thảo luận Chuyện kì lạ giữa bảo hiểm thân vỏ và đăng kiểm

dream catcher

Senior Member
Giật tít tí, các thím cho em hỏi quả tình huống này em chưa gặp bao giờ:

  • Xe chủ A đăng kí lần đầu biển vàng 1/1/23, sau 12 tháng bán cho chủ B đăng kí lại biển trắng. Chủ B hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ đã ok, trừ đăng kiểm vẫn giữ bản cũ (màu vàng, ảnh biển vàng, có tick Kinh doanh vận tải) vì bản đăng kiểm này vẫn có hiệu lực.
  • Xe A được hạn đăng kiểm đến 1/1/25.
  • Chủ B mua BHTV với giá của xe không kinh doanh, đã xong hợp đồng ấn chỉ mọi thứ ok. Giá trị xe = giá trị bảo hiểm 1 tỏi, phí bảo hiểm 10tr.
  • Khi xe có vấn đề, bên BH kiểm tra và báo đăng kiểm thể hiện xe có KD, giá trị bảo hiểm có hệ số cao hơn, LẼ RA chủ B phải đóng phí bảo hiểm cao hơn, do SALES BH 'tư vấn nhầm/sai" nên trường hợp hiện tại được coi là BH dưới giá trị. Và khi bồi thường sẽ chỉ bồi thường theo tỉ lệ % giá trị. Nôm na là sửa 10tr thì BH chỉ trả tầm 8-9tr thôi.
  • Bên GDV BH nhắc nhở rằng BH dựa theo thông tin trên đăng kiểm, nên 1 là đi đăng kiểm lại theo biển trắng (tờ đăng kiểm màu xanh, ko tick Kinh doanh vận tải), 2 là nộp thêm phí BH chênh lệch của xe có Kinh doanh vận tải.

Các thím cho hỏi mấy câu:
1. Bảo hiểm dựa vào đăng kiểm để gây khó khăn có đúng luật/quy tắc không?
  • Trong khi thực tế xe đã ra biển trắng, có đăng kí xe chuẩn luật, thực tế xe chụp ảnh lúc kí HĐ BH cũng biển trắng. Nhưng đăng kiểm lại là giấy tờ duy nhất có chữ nghĩa rõ ràng thể hiện việc xe có kinh doanh hay không :D (tất nhiên có luật quy định xe kinh doanh thì phải biển vàng, thế mới buồn cười).
  • Không có bên nào (từ đăng kiểm, CSGT, VETC, sales BH,...) đòi phải làm lại đăng kiểm khi mua bán xe cũ. Nhưng khi claim tiền BH lại đòi đối chiếu theo đăng kiểm cũ, nếu muốn xác thực thì cần làm lại.
*P/S: ở case bồi thường nói trên, các bên liên quan đều nói đã "hỗ trợ", "lách luật" để pass cho lần đầu vì giá trị cũng nhỏ, nhưng nếu có lần sau nó vẫn sẽ khó khăn, vẫn sẽ khó đòi, vẫn sẽ phải cãi nhau mất thời gian, mà nếu là vụ nặng thì còn khó nữa.

2. Trường hợp muốn tránh sau này cãi nhau mất thời gian, thì phương án là thế nào?
2.1. Đi đăng kiểm mẹ lại cho nhanh:

  • Mất thời gian đi đăng kiểm, chờ đợi check (mất mẹ nửa-một ngày công)
  • Mất một lần đăng kiểm sớm (340k) hay nói cách khác là mất 1 năm không cần phải đăng kiểm.
  • Giả sử 1/4/24 đi đăng kiểm thì hạn mới sẽ là 1/4/26 đúng không? (24 tháng)
2.2. Thay đổi thông tin trên đăng kiểm, không cần đăng kiểm lại
  • Quy trình như nào? Có khả thi theo cách này không? Phải qua CSGT làm thủ tục trc rồi mới qua đăng kiểm hay qua thẳng đăng kiểm. Thời gian và chi phí mất so với 2.1 thì thế nào.
  • Nếu khả thi, chỉ mất phí cấp giấy đăng kiểm 40k, có thể mất phí cà số khung số máy,... thông số đăng kiểm vẫn như cũ, chỉ thay tờ giấy vàng thành xanh, đổi ảnh biển số mới, bỏ tick Kinh doanh vận tải.

