Chủ động bước qua cú sốc

Nobitadiradivo

Senior Member

Nhiều chuyên gia cho rằng bị sa thải là cú sốc lớn nhưng người lao động đừng quá lo lắng, bởi nó không ảnh hưởng nhiều đến quá trình xin việc sau này​




Bị sa thải không chỉ mất đi nguồn thu nhập, tệ hơn là không biết phải giải thích lý do thế nào với nhà tuyển dụng tiếp theo. Để sang trang mới trên hành trình sự nghiệp, người lao động (NLĐ) cần xây dựng lại thương hiệu cá nhân như thế nào? Đó là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở.

Sốc tâm lý

Hơn 10 năm làm kế toán cho một công ty bất động sản, mới đây chị Trần Đan Thanh (ngụ quận 10, TP HCM) bị sa thải chỉ vì bất đồng quan điểm với cấp trên.
Trước đó, doanh nghiệp (DN) nơi chị làm việc thay đổi kế toán trưởng, dẫn đến tình trạng sổ sách không được liền mạch. Sau khi công ty tuyển dụng kế toán trưởng mới, vị này thiết lập lại toàn bộ quy trình làm việc, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Trong quá trình làm việc, chị và kế toán trưởng có nhiều bất đồng. "Thời điểm đó, nếu tiếp tục làm việc, tôi sợ bị trách nhiệm sau này, còn tự nghỉ việc thì hồ sơ xin việc mới (CV) sẽ không tốt. Gần 1 tháng sau đó, tôi mất việc" - chị Thanh kể.
Nếu biết tận dụng cơ hội, người lao động sẽ phát triển sự nghiệp mới cho tương lai
Nếu biết tận dụng cơ hội, người lao động sẽ phát triển sự nghiệp mới cho tương lai
Công ty thu hẹp quy mô cũng khiến anh Nguyễn Tuấn Việt (ngụ quận 10, TP HCM), cửa hàng trưởng của một siêu thị điện máy, bị mất việc. Công việc ổn định gần 20 năm, mất việc đột ngột khiến anh bị sốc tâm lý. Anh Việt cho biết hiện tuổi đã hơn 40, tìm việc làm tiếp theo khá khó khăn. Bởi trong CV không liệt kê công việc bị sa thải, trong khi công việc trước đây anh rất tự hào.
------------
 
XE8gxo0.png
phình phường
 
vị này thiết lập lại toàn bộ quy trình làm việc, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Trong quá trình làm việc, chị và kế toán trưởng có nhiều bất đồng. "Thời điểm đó, nếu tiếp tục làm việc, tôi sợ bị trách nhiệm sau này, còn tự nghỉ việc thì hồ sơ xin việc mới (CV) sẽ không tốt. Gần 1 tháng sau đó, tôi mất việc"


Ủa sao sợ trách nhiệm nhỉ, đã đưa ra quy trình , nếu sai thì đứa thiết kế quy trình chịu trách nhiệm chứ. :confuse:
 
Ủa sao sợ trách nhiệm nhỉ, đã đưa ra quy trình , nếu sai thì đứa thiết kế quy trình chịu trách nhiệm chứ. :confuse:
Vâng thì cũng là quy trình, nhưng quy trình này có official hay ko thì ko nói. Làm việc kiểu vịt thì cái quy trình chính là "điều 1, sếp nói gì cũng đúng, điều 2, sếp sai thì xem lại điều 1".
Nói chung là chế ấy nói giảm nói trách thôi, chứ nghiệp vụ kế toán đã có sẵn, bám vào mà làm là xong. Chẳng qua như chỗ tôi làm, kế toán còn kiêm thủ quỹ, kế toán khác thì kiêm văn thư, lúc đó thì quy trình để vận hành cái nồi cám nó mới nát.
Bổ sung: ví dụ cụ thể, thông thường chi tiền thì phải có lý do, lý do thì phải có bằng chứng (tờ trình xin chi phí hoặc chỉ đạo bằng văn bản), còn ở chỗ tôi, sếp gọi điện nói kế toán kiêm thủ quỹ chi trước, nhân viên làm tờ trình sau, hóa đơn để cả năm chưa thấy nộp. Cuối cùng trách nhiệm vào ai?? Tất nhiên chịu ngồi làm việc với cái kiểu "quy trình" này thì cũng sẽ có "con tôm con tép" nhưng ... như chế trên báo kia chắc ko chịu chơi ... nên ... tiễn.
 
qua 35 bị layoff thì coi như xong rồi , mấy nghề nặng về đầu óc mới sợ
còn nếu dân tay nghề thì bao luôn . Đám trẻ có giỏi mấy cũng k bằng 1 thằng thợ tay nghề khéo léo nắm vững cơ cấu vận hành
 
qua 35 bị layoff thì coi như xong rồi , mấy nghề nặng về đầu óc mới sợ
còn nếu dân tay nghề thì bao luôn . Đám trẻ có giỏi mấy cũng k bằng 1 thằng thợ tay nghề khéo léo nắm vững cơ cấu vận hành
Nghề nặng về đầu óc bộ không có người tay nghề ak ? :doubt:
 
qua 35 bị layoff thì coi như xong rồi , mấy nghề nặng về đầu óc mới sợ
còn nếu dân tay nghề thì bao luôn . Đám trẻ có giỏi mấy cũng k bằng 1 thằng thợ tay nghề khéo léo nắm vững cơ cấu vận hành
Chuẩn đấy, Tôi quen với 1 ông thợ gò tôn, năm nay 45 tuổi - nói thì khó tin, nhưng thu nhập tháng của ông này hơn khối anh IT ngồi văn phòng. Nọ có nhà máy Đài Loan ở Thái Bình còn phải lên trực tiếp thuê ông về làm cái đường ống sợi gì trong nhà máy. Thuê 3 tuần bao ăn ở đi lại như chuyên gia luôn. Quanh năm chỉ đi theo lời mời kiểu này của các cty sản xuất từ Bắc vào Nam. Nhà cửa xe cộ đầy đủ. Đúng kiểu trời phú và kiên trì kiên nhẫn với 1 nghề, làm từ năm 16 tuổi đi theo bố.
 
