thắc mắc [Chuyên ngành CNTT] Những môn học thời đi học ĐH mà đến bây giờ đi làm các thím thấy giá trị.

hay quá bác sớm tới em học môn này .Bác rcm em ít cuốn sách về môn này với ạ .Em muốn học để hiểu và phục vụ quá trình phỏng vấn nữa ạ
bác lên vnoi đọc ấy bác xong lên leetcode cày xem kênh Neetcode cũng khá hay
FY7e6U1.png
 
mạng máy tính

sẵn tiện chửi luôn cái mạng phò 4 chữ

Bác cho em hỏi cụ thể kthuc lq đến mmt là gì được không ạ, em nghe dạy thì có vẻ hay nma lúc nhìn đề thi thì trầm cảm vler hướng cụ thể e định theo sau này là devops ạ

Gửi từ Xiaomi 2112123AC bằng vozFApp
 
Môn Toán cao cấp 1. Định luật DeMorgan giúp xử lý logic. Hồi mới đi làm, có task ông tướng làm cùng team om nửa ngày phần logic. Trong tài liệu BA viết là nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện A, B, C,... thì mới thực hiện hành động. Để tránh pyramid if else thì team mình hay làm kiểu ngược lại là nếu không thỏa mãn A hoặc B hoặc C thì quit. Do phần condition phức tạp quá, ông tướng kia ngồi vò đầu bứt tai từ sáng đến trưa cuối cùng quay sang hỏi mình. Mình nhìn SRS xong cầm bút nháp chưa đến 2p là draft xong flow cho phần code đó nhờ áp dụng định luật kể trên. Sau hỏi ra mới biết ông tướng kia toàn chạy thầy để qua môn, nhất là các môn toán (hắn học ĐH Công nghệ)
Ủa, đại học công nghệ mà cũng chạy các thầy để qua môn á, ngày trước mình học đó ko chạy được môn nào luôn -> ra trường chậm mẹ nửa năm :)
 
Tôi rất buồn vì đọc tất cả cmt của các bạn, những đồng nghiệp, cộng sự thân thương của tôi trên con đường cách mạng 4.0 mà không thấy điều nên thấy :canny:
Tôi tin các bạn đều là thợ code giỏi và nhanh nhẹn. Những môn đó tốt cho kỹ năng và nghề gõ code.
Điều đầu tiên khi ta bước vào nghề nào đó, theo các bạn quan trọng nhất là gì? Cần có thứ gì trước tiên? Bác sĩ, nhà giáo, công tố viên, người bán phở, thợ hút bồn cầu...
Chúng ta cần ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.
IT cũng vậy thôi, cần có đạo đức nghề trước. Có đức ko có kỹ năng làm sẽ chậm nhưng chắc chắn đúng.
Không có đức sẽ gian lận, làm cho được việc mà ko nhìn đến tương lai. Task 1 ngày est 3 ngày, chưa unit test đã chuyển tester, viết tài liệu chuyển giao sơ xài. Nghiêm trọng hơn là ăn cắp dữ liệu cty làm lợi cho bản thân, phương hại đồng nghiệp phá hỏng hình ảnh và uy tín cty.
Cuộc cách mạng nào cũng cần có một ý thức hệ để dẫn dắt hành động.
CMCN 4.0 cũng vậy, và tư tưởng HCM tôi cho rằng phù hợp.
 
Tôi rất buồn vì đọc tất cả cmt của các bạn, những đồng nghiệp, cộng sự thân thương của tôi trên con đường cách mạng 4.0 mà không thấy điều nên thấy :canny:
Tôi tin các bạn đều là thợ code giỏi và nhanh nhẹn. Những môn đó tốt cho kỹ năng và nghề gõ code.
Điều đầu tiên khi ta bước vào nghề nào đó, theo các bạn quan trọng nhất là gì? Cần có thứ gì trước tiên? Bác sĩ, nhà giáo, công tố viên, người bán phở, thợ hút bồn cầu...
Chúng ta cần ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.
IT cũng vậy thôi, cần có đạo đức nghề trước. Có đức ko có kỹ năng làm sẽ chậm nhưng chắc chắn đúng.
Không có đức sẽ gian lận, làm cho được việc mà ko nhìn đến tương lai. Task 1 ngày est 3 ngày, chưa unit test đã chuyển tester, viết tài liệu chuyển giao sơ xài. Nghiêm trọng hơn là ăn cắp dữ liệu cty làm lợi cho bản thân, phương hại đồng nghiệp phá hỏng hình ảnh và uy tín cty.
Cuộc cách mạng nào cũng cần có một ý thức hệ để dẫn dắt hành động.
CMCN 4.0 cũng vậy, và tư tưởng HCM tôi cho rằng phù hợp.