Chủ B đang nghiêng về phương án 2, cân nhắc các lựa chọn. Nhưng cay cái quả mất thêm công sức tiền bạc đăng kiểm trước hạn chỉ để phục vụ mỗi bên bảo hiểm :LOL:
 
mình bị như y chang bác, bữa làm BH nó cũng nói vậy nhưng mình nói đổi biển trắng mới mua BH mà? Vậy nó im luôn :D làm BH như bình thường

ĐK vẫn biển vàng

via theNEXTvoz for iPhone
à đấy là sales BH phát hiện ra và cảnh báo bác trước, nhưng sau đó vẫn xuôi và bán BH như bình thường. nhưng đến khi có vấn đề thì bên GĐV sẽ giở quẻ đó nha :v

trường hợp trên là sales đã bỏ qua từ đầu (hoặc ko biết), đến lúc GDV báo vấn đề, sales vẫn đứng về phía chủ B, tuy nhiên, xử lý xong cũng khuyên chủ B đi làm lại đăng kiểm cho đỡ lằng nhằng. lần xử lý này là lách chứ không phải bên cty bảo hiểm chịu nhận sai. :v
 
Nếu là mình thì theo pa1 thôi cho nhanh. Đm câu chữ luật lá lắm cái rắc rối lắm. Mất 300k với 1 hôm cũng không gọi là quá đáng lắm.
 
Nếu là mình thì theo pa1 thôi cho nhanh. Đm câu chữ luật lá lắm cái rắc rối lắm. Mất 300k với 1 hôm cũng không gọi là quá đáng lắm.
t thấy cay là việc đa phần thông tin tìm hiểu đều bảo ko cần làm lại đăng kiểm, mà tự dưng động đến mới biết phải làm sớm 1 năm đăng kiểm chỉ để phục vụ bảo hiểm mới cay đó fen :v mà đấy là hình như giờ xe mới đi đăng kiểm còn được 24 tháng

chứ ví dụ giờ đi đăng kiểm chỉ được 12 tháng, hoặc xe mua 1-2 tháng bán lại luôn mà cũng phải đi đăng kiểm lại thì cũng bực mà :v
 
à đấy là sales BH phát hiện ra và cảnh báo bác trước, nhưng sau đó vẫn xuôi và bán BH như bình thường. nhưng đến khi có vấn đề thì bên GĐV sẽ giở quẻ đó nha :v

trường hợp trên là sales đã bỏ qua từ đầu (hoặc ko biết), đến lúc GDV báo vấn đề, sales vẫn đứng về phía chủ B, tuy nhiên, xử lý xong cũng khuyên chủ B đi làm lại đăng kiểm cho đỡ lằng nhằng. lần xử lý này là lách chứ không phải bên cty bảo hiểm chịu nhận sai. :v
à đó là mình mua rồi 2 tháng sau đi làm bảo hiểm va quẹt bác ạ, mình mua qua momo nên chả có sales nào tư vấn gì :D
 
Vụ này bảo hiểm sai nhưng rút kinh nghiệm nha bạn, mua BH gặp trường hợp này thì trong hợp đồng ghi rõ ràng ra ngay mục đối tượng BH đó
Ấn chỉ ghi rõ thế này mà nó còn gây khó dễ mà bạn :D Tức là nó đang đổ vấy lên là sales bán bh tư vấn sai từ đầu nên cái ấn chỉ/hợp đồng cũng không đúng so với thực tế là đăng kiểm đang thể hiện có kinh doanh vận tải -> phải đi đổi đăng kiểm mới.

Mình thắc mắc là việc nó dùng cái đăng kiểm có KDVT cũ kia để bấu víu vào, xác định xe có KDVT là có đúng dựa trên luật/quy định nào không mà nó cứ vin vào.

1709879845346.png
 
đăng kiểm thể hiện mục đích sử dụng nên sẽ ảnh hưởng đến các thứ khác có liên quan, như vậy thì bảo hiểm không sai
xe anh mua bảo hiểm ko kinh doanh nhưng lại mang đi kinh doanh (rủi ro cao hơn) thì phát sinh quyền lợi sẽ thiệt thòi cho "lợi nhuận" của bảo hiểm nên nó phải tính lại là đương nhiên
 
Ấn chỉ ghi rõ thế này mà nó còn gây khó dễ mà bạn :D Tức là nó đang đổ vấy lên là sales bán bh tư vấn sai từ đầu nên cái ấn chỉ/hợp đồng cũng không đúng so với thực tế là đăng kiểm đang thể hiện có kinh doanh vận tải -> phải đi đổi đăng kiểm mới.

