Cò đất khóc đứng khóc ngồi cuối năm

Cryolite.11

Member
https://tuoitre.vn/co-dat-khoc-dung-khoc-ngoi-cuoi-nam-20230111231030099.htm

"Một, hai tháng đầu năm 2022 còn làm được chút, sau đó gần như "đóng băng âm độ" luôn đến giờ, không còn mấy giao dịch nữa. Hợp đồng chốt thành công không bằng 1/30 so cuối năm 2021". Đó là lời than thở của nhiều môi giới bất động sản (cò đất).

Nhiều vị trí đất đẹp ở Lâm Đồng luôn đông người tìm mua, nay vắng tanh - Ảnh: MẠNH DŨNG cò đất

Nhiều vị trí đất đẹp ở Lâm Đồng luôn đông người tìm mua, nay vắng tanh - Ảnh: MẠNH DŨNG

Tết này, các cò đất không có tiền lo gia đình và sang năm chưa biết sao...

Bằng giờ này năm ngoái, điện thoại anh Lê Phú Hải reng liên tục. Dù đã cận Tết 2022, nhiều người vẫn đôn đáo tìm nhà đất "đẹp" để xuống cọc; người thì muốn chốt lời, ra hàng để thu tiền mặt về, chuẩn bị cho vòng kinh doanh mới. Nhưng năm nay, tình hình khác hẳn 180 độ...

Cò đất mua... vé số cầu may​

Gần 11h trưa, anh Lê Phú Hải (35 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) vẫn đang nhâm nhi... cà phê sáng và lướt mạng cho hết giờ nhàn rỗi. Anh vét ít tiền lẻ mua gần chục tờ vé số dạo để "gặp hồi khó mần ăn quá, mua ít vé số cầu may".

So với giới "cò đất" phía tây nam thành phố này, Hải vào nghề hơn 7 năm nhưng đã dày dạn kinh nghiệm thị trường và chốt được nhiều kèo lớn, kèo nhỏ thành công. Địa bàn hoạt động anh trải từ quận Bình Tân, huyện Bình Chánh sang các huyện liền kề thuộc tỉnh Long An như Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước...

Tâm sự chuyện làm ăn, anh nói: "Lúc tôi mới chập chững vào nghề là hồi nhà đất còn lạnh, rồi gặp đợt sốt từ 2018 đến cuối năm 2021 dù bị hai năm dịch giã dữ dội. Còn năm 2022 này lại bước vào lạnh, mà lạnh ngắt âm độ luôn, hầu như không giao dịch gì được hết".

Anh Hải kể cảnh khó của mình cũng giống nhiều "cò đất" là nhìn thị trường hướng nào cũng thấy "đóng băng", từ nội thành ra ngoại thành, từ các tỉnh miền Tây lên miền Đông, Tây Nguyên và cả các thành phố ven biển.

Trọng điểm môi giới của Hải ở phía tây nam TP.HCM và tỉnh Long An, nhưng Hải vẫn có các đầu mối ở nhiều địa phương. Ai cần mua bán gì, anh đều có thể kết nối giao dịch nhanh chóng, tỉ lệ tiền hoa hồng hai bên môi giới chia đẹp 50/50%. Nhưng năm nay những cú bắt tay liên kết môi giới hầu như tắt ngóm.

"Nhiều khi buồn quá thì gọi điện, chát chít với anh em cò quen biết ở các nơi cho vui thôi, cũng quen miệng hỏi han nhau chốt được kèo này nọ không, nhưng thực tế đã biết trước câu trả lời giống nhau là không".

Trong khi đó, theo chị Dương Thị Khâm, cũng là một tay môi giới bất động sản dày dạn bên bờ đông sông Sài Gòn (TPThủ Đức), những người như chị đã hồi hộp trông tình hình khá hơn ở quý 4-2022 này nhưng thực tế hoàn toàn không hề được như mong đợi.

Người phụ nữ 39 tuổi, có thâm niên 15 năm với nghề "cò đất", cho biết: "Tụi tôi nắm quy luật các đợt thị trường nhà đất đóng băng trước đây là cứ cuối năm tình hình sẽ đỡ hơn. Bởi khi đó, nhiều người sẽ cần bán ra và chấp nhận bán giá rẻ để trả nợ ngân hàng, trong khi nhiều người có tiền lại săn hàng ngộp, kiếm mua giá rẻ. Người bán và người mua sẽ gặp nhau ở thời điểm này, kể cả nhiều nhà đầu tư lớn".

Tuy nhiên, theo chị Khâm và anh Hải, quý cuối năm nay không có làn sóng cần bán ra - săn mua vô này. Các "cá mập" lớn rất hiếm, người đầu tư nhỏ lẻ cũng chỉ lác đác, nên thị trường không nóng lên được dù đây là thời điểm nhiều người cần bán ra để trả nợ.

Ông Kiều Văn Toàn - một nhà môi giới bất động sản có hơn 20 năm thâm niên ở phía đông thành phố, bạn liên kết làm ăn của chị Khâm - cũng có nhận xét tương tự: "Cũng có một số ít nhà đầu tư săn hàng ngộp nợ cần bán ra cuối năm, nhưng họ không nhiều và không mạnh tiền, nên không có làn sóng nào cả".

Theo lý giải của nhà môi giới lâu năm này, ngoài lý do ngân hàng hạn chế cho vay, lãi suất cao, những nhà đầu tư lớn thua lỗ, liên đới các vụ án này nọ, tình trạng "đóng băng" dịp cuối năm này còn do tâm lý chờ đợi. "Nhiều người nghĩ qua năm giá nhà đất có thể xuống nữa nên chưa chịu ra tiền mua vô lúc này", ông Toàn nói.

