[Covid-19 in Vietnam] Cập nhật thông tin - chia sẻ tình hình | Tất cả post vào đây - Cấm lập thread ngoài > auto xóa!

Status
Not open for further replies.
Thông báo khẩn: Bệnh nhân 456 di chuyển dày đặc, đến nhiều chỗ đông người
Trong số 8 BN, bà Đ.T.T. (55 tuổi, trú tại đường Hải Phòng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), BN 456, là người đã đi lại nhiều nhất với lịch trình tham gia, tham dự các hoạt động đám giỗ, đám tang, đi chùa dày đặc.
BN ở nhà với con trai tại đường Hải Phòng và thường xuyên đến chùa Tân Ninh (tại đường Nguyễn Chí Thanh, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu).
Ngày 9.7, BN có đến chăm sóc 1 BN khác (tên H.C.G.) khi điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó người này tử vong.
Ngày 18.7, BN đến Thiền viện Bồ Đề (đường Hoàng Thị Loan, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu), sau đó cùng đoàn của Thiền viện Bồ Đề đi Quảng Nam, đi về trong ngày, nhưng không nhớ rõ đã đi những nơi nào.
Ngày 20.7, BN dự đám tang của BN H.C.G. tại thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang. Sau đó, BN về quê thăm chồng và mẹ chồng tại thôn Thái Sơn, xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn (Quảng Nam).

Ngày 21.7, BN dự đám giỗ nhà bạn tại địa chỉ 3 Lê Văn Long, P.Thanh Bình, Q.Hải Châu. Ngày 23.7, BN đến chùa Hương Sơn (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn).
Ngày 24.7, BN xuất hiện triệu chứng sốt, ho và đến khám tại Trung tâm Y tế Q.Hải Châu thì được chẩn đoán là sốt siêu vi, cho điều trị ngoại trú.
Từ ngày 24.7, 2 vợ chồng con gái của BN (ngụ đường Tôn Đản, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thay phiên nhau đến nhà tại đường Hải Phòng để chăm sóc BN.
Chiều 28.7, sau nhiều ngày dùng thuốc, các triệu chứng không cải thiện, BN đến tái khám tại Trung tâm Y tế Q.Hải Châu, khai báo y tế và được lấy mẫu dịch hầu họng để làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Sau đó BN đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, được chẩn đoán theo dõi viêm phế quản phổi và cho điều trị ngoại trú. Ngày 29.7, BN mệt nhiều, sốt, ho nên được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.


https://m.thanhnien.vn/thoi-su/thon...day-dac-den-nhieu-cho-dong-nguoi-1258414.html
 
Bộ Y tế đưa 10 máy thở đến Đà Nẵng

Bộ Y tế chi viện thêm nhân lực và trang thiết bị đến Đà Nẵng, ngày 30/7, khi số ca nhiễm nCoV tăng nhanh, nhiều bệnh nhân nặng.

Các chuyên gia từ Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP HCM, được Bộ Y tế điều động đến Đà Nẵng. Các chuyên gia này sẽ phối hợp với 3 tổ công tác đặc biệt về giám sát dịch, xét nghiệm và điều trị, đã đến Đà Nẵng từ ngày 25/7.

Toàn bộ lực lượng chi viện này sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo chung của phó giáo sư Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Bên cạnh đó, Bộ Y tế huy động thêm hàng trăm sinh viên của Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và Đại học Y Dược Huế, tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại Đà Nẵng.

10 máy thở và khẩu trang N95 cũng được điều động đến các bệnh viện tại Đà Nẵng và Bệnh viện Trung ương Huế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trưa nay cho hay toàn ngành y tế đang tập trung cả về nhân lực và trang thiết bị để hỗ trợ Đà Nẵng cũng như các địa phương có dịch, từ kiểm soát dịch bệnh cho đến điều trị bệnh nhân. Các bệnh viện cũng được yêu cầu có kế hoạch tiếp nhận, "chia lửa" với Bệnh viện Đà Nẵng khi số lượng bệnh nhân nhiều hơn.

Theo Thứ trưởng Sơn, hiện các bệnh viện cả nước có khoảng 7.000 máy thở. Các máy ECMO vẫn đủ để điều trị trong giai đoạn hiện tại. Ngành y tế đã có kế hoạch mua thêm máy ECMO, đặt ở các bệnh viện lớn để điều trị bệnh nhân nặng. Số lượng giường bệnh đảm bảo cho việc cách ly và điều trị bệnh nhân. Giai đoạn trước, Bộ Y tế đã xây dựng kịch bản tiếp nhận và điều trị hơn 3.000 bệnh nhân Covid-19.

