kiến thức [ Classic Menswear ] Tất (Vớ) hay không Tất ? Tất nhiên

Spoken

Senior Member
TẤT HẢ? TẤT NHIÊN!

Dạo này có nhiều thím bàn và tranh luận nhiều về tất màu gì, nên mang loại nào, kiểu gì, họa tiết và hoa văn ra sao? Bài viết này là khởi điểm cho chủ đề trao đổi về tất.

A. LỊCH SỬ

Tất ra đời từ thời cổ đại, nhiều sử sách đưa ra luận điểm là từ trước Công Nguyên, nền văn minh Ai Cập tiến bộ đã phát minh ra tất làm bằng cỏ và rơm rạ để mang bảo vệ chân khi đi xa hoặc lao động, hoàng tộc thì để giữ ấm. Bên cạnh đó, có bằng chứng ghi lại tất mang hình dáng và làm bằng chất liệu tương tự hiện đại là do người Hy Lạp phát minh và sử dụng từ thế kỉ thứ 8. Chất liệu ngày xưa làm bằng vải quấn quanh chân, lông hoặc da thú phơi khô mang để bảo vệ chân hoặc đơn giản là giữ chân khô và ấm. Ngắn gọn thì tất ra đời lâu lắm rồi!

Nhưng đến khoảng thế kỉ 11t trở đi thì đôi tất không chỉ đơn thuần mang tính hữu dụng mà còn là 1 món đồ để phô trương thanh và danh thế của quý/hoàng tộc. Kĩ thuật đan vải ngày xưa đc xem như bí truyền và nguyên liệu thô cũng cực kì quý giá nên chỉ người có quyền lực và tài chính mạnh mới sử dụng đc các loại tất đan dệt đẹp, còn người dân thường vẫn dùng cách cổ xưa là lấy vải quần áo cũ quấn quanh chân rồi dùng dây buộc lại cho khỏi tuột.

Các ví dụ dưới đây là vua đẹp trai Louis đời thứ 7 (thế kỉ thứ 15) mang vớ trắng cao đến đầu gối.

tat1.jpg


Vớ dệt đan cao cấp của quý tộc vào khoảng thế kỉ thứ 11

tat2.jpg


Vớ dân dã cao tới đầu gối khoảng thế kỉ thứ 17

tat3.jpg


B. SINH HỌC

Cũng như bất kì vật thể sống nào khác, da và các tế bào khác trong cơ thể thay đổi và tái sinh liên tục (tốc độ và mật độ nhanh chậm thì tùy cơ địa và tuổi tác). Lớp da cũ khi khô hoặc được thay thế sẽ tróc đi để dành chỗ cho lớp biểu bì mới, đẹp và mềm mại trồi lên. Lỗ chân lông hỗ trợ cơ thể trao đổi chất và bài tiết khoáng chất thừa hoặc thải – bao gồm, muối, tiêu, đường, bột ngọt…, ủa nhầm qua nấu ăn thường thức! bao gồm muối, khoáng chất, 1 phần biểu bì, lỗ chân lông, bụi bẩn…và quan trọng nhất là mồ hôi. Tùy vào cơ địa mà có mồ hôi nhiều dầu hoặc mồ hôi nhiều muối – nhớ kĩ đoạn này nhé!

Khi phần da cũ tróc đi – đây là da chết sẽ hòa trộn cũng các chất lỗ chân lông đào thải ra – chủ yếu là mồ hôi và chất thải. Tưởng tượng khi bạn làm thịt muối nhưng ở môi trường bí và nhiều vi khuẩn thì sao? Lên men, trương lên, mùi và vị cực kì khó chịu đúng ko? Cụ thể hơn sau 1 ngày nắng nóng thì áo và quần lót thì khó chịu, bốc mùi, thậm chí còn bị cứng cứng như miếng bánh đa, phải giặt ngay. Trừ khi gu người mặc mặn hơn quần áo thì mặc lại không thay hoặc giặt…

