho mình trong 1 cơ bắn là 147 - maximum break. Còn điểm số tối đa trong 1 ván đấu thì không nói trước được, vì luật snooker quy định là ván đấu chỉ kết thúc khi có 1 cơ thủ đồng ý thua, tức là nếu bên kia ăn được đến 90d, mà bên này vẫn ếu chịu thua, cứ chai mặt ra đánh chạy đạn thì bên kia vẫn phải bắn tiếp cho đến lúc hết bi - hoặc bên kia chịu thua thì thôi. Điển hình gần nhất của vụ này là frame 33 của trận bán kết world snooker champ năm nay giữa Kyren Wilson vs Anthony Mcgill, kết thúc với tỉ số 103 - 83 nghiêng về Kyren =]]]
+ Lỗi - phạt : ngoài 1 số lỗi chung của cue sport thì snooker còn có 1 số điểm khác như này :
- Đánh cóc bi - nhảy bi chủ động : tức là không có kiểu bắn sút tê như bên pool, nếu bị chạy đạn - mù, thì bắt buộc phải a băng, hoặc swerve - masse
- Không cần phải chạm băng : khỏi cần chạm băng trong mỗi cơ bắn, điều này đôi khi làm ván đấu dài lê thê khi mà 2 cơ thủ thi nhau gí bi -_-
- Nếu trong cơ bắn của mình, cơ thủ có thể bắn bi cái chạm trực tiếp vào bi mục tiêu, mà lại bắn trượt liên tiếp 3 lần, sẽ bị xử thua luôn ván đấu đó, cái này gọi là 3 missed rule
- Khi cơ thủ bắn 1 cơ chạy đạn, làm đối phương bị đui - mù (không thể đưa bi cái chạm trực tiếp vào bi mục tiêu), mà cơ thủ kia không bắn được bi cái chạm bi mục tiêu cần thiết. Cơ thủ có quyền yêu cầu trọng tài đặt bi cái, và các bi khác trên bàn trở lại vị trí cũ để cơ thủ kia bắn lại cho được thì thôi. Khá là khó chịu phải ko :D
- Trong trường hợp trên, nếu cơ thủ bắn lỗi, dẫn đến việc cơ thủ còn lại không thể đưa bi cái chạm trực tiếp vào bi mục tiêu, sẽ có free - ball do trọng tài gọi ra. Tức là cơ thủ được quyền bắn 1 bi màu bất kì xuống lỗ dưới tư cách bi đỏ - bi này sau đó được đặt trở lại vị trí hộ lý - hoặc vị trí cũ của nó. Sau đó bắn tiếp như 1 cơ bình thường : bi màu khác lúc nãy vừa bị bắn xuống -> 1 bi màu khác nữa -> bi đỏ -> bi màu :D
- trường hợp bi cái bị bay ra ngoài bàn, hoặc rơi xuống lỗ : sẽ được đặt lại trong vòng cung phá bóng bởi cơ thủ còn lại. Và là đặt theo cái đường vẽ đó, chứ không phải ở đâu cũng được trong cái khi đó :D
- cách tính điểm lỗi :
+ Lỗi nhỏ nhất là 4 điểm : bi cái ko trúng bi mục tiêu màu đỏ, bi cái rơi xuống lỗ - bay ra ngoài bàn khi bắn bi màu đỏ
+ Lỗi nhiều nhất 7 điểm : bi cái bắn ko trúng bi màu đen, bi cái rơi xuống lô - bay ra ngoài bàn khi bắn bi màu đen.
Điểm lỗi sẽ được cộng cho bên đối phương :D
Luật snooker còn dài và nhiều, thậm chi cơ thủ chuyên nghiệp cũng chưa chắc đã thuộc hết. Nếu sai, mong các thím thông cảm nghen :D

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Last edited:
Carom khó hơn nhé thím. Em ko đánh giá cao pool 9 bi lắm, kiểu bắn mỏi tay 8 bi nhưng toạch bi cuối là thua ấy +_-

Sent from Sony J9110 using vozFApp
Trong đây không ai mê môn này nhỉ, vắng tanh, e thì trước mê pool, sau đổi qua carom, thỉnh thoảng mới pool 9 cho đỡ quên :byebye:
 
Trong đây không ai mê môn này nhỉ, vắng tanh, e thì trước mê pool, sau đổi qua carom, thỉnh thoảng mới pool 9 cho đỡ quên :byebye:
Em hồi mới tập chơi là chơi kiểu bắn phỏm ấy thím, mỗi mạng 5-7 lá, ai ăn hết trước là thắng, xong đếm lá tính tiền :) xong về sau chuyển thẳng sang snooker
Đang tập carom mà khó quá, không biết áp phê thế nào, kéo thì lúc được lúc ko, trô cũng vậy.:big_smile:
Tập carom thì em khuyên thím tự mua 1 viên bi cái để tập, mua viên bi có chia thành nhiều vòng tròn ấy, thì tập áp phê - trô - cu lê đều dễ :D như viên này này
R0dslFf.jpg


