Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại "độc cô cầu bại" võ Việt ở đèo An Khê

Build Back Better

Senior Member
Với tài năng tiếng tăm trong giới võ thuật, võ sư Phi Long từng một thời được nhiều người đẹp "trao thân, gửi phận" nhưng tuổi xế chiều, "rồng đen"- biệt danh của võ sư - sống cô đơn nơi miền sơn cước.

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 1

Năm nay 88 tuổi, võ sư Phi Long đã có hơn 30 năm sống gần như ẩn dật, tập trung nghiên cứu tinh hoa võ thuật trong ngôi nhà nơi ông chọn sinh sống đến cuối đời ngay trên đỉnh đèo An Khê, nằm giữa Bình Định và Gia Lai.


Võ sư Phi Long (tên thật Trần Quốc Phi Long) là con thứ 3 trong 7 người con của võ sư Trần Sỹ Nghĩa ở đất võ Tây Sơn, Bình Định.


Tinh thông võ thuật từ thuở bé với tài năng nổi trội, cuộc đời ông đến nay vẫn chưa từng một lần nếm mùi thất bại trong các cuộc tỉ thí. Bởi lẽ đó, giới võ thuật xưng danh võ sư Phi Long là "độc cô cầu bại", "rồng đen".


Tài năng võ thuật bẩm sinh nhưng con đường học võ của ông trắc trở từ thưở thiếu thời.


Mang trong mình dòng máu của người học võ, từ khi 6 tuổi, Phi Long đắm chìm trong các chiêu thức và gần như đã học hết những thế cơ bản trong võ thuật cổ truyền từ cha.


Năm 10 tuổi, ông theo một người bác học tinh hoa võ thuật. Thế nhưng, trong một buổi luyện võ bên dòng sông Côn (Bình Định), cả người thầy và 36 đồng môn của võ sư Phi Long đều bị sét đánh chết.


Lớp học chỉ còn mỗi ông bởi hôm đó ông không đi học. Sự kiện tang thương chấn động đất võ vẫn còn ám ảnh ông đến tận bây giờ.

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 3

Không còn thầy, không còn bạn học, cậu bé 10 tuổi ngày đêm lủi thủi, ít nói. Nhưng dòng máu con nhà võ vẫn chảy âm ỉ trong ông. Thương con và nhận định tài năng nổi trội của con, võ sư Trần Sỹ Nghĩa lặn lội tìm thầy cho Phi Long.


Phi Long sau đó được võ sư Trần Thái Sơn (ở huyện Hoài Ân, Bình Định) nhận làm học trò. Tuy nhiên, chưa được bao lâu thì sư phụ của ông ngã ốm. Ông lại được cha cho học võ sư Trịnh Thiếu Anh. Con đường học võ của Phi Long tiếp tục trắc trở bởi chiến tranh, thầy trò loạn lạc.


"Cha thấy tôi không có duyên nên không cho tôi đi học võ nữa. Tôi đã cầu xin cha nhiều lần nhưng không được vì cha sợ tôi đam mê quá, sẽ gây ra nhiều điều xấu. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết tâm theo đuổi tình yêu võ thuật", ông Phi Long nói.


Bị người cha của mình ngăn cản, ông Phi Long trốn nhà và xuống xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) để tìm tới võ sư Huỳnh Liễu xin bái sư học võ cổ truyền của người Bình Định.


Theo ông Phi Long, võ sư Huỳnh Liễu - thời bấy giờ rất tiếng tăm khi thắng nhiều đối thủ người Pháp - là một người ông biết ơn nhất. Sư phụ đã truyền dạy cho ông hiểu rõ từng chiêu thức, cặn kẽ từ lý thuyết đến thực hành về võ học, võ y.

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 5

Sau khi học ở chỗ võ sư Huỳnh Liễu, ông Phi Long được đưa đi thi đấu một số đấu trường trong tỉnh và khu vực miền Trung & Tây nguyên. Khi được sư phụ cho thi đấu, ông Long càng hăng say tập luyện, ngày đêm không mệt mỏi.


Trận đấu đầu tiên trong đời của ông là ở huyện Tuy Phước (Bình Định) với ông Nguyễn Thành Công (hiện định cư ở Mỹ). Trận đó, ông Long có kết quả hòa nhưng không vì thế mà ông nản chí. Ngày ngày, ông vẫn rèn luyện võ thuật mà sư phụ truyền dạy.

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 7

Năm 1967, võ sư Huỳnh Liễu hướng dẫn học trò cùng con trai Huỳnh Thảo mở võ đường, lấy tên Phi Long Thảo. Từ võ đường này, Phi Long đi thi đấu ở các võ đài lớn và bắt đầu nổi danh "độc cô cầu bại", bơi ông chỉ thắng hoặc hòa, chưa một lần thất trận trước đối phương.