Tương tự vậy, khi mang tất với giày – dù là giày thể thao bằng sợi tổng hợp, giày da lót hay không lót, thì da bàn chân và lỗ chân lông cũng đào thải lớp tế bào da cũ, và mồ hôi khoáng chất thừa. Những món này + với vi khuẩn và bụi bẩn từ đất + môi trường kín giữa chân và giày sẽ tạo nên 1 môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và đặc biệt là mục rữa. Nhưng, nếu có tất nằm giữa chân và giày thì tất sẽ hấp thụ hết các “juices” nói trên, cuối ngày thay ra giặt rồi phơi khô, chân, giày và tất sẽ lại sạch sẽ tươi mới ngay! Nếu bạn ko mang tất, chân dễ ra mồ hôi, da dầy và láng (nghĩa là da thay đổi nhanh và thường xuyên), lại không có shoe trees, còn mang giày liên tục 3-4-5-6 ngày/tuần mà không cho giày nghỉ thì…giày sẽ không phục vụ bạn lâu được.
Nhưng trời VN nắng nóng oi bức sẽ làm nhiều bạn lười và ngại mang tất khi đi loafers/slippers, giải pháp sẽ có ở dưới nhé.

C. PHONG CÁCH VÀ THỜI TRANG

Theo thời gian và quá trình tiến bộ của văn minh con người, tất cao qua bắp chân/Over-The-Calf trở thành 1 món hơi “niche” cho dân chơi giày và tất dạng nghiện (ờ!) hoặc rất chuyên sâu cần sự hỗ trợ và không tuột xuống như dân chơi thể thao đạp xe đường dài, các môn bóng đá/bóng chuyền/bóng bầu dục…hoặc đơn giản cho mấy người lười/chân ngắn nhưng bắp chân to và low-hanging.

tat5.jpg


tat6.jpg


Bên cạnh đó tất từ từ ngắn hơn cho tiện mang và cất giữ: mid-calf, low cut – 2 loại này thường thấy ở nhiều môn thể thao, dầy và màu trắng. Nhưng loại tất ngắn như vầy thường được sản xuất với mẫu mã, màu sắc, kiểu cọ đa dạng hơn tất cao bởi vì giá thành thấp, dễ bán dễ dùng dễ xoay vòng. Nhược điểm của tất này là dễ tuột và gom 1…nùi ngay mắt cá, khi mặc quần dài gác chân lên sẽ thấy ống đồng và lông xung quanh, nhìn tức lắm, tức nắng luôn!

Thời trang và phong cách hiện đại du nhập phong cách Địa Trung Hải lãng mạn, thơ mộng nhưng nóng lật mặt! – mang giày không tất xuất phát từ những người dân ở đây. Phong cách này mình rất thích, phong trần, lãng du và thoải mái, nhưng cần nhớ rằng chủ yếu bà con ở nơi đấy họ mang giày cói – loại này đế đan như rổ tre, upper là vải lanh/đũi nên rất thông thoáng, thời tiết lại cực khô và nóng nên môi trường cho mốc mọt vi khuẩn được giảm thiểu tối đa.

tat4.jpg


Bản thân mình mang tất bất kì khi nào mang giày tây trừ khi dép kẹp, sandal, vừa sạch sẽ, vừa bảo quản phần trong giày lâu hơn, lại nhã nhặn và nghệ khi phối màu và hoa văn. Sẽ có bài khác nói về chất liệu, cách phối màu sắc và hoa văn tất với quần và giày.
 
ở cái xứ vừa nóng vừa ẩm như VN thì thằng nào đi giày ko mang tất xứng đáng bị cách li.
lúc giày mới thì ko ảnh hưởng chứ cái lúc mà nó đã lưu lại cái mùi mồ hôi chân thì chỉ có vứt giày đi thôi, thối ko ngửi dc
Đúng rồi, đặc biệt là giày da, làm gì cũng ko hết mùi
 
mng lúc cởi giầy vào nhà có cởi luôn tất ko hay vẫn đeo tất ở trong nhà vậy

via theNEXTvoz for iPhone

~ Hỏi chủ nhà có dép đi trong nhà cho khách không ? Quan sát thôi chứ không khuyến khích

~ Nhà nhìn sạch thì đi tất

~ Còn nhà không ok thì cởi tất
 
100% đi tất, chỉ là invisible hay OTC thôi. Chịu ko đi đc kiểu chân trần 100%.
Hồi những năm đầu 2000 cũng đi kiểu driving shoes ko đi tất.
Giầy hồi đó mua hàng dỏm ko thoát mồ hôi, đi bị hôi chân.
Sau này dù có đi làm cả ngày về , cởi giày bỏ tất cũng ko thấy bị hôi như hồi đấy.
 
Back
Top