Có 'thần dược' giải rượu giúp uống ngàn chén không say?

Cryolite B

Senior Member

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước uống, viên giải rượu được quảng cáo có tác dụng giải rượu nhanh chóng. Có nên sử dụng không?

Các bác sĩ khuyến cáo nên uống rượu đúng cách thay vì tìm kiếm thuốc giải rượu để “tăng đô” - Ảnh: THU HIẾN

Các bác sĩ khuyến cáo nên uống rượu đúng cách thay vì tìm kiếm thuốc giải rượu để “tăng đô” - Ảnh: THU HIẾN

Theo ghi nhận, vào dịp nghỉ lễ các siêu thị trưng bày kệ hàng bán nhiều thức uống, viên uống giải rượu bia khác nhau có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...

Những loại này được quảng cáo có tác dụng giải rượu nhanh chóng, bảo vệ gan, giảm các triệu chứng khó chịu của rượu bia.

Mỗi sản phẩm được rao bán từ 10.000 đồng/viên cho đến vài trăm ngàn đồng/chai nước uống giải rượu kèm theo các khuyến mãi như: mua 2 tặng 1, mua 3 tặng 1…

Tại các sàn thương mại điện tử chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm “giải rượu” cho ra hàng trăm kết quả viên uống, thực phẩm chức năng, nước uống giải rượu bia với đủ loại, đủ giá.

Bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 - cho biết có ba con đường chuyển hóa rượu ở trong cơ thể người là tại gan, qua tuyến mồ hôi trên da, và thông qua hệ hô hấp.

Trong đó, khoảng 90% là chuyển hóa thông qua hệ thống men của gan nhờ hai enzym chủ yếu là alcohol dehydrogenase và aldehyde dehydrogenase.

Trong cơ thể con người nếu có hai loại men trên, rượu sẽ được phân hủy nhanh hơn, hệ thần kinh trung ương ít bị ảnh hưởng bởi rượu.

Khi uống quá nhiều, quá nhanh vượt khả năng phân hủy của men hay thiếu hụt một phần hay hoàn toàn men chuyển hóa sẽ rơi vào tình trạng say rượu.

Một người có say hay không phụ thuộc vào nồng độ ethanol trong máu.


Khi nồng độ ethanol trong máu từ 0,05 - 0,1% thì bắt đầu xỉn nhẹ, khi đạt 0,3% thì sẽ có dáng đi loạng choạng, nói năng không kiểm soát (trạng thái say rượu), và khi đạt trên 0,5% thì nguy cơ cao sẽ chết. Khả năng dung nạp ethanol ở mỗi người cũng không giống nhau.

Theo bác sĩ Nhi, thuốc giải rượu thực chất là để tăng cường chức năng hoạt động của hệ thống men gan, từ đó tăng phân hủy rượu, giúp mau tỉnh táo, loại bỏ cảm giác nôn nao kéo dài sau khi uống rượu.

Song khả năng của gan có hạn, nó chỉ sản sinh lượng enzyme nhất định mỗi giờ, ứng với lượng cồn nhất định được chuyển hóa, vì vậy nếu uống quá nhiều gan sẽ không kịp sản xuất.

Bác sĩ Nhi cho biết hãy uống rượu đúng cách thay vì đi tìm kiếm thuốc giải rượu để “tăng đô”.

Hạn chế uống các loại rượu mạnh, nên lựa chọn các loại rượu trái cây hoặc rượu vang, không nên cố gắng uống quá nhiều.

Nếu không thể tránh được rượu bia thì trước khi uống rượu bia cần chú ý vài điểm sau để không bị say rượu:

Trước khi uống nên ăn thức ăn, tránh để bụng trống khi uống, vì khi đói khả năng hấp thu rượu của đường ruột sẽ nhanh hơn khi có trộn lẫn thức ăn, làm người uống dễ say hơn.

Trước nửa giờ khi đi uống rượu có thể uống một bình sữa nhỏ (sữa tươi nguyên chất là tốt nhất) vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày ngăn ngừa tình trạng viêm dạ dày do rượu, vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy ethanol.

Không nên uống quá nhanh, quá nhiều cùng lúc sẽ làm tăng áp lực cho gan, khiến gan không kịp chuyển hóa rượu.