Sent from Sony xperia 1 using vozFApp
 
Nay nằm ko 1 chỗ chán quá, sắp đến giải world snooker champ rồi, viết vài dòng linh tinh về đầu tips ( đầu cơ) và cục lơ vậy.
Trước tiên là về đầu tips, đầu tips sẽ được chia làm mấy loại sau : hard - medium - soft - super soft. Tức là cứng - trung bình - mềm vừa phải - cực mềm. Tại sao lại chia ra làm những mức độ như vậy, thì là tùy vào đặc thù của việc sử dụng theo từng mục đích riêng như sau :
  • Cứng - hard : thường dùng làm cơ đề pa, cơ nhảy trong pool, dùng làm đầu tips cho các loại gậy trong phần lớn các club về bi-a. Đặc điểm của loại tips này thì vì khá cứng, nên tiếp điểm của đầu tips với bi cái sẽ nhỏ, thòi gian tiếp xúc là ngắn. Nên gần như ngắm vào đâu thì bắn vào đó, độ chính xác là cao. Nhưng vì tiếp điểm và thời gian tiếp xúc là nhỏ, nên nếu cần bắn những cú bắn có độ xoáy cao như top spin - cu lê, screw back - trô, masse - swerve sẽ không đem lại hiệu quả cao. Thích hợp dùng cho người chơi mới
  • Medium : loại này thường dùng làm đầu tips cho các cơ thủ môn pool. Nó vừa có 1 phần độ chính xác của loại đầu tips cứng, nhưng đồng thời mềm hơn 1 chút, nên nếu cần bắn những cú yêu cầu độ xoáy cao thì cũng đem lại hiệu quả nhất định. Thời gian bị mài mòn khá lâu, nếu chơi đều đặn 1 ngày khoảng 3-4h thì khoảng 4-5 tháng mới cần thay. Phù hợp cho người chơi không yêu cầu kĩ thuật cao, túi tiền ở mức trung bình
  • Soft : loại đầu tips này thường được dùng bởi các cơ thủ bên snooker, khi mà đa số các cú bắn đều dùng lực bắn ở thang điểm từ 3-> 7/10. Ở lực bắn vừa phải, loại tips này vừa đảm bảo được độ chính xác, vừa có thể đem lại hiệu quả tốt ở những cú yêu cầu độ xoáy cao. Thời gian thay tips sẽ vào khoảng 2-3 tháng, phù hợp với người chơi có túi tiền kha khá
+Super - soft : siêu mềm, độ chính xác của những cú bắn dùng nhiều lực sẽ không cao, bù lại, độ xoáy mà loại tips này tạo ra lại là cao nhất. Phù hợp với người chơi đang cần tập những cú như screw back - top spin - masse. Nhưng ko nên đem đi thi đấu hay oánh độ vì độ chính xác cực tệ hại -_- đã thế lại cực nhanh mòn
Mình đang dùng loại Deer cue tips, soft :D
Nếu đã nói đến đầu tips, thì phải nói nốt về cục lơ. Lựa chọn cho bản thân 1 cục lơ xịn là cực cần thiết. 1 cục lơ tốt là cục lơ cùng lúc đáp ứng được 2 yêu cầu sau : độ mịn và khả năng bám dính lên đầu tips. Càng mịn thì đầu tips tiếp xúc với bi cái càng ổn định. Bám dính càng tốt thì việc bôi lơ đều lên tips càng nhanh và dễ. Bên snooker bây giờ đang khá chuộng loại Taom chalk :D. Giá khoảng 15-17€ 1 cục, dùng phê lòi :p

Sent from Sony J9110 using vozFApp
 
Đánh giá pool 9 balls nhàm chán là sai lầm và phiến diện rồi chủ top:LOL:, khi mà luật phá càng lúc càng khắc nghiệt (xếp thấp phải đủ 3 bi về bếp), hay giờ đổi thắng phá, chỉ chạm 7 hoặc 9 ván là win thì các cơ thủ phải tập trung hơn rất nhiều.
Nói cơ thủ 9 ball giờ còn tập luyện khéo khắc nghiệt hơn bên carom nhiều
 
Ngoài ra vấn đề ăn gian lỗ trong pool 9 bi là do góc của pool là góc vuông mở (không như bên snooker là góc tròn bo)
Điểm khác biệt này dẫn tới bò sát băng thì snooker là không thể ăn bi (quá vô lý:LOL:) còn pool lại dễ dàng
Ngoài ra luật không cần chạm băng của snooker lại khiến trận đấu kéo dài rất nhiều. Điều này dẫn tới không thu hút người chơi mới, do ở VN hầu như chỉ có thời gian ngắn chơi (còn lao động, học tập) nên snooker khá là không được ưa chuộng ở VN
 
Back
Top