thảo luận Cùng nhau chế tản & làm lạnh nước

Hihihaha*

Member
Hello các thầy,
Kinh qua các kiểu làm mát và tản thời gian dài mình nhận thấy đa số tản chủ yếu ăn nhau ở hiệu ứng marketing chứ giá trị thực tế chưa cao so với số tiền anh em đập vào nhiệt.
Cụ thể là tản nước, ngoài rad quạt tank pump bơm các kiểu tốn vài củ đến gần chục cho đám phụ kiện óc vít linh tinh mà hiệu quả thì chả hơn con tản khí 3 củ là mấy.
Vào vấn đề chính là làm lạnh nước khẩn cấp về 10-20 độ.
Mình đã thử áp sò lạnh vào rad và hạ được về 47 (bình thường 70-80). Vấn đề ở đây là bị đọng nước quanh ống do nhiệt thấp, dễ bị hút vào case thậm chí không để ý nó chảy luôn vào mainboard.
Anh em nào chơi món này có giải pháp nào hay chi sẻ để mọi người học hỏi với.
Thanks
// Sò lạnh Tec1 12xx mua nhật tảo, sốp bee… điện áp dưới 12V (xem dátasheet để chỉnh nhiệt cho hợp lí)
 
thím có thể xài cảm biến nhiệt kết hợp với relay để giới hạn nhiệt độ bật tắt sò lạnh, để nhiệt nước tầm 25-30 độ tắt sò là đẹp.
còn sợ đọng nước trên ống thì bọc cái tấm cách nhiệt như mấy cái đường ống của máy lạnh ấy.
 
Hello các thầy,
Kinh qua các kiểu làm mát và tản thời gian dài mình nhận thấy đa số tản chủ yếu ăn nhau ở hiệu ứng marketing chứ giá trị thực tế chưa cao so với số tiền anh em đập vào nhiệt.
Cụ thể là tản nước, ngoài rad quạt tank pump bơm các kiểu tốn vài củ đến gần chục cho đám phụ kiện óc vít linh tinh mà hiệu quả thì chả hơn con tản khí 3 củ là mấy.
Vào vấn đề chính là làm lạnh nước khẩn cấp về 10-20 độ.
Mình đã thử áp sò lạnh vào rad và hạ được về 47 (bình thường 70-80). Vấn đề ở đây là bị đọng nước quanh ống do nhiệt thấp, dễ bị hút vào case thậm chí không để ý nó chảy luôn vào mainboard.
Anh em nào chơi món này có giải pháp nào hay chi sẻ để mọi người học hỏi với.
Thanks
// Sò lạnh Tec1 12xx mua nhật tảo, sốp bee… điện áp dưới 12V (xem dátasheet để chỉnh nhiệt cho hợp lí)

Tóm lại ý bạn xem có đúng không nhé:

Mục tiêu: chế tạo tản để có thể làm lạnh nhanh về 10~20 độ khi cần thiết.
Chấp nhận đánh đổi: Sự cồng kềnh của hệ thống khi phải đưa radiator ra ngoài.
 
thím có thể xài cảm biến nhiệt kết hợp với relay để giới hạn nhiệt độ bật tắt sò lạnh, để nhiệt nước tầm 25-30 độ tắt sò là đẹp.
còn sợ đọng nước trên ống thì bọc cái tấm cách nhiệt như mấy cái đường ống của máy lạnh ấy.
Ok fen, mình có đồ chơi rồi. Để test thêm ngắt nguồn sò khi đạt dc nhiệt mong muốn
 
Tóm lại ý bạn xem có đúng không nhé:

Mục tiêu: chế tạo tản để có thể làm lạnh nhanh về 10~20 độ khi cần thiết.
Chấp nhận đánh đổi: Sự cồng kềnh của hệ thống khi phải đưa radiator ra ngoài.
Chính xác, máy bàn nên cồng kềnh cũng ko sao. Hạ nhiệt trước sau đó xử lí đống rác sau. Mình hạ nó được về 57 rồi nhưng vẫn chưa chim ưng lắm, chi phí tầm quanh quanh 500 cành cho cái tản của sò và cảm biến linh tinh
 
