Con chim bay một mạch qua quãng đường dài hơn 13.500km

luongtieulong1979

Senior Member

Trên website guinnessworldrecords.com của Sách Kỷ lục Guinness vừa chính thức xác nhận một con chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn, có tên khoa học là Limosa lapponica đã bay một mạch được 13.560km từ bang Alaska cực Bắc châu Mỹ đến bang Tasmania cực Nam Australia, là 'Con chim có thể bay liên tục qua quãng đường dài nhất thế giới'.​


Cụ thể, theo hồ sơ theo dõi con chim Limosa lapponica 5 tháng tuổi đeo thẻ vệ tinh 5G, với số thẻ là 234684 đã rời Alaska vào ngày 13/10/2022, rồi đáp xuống Tasmania đúng 11 ngày sau đó vào ngày 24/10/2022, mà không dừng lại bất cứ chỗ nào để tìm kiếm thức ăn hay nghỉ ngơi.

d79557bd4df0a4aefde1.jpg

Để so sánh, quãng đường con chim choắt đã bay qua tương đương với 2,5 lần chiều dài tuyến đường hàng không nối London (Anh) với New York (Mỹ), hoặc xấp xỉ 1/3 chu vi trái đất. Còn theo nhận định của ông Eric Woehler, quản trị chương trình Birdlife Tasmania chuyên về bảo tồn các loài chim ở quần đảo Tasmania, thì con chim choắt - kỷ lục gia - có thể đã giảm hơn phân nửa trọng lượng cơ thể trong quá trình bay liên tục cả ngày lẫn đêm.

https://antg.cand.com.vn/do-day/con-chim-bay-mot-mach-qua-quang-duong-dai-hon-13-500km-i680811/
 
tại sao phải làm vậy nhỉ, mà nó kg ngủ à, hay 1 nửa não ngủ 1 nửa não thức
 
tại sao phải làm vậy nhỉ, mà nó kg ngủ à, hay 1 nửa não ngủ 1 nửa não thức
Hồi bé có xem đâu đó, có loại chim ngủ bằng cách bay lên cao rồi thả rơi tự do. Trong lúc rơi là nó ngủ :)
 
Ảo nhỉ, ko khát nước à
chim bay qua Thái Bình Dương bao la, ko có nước ngọt để uống.
ko lẽ vừa bay nó vừa mở bản đồ ra coi có hòn đảo nào trên đường đi để đáp xuống uống nước rồi bay tiếp?
 
tại sao phải làm vậy nhỉ, mà nó kg ngủ à, hay 1 nửa não ngủ 1 nửa não thức
Vì nó bay vượt biển đó Fen nên ko có chỗ nghỉ chân, bay liên tục hoặc chết, ko còn lựa chọn khác.

Còn vì sao thì mình nghĩ khả năng nó thuộc dòng chim di cư, gặp mùa đông khắc nghiệt thì di chuyển về hướng ấm hơn, đó là hướng vượt biển.

Công nhận động vật nhiều loài cảm nhận thời tiết và định hướng đường đi rất tốt.:love::love:
 
Vì nó bay vượt biển đó Fen nên ko có chỗ nghỉ chân, bay liên tục hoặc chết, ko còn lựa chọn khác.

Còn vì sao thì mình nghĩ khả năng nó thuộc dòng chim di cư, gặp mùa đông khắc nghiệt thì di chuyển về hướng ấm hơn, đó là hướng vượt biển.

Công nhận động vật nhiều loài cảm nhận thời tiết và định hướng đường đi rất tốt.:love::love:
tụi nó chơi đồ trước khi bay nhé :sure:
 
Vì nó bay vượt biển đó Fen nên ko có chỗ nghỉ chân, bay liên tục hoặc chết, ko còn lựa chọn khác.

Còn vì sao thì mình nghĩ khả năng nó thuộc dòng chim di cư, gặp mùa đông khắc nghiệt thì di chuyển về hướng ấm hơn, đó là hướng vượt biển.

Công nhận động vật nhiều loài cảm nhận thời tiết và định hướng đường đi rất tốt.:love::love:
nếu là di cư tránh đông thì chỉ cần bay xuống xích đạo dc rồi, đằng này nó bay từ cực bắc xuống gần cực nam thì hơi lạ
còn vượt biển kg có chỗ nghỉ nên phải bay không ngủ thì nghe cũng có lý đó fren
 
Tuổi trẻ háo thắng thôi, bay kiểu này vừa nguy hiểm cho mình vừa cho loài khác nếu chẳng may ngủ gật, sau vài năm nữa là vừa bay vừa thưởng ngoạn, thưởng thức món ngon vật lạ dọc đường liền.

Gửi từ Samsung SM-G975U1 bằng vozFApp
Để yên cho cháu nó bào tour lẩu cá đuối
 
Mấy con chim này nó ngủ bằng cách "thả diều'' nhé, tức là nó điều chỉnh cánh để đón gió nâng cơ thể nhưng đồng thời vị trí cơ thể vẫn ở nguyên 1 chỗ hoặc di chuyển rất ít xong lại auto về vị trí cũ.
Đã từng tận mắt thấy 1 con chim "cướp biển'' treo gió lơ lửng 1 tuần ko đậu hồi còn làm việc ở ngoài khơi.
 
Back
Top