Nghề nặng về đầu óc bộ không có người tay nghề ak ? :doubt:
nặng về đầu óc thì tới 1 tuổi nhất định não anh không tiếp thu những xu hướng mới được
chưa kể các trường học cập nhật giáo trình mới liên tục khiến giới trẻ gần với anh hơn
Còn lao động nặng tính tay nghề thì éo giáo trình nào dạy được , chỉ có thực chiến lâu năm thôi tới khi tay anh không thể làm được nữa . Các họa sĩ , nghệ nhân tới 60t họ vẫn làm việc hăng say được nhưng thợ code , banker thì tới 40 nó cho nghỉ mẹ rồi
 
Ngành của các anh không biết thế nào, chứ như ngành xây dựng của bọn tôi càng nhảy nhiều lương càng cao và càng giỏi. Tôi không nói tất cả nhưng mà đa phần là vậy. Nhưng đào thải cũng rất nhanh, ngoài 37 tuổi đổ ra là xin việc khó vì không cày được. Các công ty ưa mấy đứa trẻ hoặc trung trung tuổi vì dễ bảo và cày tốt. Các anh già không được coi trọng.
Muốn phát triển buộc phải chuyển hướng về văn phòng mới tồn tại được.
Cái nghề như cái đầ* bùi.
 
nặng về đầu óc thì tới 1 tuổi nhất định não anh không tiếp thu những xu hướng mới được
chưa kể các trường học cập nhật giáo trình mới liên tục khiến giới trẻ gần với anh hơn
Còn lao động nặng tính tay nghề thì éo giáo trình nào dạy được , chỉ có thực chiến lâu năm thôi tới khi tay anh không thể làm được nữa . Các họa sĩ , nghệ nhân tới 60t họ vẫn làm việc hăng say được nhưng thợ code , banker thì tới 40 nó cho nghỉ mẹ rồi
Bác sĩ tay nghề cao toàn những người từ 35 đến 60. :doubt:
 
Ngành của các anh không biết thế nào, chứ như ngành xây dựng của bọn tôi càng nhảy nhiều lương càng cao và càng giỏi. Tôi không nói tất cả nhưng mà đa phần là vậy. Nhưng đào thải cũng rất nhanh, ngoài 37 tuổi đổ ra là xin việc khó vì không cày được. Các công ty ưa mấy đứa trẻ hoặc trung trung tuổi vì dễ bảo và cày tốt. Các anh già không được coi trọng.
Muốn phát triển buộc phải chuyển hướng về văn phòng mới tồn tại được.
Cái nghề như cái đầ* bùi.
Tui cũng làm xây dựng đây, cty nước ngoài, cty toàn tầm 30 trở lên, riêng phòng tui 3x trẻ nhất còn lại 4x ko ah. Đối tác tôi làm cùng thấy cũng thế. Nhờ ngành xây dựng giờ đầu vào thấp nên đám trẻ mới ra trường ko làm ăn gì dc, phải trông chờ đám già tụi tui thui. :sexy_girl:
 
Tui cũng làm xây dựng đây, cty nước ngoài, cty toàn tầm 30 trở lên, riêng phòng tui 3x trẻ nhất còn lại 4x ko ah. Đối tác tôi làm cùng thấy cũng thế. Nhờ ngành xây dựng giờ đầu vào thấp nên đám trẻ mới ra trường ko làm ăn gì dc, phải trông chờ đám già tụi tui thui. :sexy_girl:
Bác này nói đúng, ai cũng khen Genz nhưng chất lượng bọn genz trong ngành xây dựng dở tệ, đáng lý ra tin học văn phòng phải rành hơn mấy thằng già, tôi làm thiết kế đây toàn gánh bọn genz. :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bác này nói đúng, ai cũng khen Genz nhưng chất lượng bọn genz trong ngành xây dựng dở tệ, đáng lý ra tin học văn phòng phải rành hơn mấy thằng già, tôi làm thiết kế đây toàn gánh bọn genz. :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
Không phải tệ mà là quá tệ, cái máy thủy bình là cái đơn giản nhất ra cũng phải dạy. Mà chúng nó cũng không chịu cày.
 
Làm vài hôm đòi nghỉ, cty tôi thiếu nhiều người quá phải xin nó ở lại làm, ức chế bme ra. :go:

via theNEXTvoz for iPhone
Nhưng cũng nhờ bọn nó mà mấy anh già tụi mình có giá lên đó :confident: :confident: :confident: :confident:
Các ông chủ ngán ngẩm tụi genZ này quay lại mới thấy anh em mình hiền, có trình độ và chịu thương chịu khó:confident: :confident: :adore:
 
Back
Top