Cũng nhờ tiếng tăm ấy mà người cha - võ sư Trần Đại Nghĩa - mới biết người con trai trốn nhà đi tìm thầy học võ năm ấy giờ đã thành danh.


Từ Nam Trung Bộ, võ sư Phi Long tiếp tục tiến thân ở các võ đường miền Nam, tham gia nhiều giải đấu ở võ đường của thần tượng của ông lúc bấy giờ là nhà vô địch quyền anh Việt Nam - võ sư Trần Minh Cảnh.


Năm 1969, Phi Long được võ sư Huỳnh Liễu cho phép xuất sư và trở về quê hương đất võ Sơn Tây, Bình Định mở võ đường riêng mang tên Phi Long. Võ đường của ông dần nổi tiếng và được các đồ đệ ở cả trong và ngoài nước tới bái sư.

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 9

Năm 1970, Phi Long tìm đến vùng đất An Khê (Gia Lai) để thi đấu với võ sư Lưu Lễ nổi tiếng ở đây. Tận dụng thế mạnh của mình là luôn nghiên cứu trúng khuyết điểm của đối phương, Phi Long thắng trận. Đến năm 1971, võ sư Lưu Lễ tìm Phi Long thách đấu, nhưng lại nhanh chóng bại trận chỉ trong 1 hiệp đấu.


Biệt danh "rồng đen" của võ sư Phi Long có từ sau trận đấu thắng võ sư Lam Chinh, người Campuchia, tại nhà hát Hoa Mộc Lan (tỉnh Kon Tum).


"Ở trận đánh này, tôi vận dụng đòn đạp hậu là sở trường của mình để hạ gục đối thủ sau khi đã tấn công dồn dập", võ sư nhớ lại một trong những cuộc tỉ thí mà ông ấn tượng nhất trong những năm 1970 và gắn tên mình với biệt danh "rồng đen" từ đó.


Trong những trận tỉ thí sau này, có những đối thủ không trong sáng, không giữ tinh thần thượng võ đã đánh lén ông đến mức ông bị gãy chân, ông vẫn không bại trận. Tuy nhiên di chứng về sau khiến ông tưởng chừng có lúc phải rời bỏ võ đường khi bác sĩ đề nghị phải tháo khớp chân. Thế nhưng ông vẫn kiên cường bền bỉ điều trị và trở về truyền lửa đam mê võ thuật cổ truyền cho các môn đệ ở võ đường Phi Long.


"Nguyên tắc dạy võ của tôi là các học trò phải được trang bị thật vững cái gốc của võ cổ truyền, tránh tình trạng "tam sao thất bản". Tôi dạy rất khó, học trò nào ngang thì trị ngay, nhưng dần rồi họ sẽ hiểu và biết ơn tôi", võ sư Phi Long nói về cách ông truyền dạy võ thuật.


Theo võ sư Phi Long, ông tham gia tổng cộng 87 trận đấu, trong đó có 68 trận thắng, còn lại 19 trận hòa. Vào năm 1975, ông được mời làm Chủ tịch Hội Võ thuật huyện Tây Sơn (Bình Định).

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 11

Đến năm 1980, Sở Thể dục - Thể thao tỉnh Nghĩa Bình (nay đã tách 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi) mời ông về làm huấn luyện viên bộ môn đối kháng của đội tuyển võ thuật cổ truyền của tỉnh. Đồng thời, phụ trách huấn luyện võ thuật ở Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 13

Tài năng, nổi danh khắp các võ đường với biệt danh "rồng đen", "độc cô cầu bại", võ sư Phi Long còn có tiếng hào hoa khi rất nhiều người đẹp có duyên với ông. Ông có đến 12 đời vợ và 6 người con. Nhưng con đường tình duyên của ông cũng trắc trở.


Người vợ cuối cùng là bà Trần Thị Cần, "rất đẹp người đẹp tính", võ sư Phi Long nói, đã nguyện rời nhà ở thị tứ Đồng Phó (Tây Sơn, Bình Định) đến đèo An Khê (Gia Lai), theo ông sống cuộc đời ẩn dật, vui thú điền viên.


Nhưng rồi, mối duyên cuối đời cũng lận đận. Từ năm 2009, bà Cần trở về Đồng Phó sinh sống, võ sư Phi Long sống một mình trong căn nhà rộng mênh mông trên đỉnh đèo An Khê.