Mình từng dùng sò 27W loại hiệu suất cao để làm lạnh cho nước, tuy nhiên lượng nhiệt thoát ra khá nhiều nên xét về hiệu suất tổng thể mình đánh giá ko cao lắm. Mình phải cho quạt tốc cao để tản nhiệt cho sò, nên rất ồn nữa chứ. Nếu chấp nhận cồng kềnh để lắp heatsink khủng vào sò thì may ra đỡ ồn hơn
 
Giải pháp 1: Tank > 20L và bỏ rad
Inventor: @duongchithanh
Tóm tắt giải pháp: Kéo ống dẫn nước ra xa, dùng bơm rời 24V bơm tuần hoàn nước trong 1 thùng sơn cũ 20L không có nắp.
Ưu điểm: Duy trì nhiệt độ ổn định 24/7 ở mức tải 100%. Chi phí rẻ (khoảng 500~600k). Có khả năng giảm nhiệt độ tức thời xuống 10~20 độ bằng cách bỏ đá lạnh vào tank.
Nhược điểm: yêu cầu không gian lớn (tank và bơm đặt cách xa máy 10~20 mét.


Giải pháp 2: Tank 1000L, bỏ rad, dùng chung bơm bể ngầm.
Inventor: (bổ sung sau)
Tóm tắt: Cải tiến từ giải pháp 1 ở trên, thay vì bơm nước tuần hoàn thì lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước từ tank 1000L trên mái nhà, nước xả xuống bề ngầm sau đó được bơm tuần hoàn trở lại tank mái bằng máy bơm gia đình.
Ưu điểm: Duy trì nhiệt độ ổn định 24/7 ở mức tải 100%. Chi phí rẻ nhất (khoảng 300~400k). KHÔNG Có khả năng giảm nhiệt độ tức thời xuống 10~20 độ bằng cách bỏ đá lạnh vào tank.
Nhược điểm: yêu cầu không gian lớn (tank và bơm đặt cách xa máy 10~20 mét.), Hạ tầng phải có sẵn (2 bể ngầm và bể mái, máy bơm)
 
Giải pháp 3: Submersive PC
Inventor: Matthew Perks (DIY Perks)
Tóm tắt: Chạy 1 mớ ống đồng ra ngoài PC, Phần board còn lại bỏ trong case kín nước, dìm cả cái PC xuống ao. Nhiệt độ trong PC xấp xỉ nhiệt độ nước trong ao. (20 độ C)
Ưu điểm: Nhiệt độ PC luôn luôn mát. Case đóng kín nên không bị tình trạng đọng hơi nước.
Nhược điểm: Dây nhợ lòng thòng nếu phải nối KVM. Chỉ thích hợp hệ thống headless điều khiển từ xa.
Chi tiết xem trong video:
 
Last edited:
Cho nước từ vòi nước máy trong nhà chạy qua block rồi thải đi luôn. Best vì nước qua block lúc nào cũng là nước mát. Lại max gọn nhẹ vì chỉ có 1 ống nc vào 1 ống nc ra, ko rad ko tank gì cả...

Edit: Muốn hạ thấp hơn nhiệt môi trường thì dùng sò ko hiệu quả đâu, dùng chiller ấy.
 
Sò lạnh mà làm lạnh được con CPU 100W thì phải tốn 500W để chạy sò lạnh và phải tản nhiệt với mức 600W. Nói chung là không kinh tế!
Muốn làm mát hơn môi trường mà kinh tế nhất thì bơm nước qua giàn thấm bằng khăn mềm, bố trí zigzag theo nhiều tầng, nước chảy từ trên xuống, khí hút từ dưới lên. Nước dưới cùng sẽ rất mát và có thể bơm vào CPU để sử dụng. Nhược điểm là nước bên dưới chứa nhiều bụi, dễ gây đóng cặn. Còn không thì ngâm luôn radiator vào nước, khỏi lo lắng cặn.
 