Mình thắc mắc là việc nó dùng cái đăng kiểm có KDVT cũ kia để bấu víu vào, xác định xe có KDVT là có đúng dựa trên luật/quy định nào không mà nó cứ vin vào.

View attachment 2372156
Bác cứ khăng khăng là đăng kiểm cũ, thật ra là có 1 tờ đăng kiểm thôi chứ làm gì có tờ cũ với tờ mới
 
đăng kiểm thể hiện mục đích sử dụng nên sẽ ảnh hưởng đến các thứ khác có liên quan, như vậy thì bảo hiểm không sai
xe anh mua bảo hiểm ko kinh doanh nhưng lại mang đi kinh doanh (rủi ro cao hơn) thì phát sinh quyền lợi sẽ thiệt thòi cho "lợi nhuận" của bảo hiểm nên nó phải tính lại là đương nhiên
xe đã ra biển trắng trước khi mua bảo hiểm thì còn mang đi kinh doanh gì nữa hở anh? :whistle:đây là sự không thống nhất giữa thực tế, đăng kí so với đăng kiểm, mà bảo hiểm nó đang vin vào đăng kiểm; trong khi tất cả các bên liên quan đều chấp nhận đăng kiểm không bắt đi update.

Bác cứ khăng khăng là đăng kiểm cũ, thật ra là có 1 tờ đăng kiểm thôi chứ làm gì có tờ cũ với tờ mới
bắt bẻ câu chứ vậy bác, "cũ" ở đây là tờ hiện tại, cho biển số cũ - vàng - có KDVT; còn "mới" là để chỉ tờ đăng kiểm nếu đi đăng kiểm lại, theo biển số mới - trắng - ko KDVT. vầy ok chưa ạ
 
xe đã ra biển trắng trước khi mua bảo hiểm thì còn mang đi kinh doanh gì nữa hở anh? :whistle:đây là sự không thống nhất giữa thực tế, đăng kí so với đăng kiểm, mà bảo hiểm nó đang vin vào đăng kiểm; trong khi tất cả các bên liên quan đều chấp nhận đăng kiểm không bắt đi update.


bắt bẻ câu chứ vậy bác, "cũ" ở đây là tờ hiện tại, cho biển số cũ - vàng - có KDVT; còn "mới" là để chỉ tờ đăng kiểm nếu đi đăng kiểm lại, theo biển số mới - trắng - ko KDVT. vầy ok chưa ạ
Anh không kinh doanh nhưng đăng kiểm anh vẫn là kinh doanh, bảo hiểm phải căn cứ vào đấy mới biết xe đủ điều kiện lưu hành hay không và đã có quy định trong Luật. Do đó bảo hiểm thậm chí có quyền từ chối (trường hợp nặng nhất) trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
 
Anh không kinh doanh nhưng đăng kiểm anh vẫn là kinh doanh, bảo hiểm phải căn cứ vào đấy mới biết xe đủ điều kiện lưu hành hay không và đã có quy định trong Luật. Do đó bảo hiểm thậm chí có quyền từ chối (trường hợp nặng nhất) trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
A nói vậy là tầm bậy trong trường hợp này vì xe đã đổi biển trắng, ra cà vẹt mới thể hiện trên cà vẹt là biển trắng (tức k kinh doanh vận tải); mà giữa cái giấy cnđk và cà vẹt thì cái cà vẹt nó mới hơn, thể hiện thực tế khách qan là xe này k dùng vào mục đích kinh doanh vận tải, khi ký hợp đồng bảo hiểm cũng lấy thông tin xe, chủ xe hiện tại vậy dựa vào đâu mà bảo hiểm từ chối bảo hiểm? Đảm bảo với a chủ là a méo sai, chứ trường hợp của a mà sai thì có cớt bảo hiểm nó xì tiền ra sửa xe cho a
 