Việt Nam có 90.000 bác sĩ, 125.000 điều dưỡng. Hầu hết bác sĩ được đào tạo đa khoa, có thể huy động cho phòng dịch khi cần.

Hiện số lượng máy thở, ECMO, lực lượng nhân viên y tế tại chỗ, số giường bệnh và năng lực đáp ứng điều trị bệnh nhân Covid-19 của Đà Nẵng, không được công bố.

Sáu ngày qua, 43 ca nhiễm cộng đồng được ghi nhận, trong đó Đà Nẵng 34 ca và hầu hết liên quan đến ba bệnh viện. Đợt tái bùng phát dịch lần này, nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, do chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền hoặc bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Nhiều bệnh nhân nhanh chóng gặp biến chứng về hô hấp, tim mạch, nhiễm trùng.

Hiện hai bệnh nhân 416 và 437 đã phải can thiệp ECMO - hệ thống tuần hoàn oxy ngoài cơ thể. Một số bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, giảm bớt gánh nặng cho Đà Nẵng.
Không biết máy thở loại gì, mà BYT cho có 10 cái
Vượng Vin còn cho U cà dc 1000 cái
 

Đà Nẵng tính phương án đề nghị các tỉnh lân cận hỗ trợ điều trị bệnh nhân

Cụ thể là xây dựng phương án đề nghị các địa phương, tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế hỗ trợ năng lực điều trị bệnh nhân ở thành phố. Bắt đầu từ chiều 30-7, tạm dừng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính.

Đà Nẵng tính phương án đề nghị các tỉnh lân cận hỗ trợ điều trị bệnh nhân - Ảnh 1.
Đà Nẵng tính phương án đề nghị các tỉnh lân cận hỗ trợ điều trị bệnh nhân ở thành phố Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Thông tin này vừa được UBND TP Đà Nẵng cho biết trưa nay 30-7.

Theo đó, căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh với nhiều ca nhiễm liên quan đến các bệnh viện, UBND TP Đà Nẵng vừa có công văn giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường nhân vật lực, sinh phẩm xét nghiệm diện rộng.

Đồng thời tăng cường truy vết nguồn lây, phát hiện nhanh nhất các ca nhiễm trong cộng đồng, cách ly những trường hợp có nguy cơ.

Phối hợp với Quân khu 5 quản lý chặt chẽ cách ly các trường hợp thuộc diện cách ly của thành phố.

Khẩn trương rà soát, dự báo nhu cầu xét nghiệm, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo mua sắm phương tiện, dụng cụ, sinh phẩm đáp ứng xét nghiệm.

Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị các địa phương, tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế hỗ trợ năng lực điều trị bệnh nhân ở thành phố Đà Nẵng.

Dừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ chiều 30-7

UBND TP Đà Nẵng cũng thông báo tạm dừng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung ở Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng, các cấp từ 13h ngày 30-7 cho đến khi có thông báo mới. Khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Đối với cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn: người đứng đầu chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc của của cơ quan, đơn vị. Đảm bảo tối thiểu 50% số lượng làm việc tại cơ quan, đơn vị.
 

Chuyển 11 ca bệnh COVID-19 nặng từ Đà Nẵng ra Huế điều trị

Trong ngày 30-7, 8 bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ được chuyển từ Đà Nẵng ra Huế điều trị. Nâng tổng số ca bệnh được điều trị ở đây lên 11 ca.

Chuyển 11 ca bệnh COVID-19 nặng từ Đà Nẵng ra Huế điều trị - Ảnh 1.
Một bệnh nhân nhiễm COVID-19 được chuyển từ Đà Nẵng ra Huế điều trị - Ảnh: ANH HOÀNG

Sáng 30-7, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh viện đã sẵn sàng tiếp nhận điều trị các ca bệnh mắc COVID-19 từ Đà Nẵng ra Huế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong ngày 30-7, bệnh viện sẽ tiếp nhận 8 ca bệnh từ Đà Nẵng chuyển ra. Trước đó vào tối 29-7, ca bệnh 418 nhiễm COVID-19 đã được đưa ra Huế bằng xe chuyên dụng. 2 ca bệnh 436 và 438 cũng đã được đưa ra Huế trước đó.

Các bệnh nhân sẽ được đưa vào khu cách ly, điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Nơi đây đã từng điều trị thành công COVID-19 cho 4 du khách người Anh.

Đại diện Bệnh viện Trung ương Huế cho biết 11 ca nhiễm COVID-19 về Huế điều trị đợt này đều là những ca bệnh nặng, có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là ca bệnh 418 hiện đang phải thở máy, lọc máu liên tục.

Hằng ngày, bệnh viện liên tục phải họp trực tuyến với Bộ Y tế, các Bệnh viện Đà Nẵng, Bạch Mai, Chợ Rẫy... để báo cáo và cùng đưa ra hướng điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng.
 
răng = what thì logic nhất.

