Chúng ta là những cái bóng yếu ớt, vô hồn, mờ mịt của quá khứ.

bomvang

Senior Member
Peter-Mac.jpg

GS Peter McAllister : Chúng ta là những cái bóng yếu ớt, vô hồn, mờ mịt của quá khứ. Từ chiến đấu đến say xỉn, lừa dối đến can đảm, chúng ta không thể làm gì hơn những người đàn ông cổ đại, và đôi khi là cả những người phụ nữ, vẫn chưa làm tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn và thông minh hơn.”
Nhiều nghiên cứu khảo cổ cho thấy người tiền sử thể chất vượt trội hơn so với người hiện đại. Trong tác phẩm khoa học khảo cổ Manthropology: The Science of the Inadequate Modern Male của GS nhân chủng học Peter McAllister. Qua phân tích những dấu vết hóa thạch của sáu thổ dân còn lại từ 20 ngàn năm trước, GS McAllister đã tính được, một trong số họ có thể chạy chân đất trên mặt đường đá ong quanh hồ với tốc độ 37km/giờ. Nhà khoa học Úc ước tính, nếu đi giày có đinh trên đường chạy tiêu chuẩn, những thợ săn thời tiền sử có thể dễ dàng đạt tốc độ 45km/giờ, tức 3km/giờ nhanh hơn tốc độ kỷ lục trên thế giới 2009 của Usain Bolt.
neanderthal-hunt-jerry-lofaro.jpg

Những thổ dân xa xưa ở Australia chắc chắn sẽ khiến cho các nhà vô địch phóng lao hiện đại phải ngượng “chín mặt” vì thành tích vượt trội của họ. Cơ thể người phụ nữ dòng tiền sử Neannecdan bình thường có trọng lượng cơ bắp lớn hơn 10% so với đàn ông thời nay. Nếu được tập luyện thích hợp phái đẹp thời đó sẽ đạt được 90% trọng lượng cơ bắp của nhà vô địch thế giới Arnold Schwarzenegger. Sải tay ngắn hơn sẽ cho phép họ dễ dàng quật ngã các nhà vô địch vật thế giới. Người tiền sử Cro-Magnon sống 30 ngàn năm trước cao lớn, khỏe mạnh và đặc biệt thông minh. Họ có bộ não lớn hơn cả con người hiện đại.
Trong các dịp hành lễ tôn giáo, các chàng trai bộ tộc Tutsi ở Rwanda dễ dàng nhảy qua 2,52 mét, tức 7 cm cao hơn kỷ lục nhảy cao thế giới năm 2009. GS McAllister đã có kết quả như thế sau khi phân tích bức ảnh do một chuyên gia nhân chủng học người Đức thực hiện hồi đầu thế kỷ XX. “Đó là thủ tục bắt buộc trong nghi lễ, mà tất cả các chàng trai mới lớn ngưởi Tutsi bắt buộc phải vượt qua. Nhìn chung, tất cả đều có thể nhảy qua mức xà tối thiểu cao hơn chiểu cao của chính mình” – GS McAllister khẳng định.
Trong thời gian một ngày, lính lê dương Roma thường chinh phục chặng đường dài 63km, gùi trên lưng khí tài, quân lương bằng nửa trọng lượng của cơ thể. Những chiến thuyền Trirem cực nhanh với lực đẩy của ba hàng mài chèo đã giúp lính thủy Hy Lạp nhiều năm duy trì địa vị chi phối trên biển cả.
GS Harry Rossiter, chuyên gia sinh lý học Đại học Leeds đã thử lượng tính năng lực của thủy thủ Hy Lạp cổ đại. Ông đã tiến hành đo đạc kết quả quá trình trao đổi chất trong cơ thể những vận động viên đua thuyền hiện đại trên chiếc thuyền phục chế y hệt hết cấu trúc thời xa xưa và so sánh với những số liệu lịch sử.
Kết quả cho thấy: Những lính thủy thời cổ đại có thể dễ dàng ganh đua với những vận động viên đua thuyền hiện đại xuất sắc nhât. Nên nhớ, Hy Lạp thời đó từng sở hữu hạm đội 200 chiến thuyền như thế (trên mỗi chiến thuyền có 170 lính thủy). Theo GS Rossiter ngày nay thật khó tìm đủ số lượng đàn ông có thể lực như vậy. Nhà khoa học Anh cho rằng, về mặt di truyền, người cổ đại được chuẩn bị để thực hiện những công việc đòi hỏi nỗ lực lớn tốt hơn hẳn người hiện đại.
Người tiền sử khi bị gãy tay hay chân đều tự liền trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Những vđv bắn cung ngày nay đều chào thua, không thể căng được dây cung của thợ săn tiền sử.
Người hiện đại yếu đuối vì công nghệ và nông nghiệp phát triển
Theo GS McAllisrer, chính sự phát triển của công nghệ và nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng thể lực người hiện đại suy sụp. Việc gieo trồng ngũ cốc đảm bảo đáp ứng đầy đủ và ổn định nhu cầu dinh dưỡng, song chất lượng của chúng ngày càng thấp kém (chủ yếu vì môi trường ô nhiễm) khiến cho con người suy yếu dần. Mọi tiến bộ công nghệ đều dẫn đến hậu quả suy giảm thể lực. Thậm chí những vận động viên thể thao xuất sắc nhất hiện nay cũng không bị sức ép về thể lực con người sống trước thời đại công nghiệp phát triển.
 