A nói vậy là tầm bậy trong trường hợp này vì xe đã đổi biển trắng, ra cà vẹt mới thể hiện trên cà vẹt là biển trắng (tức k kinh doanh vận tải); mà giữa cái giấy cnđk và cà vẹt thì cái cà vẹt nó mới hơn, thể hiện thực tế khách qan là xe này k dùng vào mục đích kinh doanh vận tải, khi ký hợp đồng bảo hiểm cũng lấy thông tin xe, chủ xe hiện tại vậy dựa vào đâu mà bảo hiểm từ chối bảo hiểm? Đảm bảo với a chủ là a méo sai, chứ trường hợp của a mà sai thì có cớt bảo hiểm nó xì tiền ra sửa xe cho a
Vậy biển số đã đổi bạn không nhín chút thời gian, chút tiền bạc đi hoàn thiện cái hồ sơ xe (đăng kiểm) cho nó đồng bộ con xe đi, xe anh biển trắng mà đăng kiểm anh biển vàng thì anh cứ gân cổ lên để mà cãi với Luật
 
Qua các thông tin bạn cung cấp thì mình thấy bên bảo hiểm ko sai đâu.

Ở đây, rõ ràng bạn cũng thừa nhận cái đăng kiểm còn hiệu lực, vậy nên bên bảo hiểm căn cứ vào đăng kiểm còn-hiệu-lực đó để nghi ngờ (hoặc khẳng định) rằng xe có kinh doanh vận tải (KDVT), dẫn đến việc có thể từ chối bảo hiểm.

Bạn lý luận là trước kia xe xin cấp biển vàng và có KDVT, còn giờ đổi qua biển trắng thì là k KDVT. Cái này là theo Thông tư 58/2020 của Bộ Conan, và thông thường (nếu ko có vấn đề đăng kiểm) thì ngta có thể sẽ nhận định là như thế. Tuy nhiên, nếu có tờ đăng kiểm thì việc xác định theo đăng kiểm (như bảo hiểm) là có căn cứ hơn (ngoài ra thì còn có lợi và an toàn cho họ hơn).

Vì sao dựa theo biển số trắng để xác định xe ko KDVT ở trường hợp trên nó thiếu thuyết phục? Đó là vì Bộ C.A quy định xe KDVT sử dụng biển số vàng, tuy nhiên Bộ C.A chỉ cấp biển số thôi, còn cơ quan trực tiếp quản lý về KDVT lại là Bộ Giao thông vận tải, và thực hiện quản lý căn cứ theo Nghị định 10/2020 (tức là việc KDVT đc 1 cơ quan đồng cấp quản lý và căn cứ 1 quy định có giá trị pháp lý cao hơn TT58, vì NĐ20 là của Chính phủ ban hành mà).

Và theo NĐ10 thì hồ sơ xin cấp phù hiệu (để đủ điều kiện KDVT) nó ko dính gì tới biển số màu vàng cả, chủ yếu là doanh nghiệp đủ điều kiện KDVT, có quyền sử dụng phương tiện và đáp ứng các điều kiện khác của NĐ10 (một số cái thể hiện qua đăng kiểm) thì xe có thể đc cấp phù hiệu để hoạt động KDVT.

Vậy là dẫn đến trường hợp, con xe hiện tại của bạn (biển trắng) vẫn có thể hoạt động KDVT, cho nên bên BH họ nghi ngờ là có căn cứ (giả sử bạn cho người quen thuê để đưa vào Cty taxi chẳng hạn, lúc này tính phí bảo hiểm theo xe thông thường rõ ràng là sai và thiệt cho bên bảo hiểm).

Đương nhiên nếu xe bạn có KDVT mà lại ko đổi qua biển số vàng thì bạn vi phạm quy định của Bộ CA. Giả sử xe biển trắng của bạn [có KDVT] [bị phát hiện] thì họ [sẽ xử lý], tuy nhiên nếu [chưa bị xử lý] thì lại dẫn tới 1 trong 2 trường hợp là bạn [ko KDVT] HOẶC bạn [có KDVT nhưng chưa bị phát hiện] => tức là ko hoàn toàn chứng minh đc rằng bạn ko KDVT.

Và dù thế nào thì cái màu biển số (theo quy định của Bộ CA) cũng là 1 phạm trù khác rồi, cho nên lấy việc xe đang biển số trắng để chứng minh việc liên quan tới KDVT (Bộ GTVT) nó vẫn có kẽ hở.