Những người môi giới bất động sản cho biết trong năm 2022, tình trạng khó khăn của họ xuất hiện từ khoảng tháng 4, 5 và cứ nặng dần cho đến giờ. "Cuối năm bao nhiêu nhu cầu tiêu dùng gia đình nhưng dân cò đất như tụi tôi chỉ chốt được kèo (ký hợp đồng mua - bán) mới có tiền hoa hồng, chứ mấy ai có lương bổng gì đâu.

Năm nay thật sự khó khăn quá" - anh Trần Văn Mạnh, một môi giới thâm niên ở Lâm Đồng, trầm giọng kể. Anh cho biết suốt mấy năm liền vùng núi non mát mẻ này luôn là điểm sốt đất đai, có ngày anh môi giới thành công hai, ba hợp đồng, nhưng năm nay cả tháng, thậm chí suốt 3 tháng, "không vô nổi kèo nào".

Thỉnh thoảng cũng có vài khách quen gọi điện thoại mà chủ yếu là muốn nhờ bán ra, chứ hiếm người tìm mua vô.

Giờ thay vì đi môi giới bất động sản, anh Hải ngồi lướt mạng cho đỡ buồn và mua vé số cầu may - Ảnh: MẠNH DŨNG cò đất

Giờ thay vì đi môi giới bất động sản, anh Hải ngồi lướt mạng cho đỡ buồn và mua vé số cầu may - Ảnh: MẠNH DŨNG

Người đầu tư nhà đất đang "rất ngộp"​

Tuy nhiên, những cò đất nhỏ như Mạnh dù không có tiền hoa hồng vẫn đỡ khổ và căng thẳng hơn những nhà môi giới chen chân vào đầu tư, đặc biệt là những ai nhảy vô thị trường khúc cuối năm 2021.

Mạnh kể anh giờ không có tiền ăn Tết nhưng không bị nợ. Bạn anh, những cò đất lớn đã hùn hạp nhau đầu tư vào các lô đất ở Lâm Hà, Bảo Lộc để tìm khách bán lại hưởng lời nhưng chỉ một số ít "kịp thoát" ra hàng ngay cuối năm ngoái, còn đa số vẫn đang ôm đất và ôm cục nợ mà như ngồi trên đống lửa.

"Người nào nhẹ nhất là gom tiền bạn bè, anh em dòng họ chung vốn đầu tư thì còn tạm đỡ, dù cũng có thể bất hòa vì chuyện kinh doanh gặp khó. Còn ai thế chấp nhà đất vay tiền ngân hàng đầu tư đất đai thì chỉ còn khóc đứng khóc ngồi. Lãi suất vay cứ tăng cao, mà đất đai thì không bán ra được.

Làm sao giờ?" - Mạnh kể thêm anh có gần chục bạn thân đang bị tình trạng "ngộp nợ này", người nhẹ nhất là mượn ngân hàng để góp 500 triệu đồng mua chung đất, người nặng nhất là cả chục tỉ đồng và "cứ sáng mở mắt ra là toát mồ hôi mẹ mồ hôi con với lãi vay phải trả".

Ở phía tây nam TP.HCM, tỉnh Long An cũng đang có rất nhiều đất của các nhà môi giới kiêm đầu tư ôm vào và... ôm cục nợ khó trả. Ở thị trấn Đức Hòa, Hậu Nghĩa có nhiều môi giới đang là con "nợ ngộp" của ngân hàng khi vay tiền gom đất vào năm ngoái mà không kịp bán ra.

Trong đó có những người nợ lên đến 10 - 15 tỉ đồng, số tiền nhỏ với các "cá mập" bất động sản nhưng là núi nợ trên vai những cò đất mới ngoi lên đã gặp ngay thời bất lợi.

Môi giới Lê Phú Hải nói: "Nhiều cò đất sau thời gian bán nước miếng kiếm hoa hồng có chút bạc để dành thường lao vào tự đầu tư thêm, bởi lúc đó họ thấy sao mình cứ đi làm cò kiếm chút bạc lẻ để người ta làm giàu".

Và cuối năm 2021 là thời khắc "sinh - tử" của những môi giới chen chân làm nhà đầu tư bất động sản. Ai kịp ra hàng thì đỡ, ai còn ôm đến giờ thì chỉ còn khóc đứng khóc ngồi, nhất là những người đi vay nợ để kinh doanh đất đai. Thôi đành ngóng qua năm...

...
 
Cò thì ăn tiền tươi thóc thật chứ có vay nợ trả lãi đéo đâu mà cũng kêu? Thị trường đóng băng thì đi chạy grab làm công nhân cũng ra tiền mà, vẫn ngồi cafe mua vé số hàng ngày thì thoải mái hơn 99% dân xứ này rồi
 
Cò đất bán nước bọt. Có mất gì đâu mà khóc nhỉ. Không làm cò thì làm cái khác.
Người đu đỉnh đất, không thoát được hàng mới là người khóc chứ

Tụi nó mua báo để đẩy hàng cuối năm chứ có phải thật đâu

Xaolon đó. Giá đẩy lên cao chốt lời cắt cổ chứ khóc chỗ nào, chờ mãi mà đéo thấy giá hạ xuống, chung cư mà còn lên giá ầm ầm kìa
 
Tụi bây rơi vào chảo dầu lửa thì tao đổ thêm xăng, rơi xuống giếng thì tao bỏ thêm đá, khóc lóc cái lờ
IdFSYWI.png


Gửi từ Cục phòng chống Ipỏn bằng vozFApp
 
Back
Top