Đây là tản của tôi khi để idle và khi bench default nè
Untitled2.jpg

Untitled1.jpg

Nói chung là tản thùng rẻ và rét nhé :nosebleed:
 
Last edited:
Giải pháp 1: Tank > 20L và bỏ rad
Inventor: @duongchithanh
Tóm tắt giải pháp: Kéo ống dẫn nước ra xa, dùng bơm rời 24V bơm tuần hoàn nước trong 1 thùng sơn cũ 20L không có nắp.
Ưu điểm: Duy trì nhiệt độ ổn định 24/7 ở mức tải 100%. Chi phí rẻ (khoảng 500~600k). Có khả năng giảm nhiệt độ tức thời xuống 10~20 độ bằng cách bỏ đá lạnh vào tank.
Nhược điểm: yêu cầu không gian lớn (tank và bơm đặt cách xa máy 10~20 mét.


Giải pháp 2: Tank 1000L, bỏ rad, dùng chung bơm bể ngầm.
Inventor: (bổ sung sau)
Tóm tắt: Cải tiến từ giải pháp 1 ở trên, thay vì bơm nước tuần hoàn thì lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước từ tank 1000L trên mái nhà, nước xả xuống bề ngầm sau đó được bơm tuần hoàn trở lại tank mái bằng máy bơm gia đình.
Ưu điểm: Duy trì nhiệt độ ổn định 24/7 ở mức tải 100%. Chi phí rẻ nhất (khoảng 300~400k). KHÔNG Có khả năng giảm nhiệt độ tức thời xuống 10~20 độ bằng cách bỏ đá lạnh vào tank.
Nhược điểm: yêu cầu không gian lớn (tank và bơm đặt cách xa máy 10~20 mét.), Hạ tầng phải có sẵn (2 bể ngầm và bể mái, máy bơm)
:waaaht: nhúng cả cái PC vào dầu khoáng luôn bác?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chế thì dễ, tiền mới là vấn đề thôi...:shame:
Nếu tiền là vấn đề thì fence cứ làm tản thùng giống tôi :big_smile:

Không khác gì tản cứt tôm bình thường ngoài việc cắt bớt radiator thay bằng thùng nước.
ưu điểm là rất rẻ, rất tiết kiệm điện mà hiệu năng thì chỉ thua chiller một tý xíu :misdoubt:Đấy là nói chiller lắp đúng cách nhé, lắp không hợp lý thì tản thùng nó vả chết.
 
Nếu tiền là vấn đề thì fence cứ làm tản thùng giống tôi :big_smile:

Không khác gì tản cứt tôm bình thường ngoài việc cắt bớt radiator thay bằng thùng nước.
ưu điểm là rất rẻ, rất tiết kiệm điện mà hiệu năng thì chỉ thua chiller một tý xíu :misdoubt:Đấy là nói chiller lắp đúng cách nhé, lắp không hợp lý thì tản thùng nó vả chết.
Chúng ta không thuộc về nhau:shame: em theo trường phái đẹp gọn sạch sẽ kiểu như tiêu chuẩn EU-US.
Làm luộm thuộm như thím thì em thà không làm.:embarrassed:
Đành rằng hệ thống của thím rẻ + hiệu quả.:doubt:
 
Ý là tự làm 1 cái chiller để mod vô dàn luôn ấy fency
Được, xài case Full Tower thì tha hồ, hoặc case mid thì chơi toàn đồ ITX.
Giá tụi mini chiller này tầm 400-600$, tính khả thi thì có, nhưng mà vấn đề về độ ồn và rung lắc thì hơi đau đầu tý.
Screenshot 2024-01-26 at 08-43-57 Small-Compact-Size-500W-24V-DC-Mini-Liquid-Cooling-System-Wa...png
 
Back
Top