Cuộc chiến giảm giá ‘thổi bay’ 157 tỉ đô la vốn hóa của những ‘người khổng lồ’ Trung Quốc

Gearman

Senior Member

(KTSG Online) – Giá cả hàng hóa ở Trung Quốc đang trên đà giảm liên tục mà chưa thấy điểm dừng, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ảm đạm buộc các doanh nghiệp đua nhau giảm giá bán để giành khách hàng. Các lo ngại về lợi nhuận khiến nhà đầu tư hắt hủi cổ phiếu của các công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc. Tính từ tháng 9 năm ngoái, vốn hóa của họ suy giảm tổng cộng 157 tỉ đô la Mỹ.​


Co-phieu-tieu-dung-TQ-bi-ban-thao.jpg

Cổ phiếu của các công ty tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc bị bán tháo sau khi họ lao vào cuộc chiến giảm giá, khiến giới đầu tư lên lo ngại tỷ suất lợi nhuận của họ giảm mạnh. Ảnh: Shutterstock

Các doanh nghiệp ở Trung Quốc, từ xe điện đến đồ ăn nhanh, đang lao vào một cuộc chiến khuyến mãi nhằm thu hút những khách hàng đang lo lắng về triển vọng việc làm mờ mịt và chứng kiến tình trạng giá bất động sản sụt giảm kéo dài.

Trên khắp các khu phố bán lẻ lớn của Trung Quốc, các chương trình giảm giá và ưu đãi đặc biệt đang được quảng cáo, từ quần áo đến mỹ phẩm. Điều này phản ánh sự thay đổi đáng báo động trong thái độ tiêu dùng khiến các nhà bán lẻ phải tìm cách tranh giành khách hàng.

Những mức giá vé rẻ hơn này đang được triển khai bởi các thương hiệu và công ty vốn thường tự xem họ là sự lựa chọn cao cấp cho tầng lớp trung của Trung Quốc. Hồi tháng 10, chuỗi cửa hàng thực phẩm Freshippo của Alibaba, một điểm thu hút hàng đầu đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu với các sản phẩm thịt, hải sản và bánh mì cao cấp, thông báo giảm giá hơn 5.000 mặt hàng. Chuỗi này cũng bổ sung thêm nhiều cửa hàng thực phẩm chuyên bán các mặt hàng gần ngày hết hạn để thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá.

Các công ty thức ăn nhanh ở Trung Quốc vẫn mắc kẹt trong cuộc chiến kéo dài để giành khách hàng, với một số cung cấp suất combo đủ với giá chỉ khoảng 3 đô la Mỹ.

Động thái giảm giá bán hàng của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chiến lược thúc đẩy doanh số bán hàng khi họ đối mặt thực tế kinh tế mới của Trung Quốc. Những công ty không giảm giá, như Starbucks Corp., đang mất dần vị thế vào tay các đối thủ rẻ hơn.
 
Cứ âm thầm mà ngoi lên ko muốn, cứ muốn đạp Mỹ chửi Âu hù Nhật mới chịu. Giờ chúng nó tìm mọi cách ngăn hàng Tàu giá rẻ thì chỉ chết con Vịt phía nam thôi. Ngành sx của VN coi như nohope luôn.
 
Giảm phát hả, dân TQ hết tiền mua đồ rồi:waaaht:
giờ mất việc + nằm thẳng nhiều, sức mua giảm, ko giảm giá thì ai mà mua hàng.
mình có đứa bạn bên TQ hỏi tết này có mua đồ mới ko thì nó trả lời là ko vì mấy năm trước mua nhiều quá rồi, năm nay phải tiết kiệm ko mua sắm gì mới hết.
 
Back
Top