View attachment 1191229
GS Peter McAllister : Chúng ta là những cái bóng yếu ớt, vô hồn, mờ mịt của quá khứ. Từ chiến đấu đến say xỉn, lừa dối đến can đảm, chúng ta không thể làm gì hơn những người đàn ông cổ đại, và đôi khi là cả những người phụ nữ, vẫn chưa làm tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn và thông minh hơn.”
Nhiều nghiên cứu khảo cổ cho thấy người tiền sử thể chất vượt trội hơn so với người hiện đại. Trong tác phẩm khoa học khảo cổ Manthropology: The Science of the Inadequate Modern Male của GS nhân chủng học Peter McAllister. Qua phân tích những dấu vết hóa thạch của sáu thổ dân còn lại từ 20 ngàn năm trước, GS McAllister đã tính được, một trong số họ có thể chạy chân đất trên mặt đường đá ong quanh hồ với tốc độ 37km/giờ. Nhà khoa học Úc ước tính, nếu đi giày có đinh trên đường chạy tiêu chuẩn, những thợ săn thời tiền sử có thể dễ dàng đạt tốc độ 45km/giờ, tức 3km/giờ nhanh hơn tốc độ kỷ lục trên thế giới 2009 của Usain Bolt.
View attachment 1191294
Những thổ dân xa xưa ở Australia chắc chắn sẽ khiến cho các nhà vô địch phóng lao hiện đại phải ngượng “chín mặt” vì thành tích vượt trội của họ. Cơ thể người phụ nữ dòng tiền sử Neannecdan bình thường có trọng lượng cơ bắp lớn hơn 10% so với đàn ông thời nay. Nếu được tập luyện thích hợp phái đẹp thời đó sẽ đạt được 90% trọng lượng cơ bắp của nhà vô địch thế giới Arnold Schwarzenegger. Sải tay ngắn hơn sẽ cho phép họ dễ dàng quật ngã các nhà vô địch vật thế giới. Người tiền sử Cro-Magnon sống 30 ngàn năm trước cao lớn, khỏe mạnh và đặc biệt thông minh. Họ có bộ não lớn hơn cả con người hiện đại.
Trong các dịp hành lễ tôn giáo, các chàng trai bộ tộc Tutsi ở Rwanda dễ dàng nhảy qua 2,52 mét, tức 7 cm cao hơn kỷ lục nhảy cao thế giới năm 2009. GS McAllister đã có kết quả như thế sau khi phân tích bức ảnh do một chuyên gia nhân chủng học người Đức thực hiện hồi đầu thế kỷ XX. “Đó là thủ tục bắt buộc trong nghi lễ, mà tất cả các chàng trai mới lớn ngưởi Tutsi bắt buộc phải vượt qua. Nhìn chung, tất cả đều có thể nhảy qua mức xà tối thiểu cao hơn chiểu cao của chính mình” – GS McAllister khẳng định.
Trong thời gian một ngày, lính lê dương Roma thường chinh phục chặng đường dài 63km, gùi trên lưng khí tài, quân lương bằng nửa trọng lượng của cơ thể. Những chiến thuyền Trirem cực nhanh với lực đẩy của ba hàng mài chèo đã giúp lính thủy Hy Lạp nhiều năm duy trì địa vị chi phối trên biển cả.
GS Harry Rossiter, chuyên gia sinh lý học Đại học Leeds đã thử lượng tính năng lực của thủy thủ Hy Lạp cổ đại. Ông đã tiến hành đo đạc kết quả quá trình trao đổi chất trong cơ thể những vận động viên đua thuyền hiện đại trên chiếc thuyền phục chế y hệt hết cấu trúc thời xa xưa và so sánh với những số liệu lịch sử.
Kết quả cho thấy: Những lính thủy thời cổ đại có thể dễ dàng ganh đua với những vận động viên đua thuyền hiện đại xuất sắc nhât. Nên nhớ, Hy Lạp thời đó từng sở hữu hạm đội 200 chiến thuyền như thế (trên mỗi chiến thuyền có 170 lính thủy). Theo GS Rossiter ngày nay thật khó tìm đủ số lượng đàn ông có thể lực như vậy. Nhà khoa học Anh cho rằng, về mặt di truyền, người cổ đại được chuẩn bị để thực hiện những công việc đòi hỏi nỗ lực lớn tốt hơn hẳn người hiện đại.
Người tiền sử khi bị gãy tay hay chân đều tự liền trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Những vđv bắn cung ngày nay đều chào thua, không thể căng được dây cung của thợ săn tiền sử.
Người hiện đại yếu đuối vì công nghệ và nông nghiệp phát triển
Theo GS McAllisrer, chính sự phát triển của công nghệ và nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng thể lực người hiện đại suy sụp. Việc gieo trồng ngũ cốc đảm bảo đáp ứng đầy đủ và ổn định nhu cầu dinh dưỡng, song chất lượng của chúng ngày càng thấp kém (chủ yếu vì môi trường ô nhiễm) khiến cho con người suy yếu dần. Mọi tiến bộ công nghệ đều dẫn đến hậu quả suy giảm thể lực. Thậm chí những vận động viên thể thao xuất sắc nhất hiện nay cũng không bị sức ép về thể lực con người sống trước thời đại công nghiệp phát triển.
Tổ tiên phấn đấu không ngừng nghỉ để sinh tồn, để con cháu có ngày hôm nay nhưng #1 lại kêu gọi chúng ta quay về thời ăn lông, ở lỗ. Vote bang! :doubt:
 