Trường hợp này nên đi đăng kiểm lại cho đồng bộ và yên tâm (ngta vẫn cho sử dụng đăng kiểm lúc trước là do tại thời điểm đăng kiểm, xe đủ điều kiện hoạt động nên khi ko còn KDVT thì họ cũng k buộc phải đăng kiểm lại, vì như thế mất thời gian, công sức của chủ xe). Trường hợp bạn làm việc với 1 bên khác (bảo hiểm) mà ko đi đến thống nhất thì bạn có thể chọn rất nhiều phương án, ví dụ như: thỏa thuận lại với bảo hiểm, lựa chọn bên bảo hiểm khác, chấp nhận đóng phí theo xe KDVT, hoặc là đăng kiểm lại để thuyết phục bảo hiểm => những lựa chọn này là của bạn, ko thể đổ là cơ quan nhà nước gây khó khăn hoặc luật bắt bạn phải mất thời gian + chi phí (quy định thường là áp dụng chung chứ ít khi quá chi tiết chỉ để phục vụ cho 1 vài trường hợp ít gặp, vì như thế sẽ có nguy cơ làm phức tạp hóa thủ tục một cách ko cần thiết).

(Thông tin thêm là Trạm Đăng kiểm và Cục Đăng kiểm cũng thuộc Bộ GTVT chứ k phải Bộ C.A).

Cuối cùng nếu vẫn ko muốn tốn nhiều thời gian và chi phí đăng kiểm lại, mình nghĩ là bạn có thể xin xác nhận của cơ quan chuyên môn về việc xe bạn ko hoạt động kinh doanh vận tải, và lấy đó làm căn cứ để chứng minh với bên bảo hiểm. Do vấn đề này ít xảy ra nên hình như ko có thủ tục hành chính cho vấn đề này, nhưng có hệ thống quản lý xe KDVT nên mình nghĩ có thể lên gặp và trao đổi, có thể gửi Văn bản đề nghị để đc hỗ trợ.
 
Cái này tôi nghĩ do luật VN ko phù hợp. Đáng lí đăng kiểm chỉ là kiểm tra xem xe đó có đủ đk khí thải, an toàn. Còn đăng kí xe mới là cái quyết định xe đó dùng vào mục đích gì. Ở đây đăng kiểm lại làm chồng chéo việc của mục đích sử dụng xe nên bị như vậy.

Tốt nhất là nên đăng kiểm lại cho nhanh
 
Vậy biển số đã đổi bạn không nhín chút thời gian, chút tiền bạc đi hoàn thiện cái hồ sơ xe (đăng kiểm) cho nó đồng bộ con xe đi, xe anh biển trắng mà đăng kiểm anh biển vàng thì anh cứ gân cổ lên để mà cãi với Luật
Việc "đồng bộ con xe" mà anh nói Luật nào quy định bắt buộc thế anh? Tôi có hỏi việc bảo hiểm đang dựa trên quy định/luật nào đó anh biết chỉ dùm với.

Ngoài ra trường hợp này ít gặp nên bình thường chả có ông nào biết mà đi làm luôn ấy anh.

Qua các thông tin bạn cung cấp thì mình thấy bên bảo hiểm ko sai đâu.

Ở đây, rõ ràng bạn cũng thừa nhận cái đăng kiểm còn hiệu lực, vậy nên bên bảo hiểm căn cứ vào đăng kiểm còn-hiệu-lực đó để nghi ngờ (hoặc khẳng định) rằng xe có kinh doanh vận tải (KDVT), dẫn đến việc có thể từ chối bảo hiểm.

Bạn lý luận là trước kia xe xin cấp biển vàng và có KDVT, còn giờ đổi qua biển trắng thì là k KDVT. Cái này là theo Thông tư 58/2020 của Bộ Conan, và thông thường (nếu ko có vấn đề đăng kiểm) thì ngta có thể sẽ nhận định là như thế. Tuy nhiên, nếu có tờ đăng kiểm thì việc xác định theo đăng kiểm (như bảo hiểm) là có căn cứ hơn (ngoài ra thì còn có lợi và an toàn cho họ hơn).

Vì sao dựa theo biển số trắng để xác định xe ko KDVT ở trường hợp trên nó thiếu thuyết phục? Đó là vì Bộ C.A quy định xe KDVT sử dụng biển số vàng, tuy nhiên Bộ C.A chỉ cấp biển số thôi, còn cơ quan trực tiếp quản lý về KDVT lại là Bộ Giao thông vận tải, và thực hiện quản lý căn cứ theo Nghị định 10/2020 (tức là việc KDVT đc 1 cơ quan đồng cấp quản lý và căn cứ 1 quy định có giá trị pháp lý cao hơn TT58, vì NĐ20 là của Chính phủ ban hành mà).