What= cấy chi , cái chi .
Răng = sao
Rưá = đó , vậy
Mô = nào , đâu .
.......
Theo vùng Bình Trị Thiên:
  • Tau có chộ chi mô = tớ có thấy gì đâu
  • Rứa mi ở chỗ mô ? = Vậy cậu ở chỗ nào
  • Rứa chừ đi mô , răng không đi mần = vậy giờ đi đâu , sao không đi làm
......
hXdSLiR.gif


Gửi từ OPPO CPH1819 bằng vozFApp
 

Bộ Y tế tăng cường nhân lực 'chia lửa' cho Đà Nẵng chống dịch COVID-19

Ngày 30-7, Bộ Y tế đã quyết định tăng cường chi viện nhân lực phòng chống dịch COVID-19 tới Đà Nẵng. Toàn bộ lực lượng này sẽ do PGS-TS Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, phụ trách.

Bộ Y tế tăng cường nhân lực chia lửa cho Đà Nẵng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương dự hội chẩn liên viện trực tuyến ngày 30-7. Đây là cuộc hội chẩn thứ 5 tính từ 25-7 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo đó, Bộ Y tế cho biết thành phần được chi viện bao gồm các chuyên gia từ Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM...

Các chuyên gia này sẽ phối hợp với 3 tổ công tác đặc biệt hiện có mặt ở Đà Nẵng về giám sát dịch, xét nghiệm và điều trị. Toàn bộ lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của PGS-TS Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Ông Dương cũng là chỉ huy của "chiến dịch Sơn Lôi".

Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn huy động hàng trăm sinh viên Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng và Đại học Y dược Huế tham gia chống dịch. Bộ cũng đã điều 10 máy thở và hỗ trợ thêm khẩu trang N95 cho các bệnh viện ở Đà Nẵng và Bệnh viện trung ương Huế.

Ngày 29-7, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã điều tới Đà Nẵng một máy ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể, dùng cho bệnh nhân nặng).

Tính đến 30-7, tổng số ca ghi nhận từ 25-7 tăng lên 43 ca, tính chung cả nước đã có 459 bệnh nhân kể từ đầu vụ dịch. Sáng nay, Tiểu ban điều trị đã có cuộc hội chẩn kế tiếp và là cuộc hội chẩn thứ 5 tính thứ 25-7 đến nay.

Tại cuộc họp, Tiểu ban điều trị cho biết sẽ điều chuyển thêm 3 bệnh nhân đến Bệnh viện trung ương Huế. Số bệnh nhân nặng đã tăng thêm lên 8 người, trong đó có 2 người đang phải dùng thiết bị tim phổi ngoài cơ thể.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, trong số 125 ca bệnh mới từ Guinea Xích Đạo về nước ngày 29-7, có 3 người vừa bị COVID-19, vừa bị sốt rét và đang rối loạn đông máu, 8 người khó thở nhưng còn ở mức độ nhẹ.

Nhằm giảm tải cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 trong tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, Sở Y tế Hà Nội đã bố trí Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện đa khoa Đống Đa tiếp nhận trong trường hợp có bệnh nhân.
 
Death thread cmnr!
Thread này em bắt đầu thấy giống thread Covid ở Voz cũ, chỉ mỗi anh solo..... gì đó vào spam.
Haizz...
Án Cầu Voi cũng không có sân chơi, giờ Covid cũng không có nơi hóng! Tiên sư cái bọn 4902 âm binh.
 

Không có việc nữ bệnh nhân 450 tại TP.HCM trốn khỏi bệnh viện

Sáng 30-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) TP.HCM cho biết lịch trình di chuyển của bệnh nhân 450 đã được thông tin trên báo chí, mạng xã hội có một vài điểm cần đính chính lại.

Không có việc nữ bệnh nhân 450 tại TP.HCM trốn khỏi bệnh viện - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đang thông tin về hai ca nhiễm COVID-19 tại TP.HCM vào chiều 29-7 - Ảnh: TỰ TRUNG

Cụ thể, địa chỉ khách sạn bệnh nhân 450 lưu trú là khách sạn Thanh Danh 2, số 624 Nguyễn Chí Thanh, phường 4, quận 11, TP.HCM (không phải ở đường Châu Văn Liêm như nhiều báo đưa tin và dẫn nguồn từ Bộ Y tế - PV).

Với các tiếp xúc của bệnh nhân tại Aeon Mall Bình Tân đây, HCDC đang xác định chính xác các vị trí và thời điểm bệnh nhân 450 hiện diện, từ đó xác định các hình thức giám sát y tế đối với người có liên quan.