Cũng bình thường mà. Thằng ăn sung mặc sướng, ngồi 1 chỗ chơi còn lại máy móc làm hết thì làm sao khỏe bằng thằng hàng ngày phải săn bắt hái lượm, oánh nhau với hổ beo để sinh tồn. Oánh nhau thì thằng mang súng vẫn thắng thằng cầm gậy. Tôi thấy chả vấn đề gì.
 
Thay vì chạy trên mặt hồ thì giờ t thích lái xe hơn nha , nhanh hơn tiện hơn thì cần j phải khỏe hơn
 
Cái này m nghĩ do lựa chọn sinh sản của con cái, khi cs sướng hơn, lương thực đầy đủ, con cái sẽ chọn cái đẹp hơn là cái mạnh mẽ, con đực nào xấu sẽ không được chọn mặc dù nó rất khỏe, dần dần những gen đẹp được giữ lại như hàm nhỏ gọn, tay chân thon thả, da trắng, ít lông tóc.
Sau này khi bắt đầu phát triển xã hội, thì trí thông minh sẽ là tiêu chí tiếp theo được lựa chọn, mà thông minh thì thể chất thường yếu hơn, nên con người sau này càng yếu dần về thể chất
 
Cái này m nghĩ do lựa chọn sinh sản của con cái, khi cs sướng hơn, lương thực đầy đủ, con cái sẽ chọn cái đẹp hơn là cái mạnh mẽ, con đực nào xấu sẽ không được chọn mặc dù nó rất khỏe, dần dần những gen đẹp được giữ lại như hàm nhỏ gọn, tay chân thon thả, da trắng, ít lông tóc.
Sau này khi bắt đầu phát triển xã hội, thì trí thông minh sẽ là tiêu chí tiếp theo được lựa chọn, mà thông minh thì thể chất thường yếu hơn, nên con người sau này càng yếu dần về thể chất
Còn cái gì ko đổ lỗi cho giống cái ko
 