Và theo NĐ10 thì hồ sơ xin cấp phù hiệu (để đủ điều kiện KDVT) nó ko dính gì tới biển số màu vàng cả, chủ yếu là doanh nghiệp đủ điều kiện KDVT, có quyền sử dụng phương tiện và đáp ứng các điều kiện khác của NĐ10 (một số cái thể hiện qua đăng kiểm) thì xe có thể đc cấp phù hiệu để hoạt động KDVT.

Vậy là dẫn đến trường hợp, con xe hiện tại của bạn (biển trắng) vẫn có thể hoạt động KDVT, cho nên bên BH họ nghi ngờ là có căn cứ (giả sử bạn cho người quen thuê để đưa vào Cty taxi chẳng hạn, lúc này tính phí bảo hiểm theo xe thông thường rõ ràng là sai và thiệt cho bên bảo hiểm).

Đương nhiên nếu xe bạn có KDVT mà lại ko đổi qua biển số vàng thì bạn vi phạm quy định của Bộ CA. Giả sử xe biển trắng của bạn [có KDVT] [bị phát hiện] thì họ [sẽ xử lý], tuy nhiên nếu [chưa bị xử lý] thì lại dẫn tới 1 trong 2 trường hợp là bạn [ko KDVT] HOẶC bạn [có KDVT nhưng chưa bị phát hiện] => tức là ko hoàn toàn chứng minh đc rằng bạn ko KDVT.

Và dù thế nào thì cái màu biển số (theo quy định của Bộ CA) cũng là 1 phạm trù khác rồi, cho nên lấy việc xe đang biển số trắng để chứng minh việc liên quan tới KDVT (Bộ GTVT) nó vẫn có kẽ hở.

Trường hợp này nên đi đăng kiểm lại cho đồng bộ và yên tâm (ngta vẫn cho sử dụng đăng kiểm lúc trước là do tại thời điểm đăng kiểm, xe đủ điều kiện hoạt động nên khi ko còn KDVT thì họ cũng k buộc phải đăng kiểm lại, vì như thế mất thời gian, công sức của chủ xe). Trường hợp bạn làm việc với 1 bên khác (bảo hiểm) mà ko đi đến thống nhất thì bạn có thể chọn rất nhiều phương án, ví dụ như: thỏa thuận lại với bảo hiểm, lựa chọn bên bảo hiểm khác, chấp nhận đóng phí theo xe KDVT, hoặc là đăng kiểm lại để thuyết phục bảo hiểm => những lựa chọn này là của bạn, ko thể đổ là cơ quan nhà nước gây khó khăn hoặc luật bắt bạn phải mất thời gian + chi phí (quy định thường là áp dụng chung chứ ít khi quá chi tiết chỉ để phục vụ cho 1 vài trường hợp ít gặp, vì như thế sẽ có nguy cơ làm phức tạp hóa thủ tục một cách ko cần thiết).

(Thông tin thêm là Trạm Đăng kiểm và Cục Đăng kiểm cũng thuộc Bộ GTVT chứ k phải Bộ C.A).

Cuối cùng nếu vẫn ko muốn tốn nhiều thời gian và chi phí đăng kiểm lại, mình nghĩ là bạn có thể xin xác nhận của cơ quan chuyên môn về việc xe bạn ko hoạt động kinh doanh vận tải, và lấy đó làm căn cứ để chứng minh với bên bảo hiểm. Do vấn đề này ít xảy ra nên hình như ko có thủ tục hành chính cho vấn đề này, nhưng có hệ thống quản lý xe KDVT nên mình nghĩ có thể lên gặp và trao đổi, có thể gửi Văn bản đề nghị để đc hỗ trợ.
Thanks fen, phân tích rất chi tiết và hợp lý.
  • Về phần giấy xác nhận về xe không hoạt động KDVT, mình nghĩ sẽ phức tạp hơn việc thay đổi thông tin đăng kiểm (tức là cấp lại mà không cần đăng kiểm)
  • Lẽ ra ở các quy định của bên BH phải làm chặt hơn khi kí HĐ và xuất ấn chỉ, vì ví dụ ở trường hợp này hay #2, ấn chỉ bảo hiểm đều xác nhận tình trạng xe là không hoạt động KDVT. Theo nguyên tắc mình nghĩ khi BH nói xe chủ B có kinh doanh vận tải thì phải đưa ra được bằng chứng chứng mình, chứ không "kết tội" như vậy được dựa theo đăng kiểm "cũ".
  • BH đã đưa ra 2 phương án đó, mà người bình thường sẽ đi đăng kiểm lại chứ không ai chọn đóng phí theo xe KDVT cả (nên chủ B mới đang cân nhắc PA 2.1 và 2.2). Cái này mình cũng không đổ tại luật hay CQNN gây khó khăn, vì các CQNN liên quan đều coi cái đăng kiểm "cũ" đó có hiệu lực mà. Có DN BH là gây khó khăn thôi, trong khi họ muốn thì tự đi mà xác minh là xe có KDVT hay không :v