viết troll troll mà khá đúng đó. Ai cũng kể mấy môn chuyên ngành nhưng môn đạo đức nghề nghiệp cũng quan trọng ko kém. Cái ăn cắp dữ liệu là phạm pháp ko cần kể tới đạo đức. Xài chùa máy tính/dữ liệu/thời gian của cty train cho project cá nhân thì tùy cty cấm là phạm pháp, còn chưa cấm thì là theo toy là 50/50 đạo đức nghề nghiệp. Làm dev cho mấy cty lùa gà thì nó ko phạm pháp nhưng theo toy thì khá là thất đức. Thậm chí có trường hợp hiếm, phạm pháp vẫn được nhiều người coi là có đạo đức như thằng Snowden.

dăm ba cái lớp chuyên môn thì sau này trên mạng đầy rẫy, nhưng lớp đạo đức nghề nghiệp thì có lẽ chỉ có dạy ở đh. Có dạy thì mới đếch có câu hỏi ngu như ko xin phép mà up project của khách lên private repo của mình thì có sao ko
aVgiONl.png
 
Last edited:
Môn nào cũng thấy có giá trị cả. Trước xem Video của ông Dương Ngọc Thái thấy ổng nói rất đúng, các môn học ở trường đều hay, đều có giá trị thực tiễn khi đi làm cả, nhưng tại thời điểm sinh viên, chúng ta không thấy được việc nó sẽ được áp dụng như thế nào, giá trị ra sao nên đâm ra cảm thấy nhàm chán, không muốn học:big_smile::big_smile::big_smile:
Cái này thì Steve Jobs có nói rằng các kiến thức bạn học được ở nhà trường nó như là những cái chấm rời rạc, chỉ sau này đến khi bạn đi làm mới bắt đầu kết nối những chấm kiến thức đó lại trở thành sự nghiệp riêng.
Thời sinh viên Steve Jobs học môn Typography mà chẳng thể nào hình dung sẽ vận dụng kiến thức nó để làm gì, phần còn lại thì đã là lịch sử, iPhone iPad MacOS có font chữ đẹp sang mịn nhất mọi thời đại.
 
Đại học có môn mình thích nhất là Nhập môn lập trình. Thời đó thầy dạy VB.Net. nhờ đó mình có tư duy lập trình, sau này viết những tools nho nhỏ phục vụ công việc tiện phết.
 
Đợt đó tôi học cùng với 4 ông/bà tốt nghiệp ĐH công nghệ K51) ở lớp Fresher của Fsoft.
Ông B là ông tôi kể ở trên.
Một ông khác tên T, học chất lượng cao ra, bằng đỏ nhờ quay được bài thằng bạn ngồi cạnh (tự hắn kể). Thề luôn từ basic tới advance coding, db không biết tí gì. Code thì nhờ tôi support tới mức debug hộ luôn. Ông này còn không qua được lớp Fresher của Fsoft nên bị release sau 3 tháng training. Sau đó mấy tháng thấy bảo hắn vào làm ở Viettel với mức lương 15 củ (gấp 3 lần bọn tôi hồi đấy luôn). Đúng là có cái mác bằng đỏ nó cũng khác biệt :LOL:
Một ông nữa tên K. Tư duy cũng bt nhưng được cái chịu khó làm việc, không xung đột với ai bao giờ
Còn lại là một bạn gái thì chăm chỉ, tư duy rất tốt cả học thuật, coding lẫn tiếng Anh
thím chắc giờ già trâu lắm rồi nhỉ. Fresher năm nào chắc lên hết tech lead, PM còn không giải nghệ làm việc khác rồi
 
Mình nghĩ các môn quan trọng hàng đầu là:
1. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
2. Kiến trúc máy tính
3. Hệ điều hành
4. Mạng máy tính
5. Trình biên dịch

Để nắm tốt kiến thức chắc mọi người cần xem tài liệu nước ngoài thôi. Ở Việt Nam mình trừ thuật toán thi đấu thì các mảng khác chưa được phát triển mạnh. Trước mình có làm OS đơn giản để phục vụ cho công việc liên quan đến Linux Kernel, các bác tham khảo xem có hữu ích gì không nhé :D:
https://github.com/nguyenzung/kos
 
Mình nghĩ các môn quan trọng hàng đầu là:
1. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
2. Kiến trúc máy tính
3. Hệ điều hành
4. Mạng máy tính
5. Trình biên dịch

Để nắm tốt kiến thức chắc mọi người cần xem tài liệu nước ngoài thôi. Ở Việt Nam mình trừ thuật toán thi đấu thì các mảng khác chưa được phát triển mạnh. Trước mình có làm OS đơn giản để phục vụ cho công việc liên quan đến Linux Kernel, các bác tham khảo xem có hữu ích gì không nhé :D:
https://github.com/nguyenzung/kos
Bổ sung thêm Hệ quản trị CSDL nữa 😁
 
Back
Top