...
 
:confuse:Không có "thần dược" giải rượu nào có thể đảm bảo rằng bạn có thể uống ngàn chén mà không say. Rượu là một chất kích thích và gây nên ảnh hưởng trực tiếp đối với hệ thống thần kinh, sự cảm nhận và chức năng của cơ thể. Mặc dù có nhiều loại thực phẩm, đồ uống được cho là giúp giảm tác động của rượu, nhưng không có chất nào có thể loại bỏ hoàn toàn tác động của nó.
Một số thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm cảm giác say sau khi uống rượu bao gồm:
  1. Nước: Uống nhiều nước có thể giúp giảm tác động của rượu và ngăn ngừa sự khô mắt.
  2. Nước cốt dừa: Một số người tin rằng nước cốt dừa có thể giúp giảm cảm giác say mệt.
  3. Thực phẩm dầu mỡ: Một số thực phẩm giàu dầu mỡ như thịt, hạt giống lanh có thể giúp hấp thụ rượu nhanh hơn.
Tuy nhiên, việc chú ý và hạn chế lượng rượu tiêu thụ là cách hiệu quả nhất để tránh tình trạng say xỉn. Uống quá mức có thể gây hại cho sức khỏe và an toàn của bạn. Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về việc kiểm soát việc uống rượu, nên tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia hoặc nhóm hỗ trợ.
 
bú diệu mà hok say thì uống trà đi
say rồi phải có trách nhiệm với hành động
đó mới là đấng nam nhi đại trượng phu :rolleyes:
 
có sao không
đợt đọc báo an ninh kể vụ bắt 1 tội phạm người dân tộc. Tên này cực kỳ xảo trá, rất hiếm khi xuất hiện. cán bộ giả dạng tiếp cận trong mấy tháng mới làm quen được. Bữa đó cử 2 cán bộ uống giỏi nhất tới chuốc nó say rồi bắt, do nó có hàng nóng. Ai dè thằng dân tộc ăn cái lá gì chuốc ngược 2 cán bộ sml
 
Mình thuộc kiểu có say cỡ nào cũng ít khi tay chân hành động bậy bạ nên đã uống vào đến mức say thì lại thấy rất thoải mái, về tâm lý thì không sợ làm gì bậy, về cơ thể thì người cứ lâng lâng phê đéo chịu được, hôm nào trời lạnh tí uống rượu say vào nằm ngủ người cứ như có mấy con sâu bò khắp người, cứ rờn rợn nhưng cũng rất phê.
p.s: tay chân không hành động bậy chứ bảo lái xe cũng sml thoi, toàn gọi grab về
 
ae gặp nhau làm vài lon chém gió cho bon mồm là được rồi :go: uống nhiều vừa mệt vừa tốn tiền, kiểu này chủ yếu mấy bợm thích thể hiện, o ép nhau :doubt:
 
Uống lắm chết sớm thôi, biết mấy ông giàu vl xong nghiện rượu cuối cùng toàn chết sớm, ko bệnh này bệnh kia cũng đột quỵ, rượu ở quán toàn rượu đểu.
Tôi có đợt cũng uống nhiều, uống khoẻ, bỏ đi cái thấy người khoẻ hẳn, cũng éo thấy thèm mà éo hiểu có thể lọai nghiện bia rượu đc. :go:
 
Vừa ở trong đám về, lái xe nên chạy lại ngồi mâm các bà ngồi, k dám uống.
ko ngờ ăn xong ngồi uống nc chè cũng bị mấy thanh niên khác claim thanh niên ở HN lâu lâu mới về mà k nhiệt tình :too_sad:
 
Tưởng mấy anh bợm nhậu uống là để say, uống không say thì uống làm éo gì :doubt:
bợm uống để say. Để có cảm giác lâng lâng. Nên nhậu với bợm nhiều khi uống ít cũng được

Chỉ có mấy thằng mất dạy , bất tài mới dùng đô rượu để so nam tính và tài năng thôi :LOL:
 
Có, thằng đội trưởng mẽo ko bao giờ say rượu
8fyNGtP.png
nên mọi người hãy liên hệ Marvel để tiêm huyết thanh và ngàn chén không say
viYfUx5.png
 
Back
Top