Cái này tôi nghĩ do luật VN ko phù hợp. Đáng lí đăng kiểm chỉ là kiểm tra xem xe đó có đủ đk khí thải, an toàn. Còn đăng kí xe mới là cái quyết định xe đó dùng vào mục đích gì. Ở đây đăng kiểm lại làm chồng chéo việc của mục đích sử dụng xe nên bị như vậy.

Tốt nhất là nên đăng kiểm lại cho nhanh
Hợp lý. Nhưng như fen trên nói thì việc đki KDVT lại do bộ GTVT quản lý, và đăng kiểm an toàn khí thải cũng bộ này quản lý, nên nó gộp chung vào 1 loại giấy cũng hợp lý.
Mục đích KDVT mà để BCA quản lý, đưa vào đăng kí xe thì cũng buồn cười, dân chưởi ăn $ mất :))
 
Đăng kiểm anh khác tên chủ sở hữu, khác biển số và khác mục đích sử dụng tuy nhiên nó còn “hợp lệ” ở chỗ số khung số máy đủ điều kiện vận hành trên đường, còn vẫn cứ muốn truy cứu rõ ràng 100% thì luật VN nó chưa tới được, cũng như người phàm sẽ không nắm được hết để mà mà cãi nhau khi ai cũng muốn giữ quan điểm.
 
Anh đã ra biển trắng và khi mua BH đã chọn không KDVT rồi thì BH dựa trên đăng kiểm để phán xe KD (cái này chỉ có hiệu lực cho BKS xe cũ) là sai hoàn toàn và tôi dám khẳng định éo có lãnh đạo cty BH nào đặt bút ký công văn trả lời về việc bồi thường tỷ lệ giữa KD & KKD xe thím.
 
Qua các thông tin bạn cung cấp thì mình thấy bên bảo hiểm ko sai đâu.

Ở đây, rõ ràng bạn cũng thừa nhận cái đăng kiểm còn hiệu lực, vậy nên bên bảo hiểm căn cứ vào đăng kiểm còn-hiệu-lực đó để nghi ngờ (hoặc khẳng định) rằng xe có kinh doanh vận tải (KDVT), dẫn đến việc có thể từ chối bảo hiểm.

Bạn lý luận là trước kia xe xin cấp biển vàng và có KDVT, còn giờ đổi qua biển trắng thì là k KDVT. Cái này là theo Thông tư 58/2020 của Bộ Conan, và thông thường (nếu ko có vấn đề đăng kiểm) thì ngta có thể sẽ nhận định là như thế. Tuy nhiên, nếu có tờ đăng kiểm thì việc xác định theo đăng kiểm (như bảo hiểm) là có căn cứ hơn (ngoài ra thì còn có lợi và an toàn cho họ hơn).

Vì sao dựa theo biển số trắng để xác định xe ko KDVT ở trường hợp trên nó thiếu thuyết phục? Đó là vì Bộ C.A quy định xe KDVT sử dụng biển số vàng, tuy nhiên Bộ C.A chỉ cấp biển số thôi, còn cơ quan trực tiếp quản lý về KDVT lại là Bộ Giao thông vận tải, và thực hiện quản lý căn cứ theo Nghị định 10/2020 (tức là việc KDVT đc 1 cơ quan đồng cấp quản lý và căn cứ 1 quy định có giá trị pháp lý cao hơn TT58, vì NĐ20 là của Chính phủ ban hành mà).