Thì ngay khi có thể trạng như người tiền sử, con người cũng không chạy nhanh như linh dương, sức cắn không hơn sư tử, cái tát không mạnh như gấu rồi. Do con người thông minh, có khả năng truyền lại tri thức cho thế hệ sau, sức mạnh thể chất không mang nhiều ý nghĩa.
 
tại sao tôi phải nhanh hơn khi mà tôi có thể lái xe với vận tốc 100km/h hoặc ngồi máy bay v 200km/h
Tại sao tôi phải khoẻ hơn khi cái máy xúc có thể xúc hàng tấn vật liệu/h

con người có ưu điểm vượt trội so với tất cả các loài vật khác ở trí tuệ, và trong hàng ngàn năm nay con người đã, đang, và sẽ phát triển thêm trí tuệ của mình ngày càng vượt bậc. Ít nhất thì lịch sử cho đến nay đã chứng minh hướng đi đó là đúng
ừ tôi ko khoẻ bằng tổ tiên tôi
nhưng cho tôi 1 khẩu lục là tôi chấp 3 thằng cầm gậy, thế thì vì sao tôi phải cố phát triển thể chất?
 
ngày xưa chục người cầm giáo mới ăn dc 1 con hổ răng kiếm, giờ 1 người cầm AK 47 có thể xử đẹp vài con hổ

đó là mục đích của tiến hóa, dùng công cụ để thay cơ thể, cải thiện đời sống

cảm thấy thua sút tổ tiên thì mời tay không mặc quần xà lỏn vào rừng mưa nhiệt đới sống 1 mình, chắc sẽ sống dc đấy nhưng cực như chó, tôi thì thích nằm ở nhà quấn chăn hơn
 
1 anh nv công sở lâu năm sức vóc chắc chắn sẽ khó so sánh với mấy anh bốc vác, thợ hồ lành nghề rồi.... bởi vậy nên dành 1 quỹ thời gian để tập GYM, thể thao...chữ kiểu ít vận động cũng k tốt đâu...sau này dần có tuổi 35-40 mới thấy sức khỏe dẻo dai quan trọng ntn :D....
 
Chọn lọc tự nhiên thôi, fen khoẻ, nhưng hàm nhô, chân phẳng, mắt nồi, thử sống được mấy đời, còn thằng yếu mà mặt nó đẹp, thông mình thì nó sống dc mấy đời
 
sao không so sánh IQ
Không hẳn là IQ, ngay kể cả IQ thì người hiện đại chưa chắc thông minh hơn tổ tiên chúng ta.
Tổ tiên chúng ta biết tất cả các thứ, loài nấm nào ăn được, tìm nguồn nước, tạo nữa bằng đá, tạo vũ khí,… bằng cá nhân. Còn người hiện đại, không biết làm, chỉ biết làm một vài việc.
Người hiện đại hơn ở chỗ là chúng ta biết đoàn kết.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Không hẳn là IQ, ngay kể cả IQ thì người hiện đại chưa chắc thông minh hơn tổ tiên chúng ta.
Tổ tiên chúng ta biết tất cả các thứ, loài nấm nào ăn được, tìm nguồn nước, tạo nữa bằng đá, tạo vũ khí,… bằng cá nhân. Còn người hiện đại, không biết làm, chỉ biết làm một vài việc.
Người hiện đại hơn ở chỗ là chúng ta biết đoàn kết.

via theNEXTvoz for iPhone
chuẩn
 
Không hẳn là IQ, ngay kể cả IQ thì người hiện đại chưa chắc thông minh hơn tổ tiên chúng ta.
Tổ tiên chúng ta biết tất cả các thứ, loài nấm nào ăn được, tìm nguồn nước, tạo nữa bằng đá, tạo vũ khí,… bằng cá nhân. Còn người hiện đại, không biết làm, chỉ biết làm một vài việc.
Người hiện đại hơn ở chỗ là chúng ta biết đoàn kết.

via theNEXTvoz for iPhone
mấy việc đấy không phải là con người tìm ra trước rồi sau đó tiến lên công nghệ cao à. Anh so sánh buồn cười. Khoa học kỹ thuật nâng cao thì công cụ cũng ngày càng hiện đại. Từ búa rừu đá mà lên máy tính lượng tử. Sao con người phải biết dùng lửa đánh đá nếu có bật lửa. Cái gì không hữu dụng thì người ta không học chứ liên quan quái gì đến việc chất lượng con người.
 
Back
Top