Người dân đã từng đến Aeon Mall trong những ngày 21 đến ngày 27-7 cần bình tĩnh, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh COVID-19 đã được ngành y tế khuyến cáo. HCDC sẽ sớm thông tin cụ thể.

Ngoài ra, thông tin bệnh nhân 450 bỏ trốn khỏi bệnh viện đang lan truyền là không chính xác. Bệnh nhân rời khỏi bệnh viện khi chăm sóc bệnh nhân 449 và không biết kết quả xét nghiệm.

Hiện bệnh nhân 450 đang cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
 
What= cấy chi , cái chi .
Răng = sao
Rưá = đó , vậy
Mô = nào , đâu .
.......
Theo vùng Bình Trị Thiên:
  • Tau có chộ chi mô = tớ có thấy gì đâu
  • Rứa mi ở chỗ mô ? = Vậy cậu ở chỗ nào
  • Rứa chừ đi mô , răng không đi mần = vậy giờ đi đâu , sao không đi làm
......
hXdSLiR.gif


Gửi từ OPPO CPH1819 bằng vozFApp
Trừ cái chộ=thấy thì tuỳ nơi chứ còn nhiều vùng khác vẫn nói và hiểu mấy ví dụ trên nhá.
 
Trừ cái chộ=thấy thì tuỳ nơi chứ còn nhiều vùng khác vẫn nói và hiểu mấy ví dụ trên nhá.

Tiếng địa phương vùng Nghệ Tĩnh cũng trùng với vùng Bình Trị Thiên khá nhiều đó bác ...vào Đà Nẵng hoặc Thanh Hoá trở ra thì khác biệt nhiều rồi

Gửi từ OPPO CPH1819 bằng vozFApp
 

9 người dân đi thuyền đánh cá từ Đà Nẵng ra Huế để trốn cách ly

9 người dân thuê thuyền đánh cá đi vòng đường biển từ Đà Nẵng ra Huế trốn cánh ly bị lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện, tạm giữ và đưa đi cách ly đúng quy định.

9 người dân đi thuyền đánh cá từ Đà Nẵng ra Huế để trốn cách ly - Ảnh 1.
Thuyền cá chở 9 người dân từ Đà Nẵng về Huế bằng đường biển để trốn cách ly - Ảnh: Biên phòng đồn Lăng Cô

Khoảng 10h30 ngày 30-7, lực lượng biên phòng đồn Lăng Cô trong lúc tuần tra đã phát hiện một tàu cá của ngư dân biển kiểm soát Đà Nẵng nghi chở người trái phép ra Huế. Sau khi yêu cầu dừng kiểm tra, lực lượng biên phòng phát hiện thuyền chở 9 người dân từ Đà Nẵng ra Huế trốn cách ly xã hội.

Trong 9 người dân có 2 người hộ khẩu Đà Nẵng, 7 người còn lại có hộ khẩu tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). Sau khi lai dắt tàu cá cập bờ biển Đồng Dương, thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, lực lượng biên phòng đã bàn giao lại cho cơ quan chức năng lập biên bản, xử lý theo quy định.

Ông Dương Đăng Trung, chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, cho biết sau khi tiếp nhận từ đồn biên phòng Lăng Cô, đơn vị đã lập biên bản sự việc. Sau đó 2 người dân Đà Nẵng được tạo điều kiện trở lại thuyền cá vào lại Đà Nẵng, 7 người dân có hộ khẩu xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế được UBND xã Lộc Trì đến đón trở về địa phương. Tất cả người dân được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế và theo dõi cách ly tại địa phương.

Trước đó, ngày 28-7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản yêu cầu cấm tất cả xe cộ từ Đà Nẵng về Huế, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe chở bệnh nhân, người hết thời gian cách ly...

Như vậy, các loại xe khác nằm ngoài danh mục trên (kể cả thuyền đánh cá) đều bị cấm từ Đà Nẵng về Huế.
 
Đó là chuyện của 3 tháng trước rồi fen ơi :)
"Về trang thiết bị y tế, hiện ngành có khoảng 7.000 máy thở ở các bệnh viện." (số ca nặng phải thở máy thường chiếm 5-10% => ngành y tế hiện nay đủ sức gánh 70.000 ca cùng lúc)
"Việt Nam có 90.000 bác sĩ, 125.000 điều dưỡng. Hầu hết bác sĩ được đào tạo đa khoa, có thể huy động cho phòng dịch khi cần."
---- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
https://vnexpress.net/thu-truong-y-te-nhieu-benh-nhan-covid-19-nang-4138542.html
Máy ECMO khác máy thở thông thường nhé, từ giá thành đến sản xuất luôn. Thiếu là thiếu ECMO chứ máy thở cũng nhiều
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top