Và theo NĐ10 thì hồ sơ xin cấp phù hiệu (để đủ điều kiện KDVT) nó ko dính gì tới biển số màu vàng cả, chủ yếu là doanh nghiệp đủ điều kiện KDVT, có quyền sử dụng phương tiện và đáp ứng các điều kiện khác của NĐ10 (một số cái thể hiện qua đăng kiểm) thì xe có thể đc cấp phù hiệu để hoạt động KDVT.

Vậy là dẫn đến trường hợp, con xe hiện tại của bạn (biển trắng) vẫn có thể hoạt động KDVT, cho nên bên BH họ nghi ngờ là có căn cứ (giả sử bạn cho người quen thuê để đưa vào Cty taxi chẳng hạn, lúc này tính phí bảo hiểm theo xe thông thường rõ ràng là sai và thiệt cho bên bảo hiểm).

Đương nhiên nếu xe bạn có KDVT mà lại ko đổi qua biển số vàng thì bạn vi phạm quy định của Bộ CA. Giả sử xe biển trắng của bạn [có KDVT] [bị phát hiện] thì họ [sẽ xử lý], tuy nhiên nếu [chưa bị xử lý] thì lại dẫn tới 1 trong 2 trường hợp là bạn [ko KDVT] HOẶC bạn [có KDVT nhưng chưa bị phát hiện] => tức là ko hoàn toàn chứng minh đc rằng bạn ko KDVT.

Và dù thế nào thì cái màu biển số (theo quy định của Bộ CA) cũng là 1 phạm trù khác rồi, cho nên lấy việc xe đang biển số trắng để chứng minh việc liên quan tới KDVT (Bộ GTVT) nó vẫn có kẽ hở.

Trường hợp này nên đi đăng kiểm lại cho đồng bộ và yên tâm (ngta vẫn cho sử dụng đăng kiểm lúc trước là do tại thời điểm đăng kiểm, xe đủ điều kiện hoạt động nên khi ko còn KDVT thì họ cũng k buộc phải đăng kiểm lại, vì như thế mất thời gian, công sức của chủ xe). Trường hợp bạn làm việc với 1 bên khác (bảo hiểm) mà ko đi đến thống nhất thì bạn có thể chọn rất nhiều phương án, ví dụ như: thỏa thuận lại với bảo hiểm, lựa chọn bên bảo hiểm khác, chấp nhận đóng phí theo xe KDVT, hoặc là đăng kiểm lại để thuyết phục bảo hiểm => những lựa chọn này là của bạn, ko thể đổ là cơ quan nhà nước gây khó khăn hoặc luật bắt bạn phải mất thời gian + chi phí (quy định thường là áp dụng chung chứ ít khi quá chi tiết chỉ để phục vụ cho 1 vài trường hợp ít gặp, vì như thế sẽ có nguy cơ làm phức tạp hóa thủ tục một cách ko cần thiết).

(Thông tin thêm là Trạm Đăng kiểm và Cục Đăng kiểm cũng thuộc Bộ GTVT chứ k phải Bộ C.A).

Cuối cùng nếu vẫn ko muốn tốn nhiều thời gian và chi phí đăng kiểm lại, mình nghĩ là bạn có thể xin xác nhận của cơ quan chuyên môn về việc xe bạn ko hoạt động kinh doanh vận tải, và lấy đó làm căn cứ để chứng minh với bên bảo hiểm. Do vấn đề này ít xảy ra nên hình như ko có thủ tục hành chính cho vấn đề này, nhưng có hệ thống quản lý xe KDVT nên mình nghĩ có thể lên gặp và trao đổi, có thể gửi Văn bản đề nghị để đc hỗ trợ.
anh nói đúng về phương diện quản lý hành chính thôi chứ về mặt hợp đồng BH thì sai rồi

Giấy yêu cầu BH ghi rõ là xe ko KD
Hợp đồng BH ghi rõ "đối tượng BH" là xe ko KD thì có nghĩa là 2 bên đều đã "hiểu và chấp nhận" cái nội dung về "đối tượng BH" đó tại thời điểm giao kết hợp đồng
Việc của chủ xe là khai báo tai nạn trung thực
Còn nếu bảo hiểm nghi ngờ KH có gì không trung thực trong việc khai báo tai nạn, hoặc là không trung thực trong việc "thực tế sử dụng xe vào việc kinh doanh" thì BH phải chứng minh, xin nhấn mạnh ở đây việc chứng minh KH sai là trách nhiệm của công ty bảo hiểm
 
Back
Top