Cuộc đời ẩn dật của huyền thoại độc cô cầu bại võ Việt ở đèo An Khê - 15

Niềm say mê vĩnh cửu với ông là võ thuật, như dòng máu chảy trong người ông từ lúc sinh ra trong nhà võ ở đất Tây Sơn, Bình Định, cho dù qua bao nhiêu "thác ghềnh" của cuộc đời vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Ông chuyên tâm nghiên cứu tinh hoa võ thuật và võ y.

https://dantri.com.vn/doi-song/cuoc...ai-vo-viet-o-deo-an-khe-20221028124510498.htm
 
So với Kiệt Chân Nhân thì vẫn thua 3 bậc. Trần đời từ cố chí kim, không có ai hội đủ mọi tinh hoa như Kiệt thần thông. Chẳng những uyên thâm về võ học, mà mọi phẩm chất tinh túy của người Việt đều như kết tinh trong tâm trí của ông.
 
Chuẩn bị có những con bò vào đòi so võ cổ truyền với MMA. Lũ bò cố tình không hiểu hai khái niệm võ thuật dùng mục đích khác nhau :feel_good:
 
Vl sư phụ, đồng môn chết, 12 đời vợ. Bác nghỉ võ vẽ cmn lo cho đời sống an ổn từ trẻ còn hơn.
 
Năm 10 tuổi, ông theo một người bác học tinh hoa võ thuật. Thế nhưng, trong một buổi luyện võ bên dòng sông Côn (Bình Định), cả người thầy và 36 đồng môn của võ sư Phi Long đều bị sét đánh chết.


Lớp học chỉ còn mỗi ông bởi hôm đó ông không đi học
Đôi khi thằng trốn học lại thành công nhất :sure:
 
Chuẩn bị có những con bò vào đòi so võ cổ truyền với MMA. Lũ bò cố tình không hiểu hai khái niệm võ thuật dùng mục đích khác nhau :feel_good:
Mời bạn nêu rõ 2 mục đích khác nhau đó
Chứ tôi có đọc bài báo thì thấy võ sư này không ngán solo đâu,còn trẻ chắc cũng chốt kèo với tụi nào dám thách đấu.Không như pikakiet,bế quan tu luyện miễn tiếp khách
 
Mời bạn nêu rõ 2 mục đích khác nhau đó
Chứ tôi có đọc bài báo thì thấy võ sư này không ngán solo đâu,còn trẻ chắc cũng chốt kèo với tụi nào dám thách đấu.Không như pikakiet,bế quan tu luyện miễn tiếp khách

Sách vở TQ xưa phân biệt rõ giữa Thuật và Đạo: Đạo là nguyên lý tổng thể, Thuật là kỹ thuật cụ thể. Phải tuỳ tình huống, không thể tuỳ tiện “phán” cái nào “cao” hơn cái nào. Ở Nhật Bản, ít nhất là từ gần 100 năm nay, đã có sự phân biệt rõ ràng, ví dụ như: Kendo là Kiếm đạo, Kenjutsu là Kiếm thuật, Judo là Nhu đạo, Jiujitsu là Nhu thuật, Aikido là Hiệp khí đạo, Aikijutsu là… Hiệp khí thuật… tương tự cho nhiều môn võ khác. Ở TQ hiện tại, trên danh nghĩa không có sự phân biệt đó, mặc dù trong thực tế vẫn có!

Chuyện bắt đầu khi Nhật Bản tiến hành hiện đại hoá các môn võ cổ truyền cách đây non 100 năm: chuẩn hoá, hệ thống hoá các bài bản, đồng thời loại bỏ các đòn thế nguy hiểm, dể gây chấn thương, chết người (các kiến thức đó được bảo lưu trong phần Thuật). Các võ sinh sẽ không được dạy những đòn thế nguy hiểm cho đến khi họ đạt đến một trình độ nhất định. Khi đó, xuất phát từ Đạo, họ sẽ bước chân vào Thuật, và khi đã đi thật xa trên con đường Thuật, đến một lúc họ sẽ… quay trở về với Đạo.

Võ học ngày nay đã không còn chức năng chiến đấu sinh tồn như trước, đa số người học là mục đích thể thao, dưỡng sinh. Thế nên đa số chỉ cần Đạo, một số ít các nghề đặc thù như cảnh sát, đặc công… mới cần Thuật. Không nên nghĩ Thuật chỉ là đôi ba đòn thế bí truyền nguy hiểm, lượng kiến thức được xác định là “hạn chế dạy” này thực sự rất khổng lồ. Tương tự, Thái Cực quyền TQ ngày nay là một môn dưỡng sinh, không phải võ chiến đấu, còn những ai muốn tìm hiểu sâu hơn, xin mời lên núi Võ Đang!

Thuật và Đạo giống như hai mặt của một đồng xu, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nếu như Đạo đặt nặng vấn đề xây dựng những giá trị thể chất và tinh thần con người, thì Thuật lại đi sát với mục đích sơ khai của võ học, đó là để tự vệ hay khống chế đối phương, hay nói thẳng ra, đôi khi là để làm sao giết người nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong trường hợp của Nhật Bản là duy trì phát triển cả hai với hai “trường phái” tuy chung gốc, nhưng hơi khác nhau về phương châm, phương pháp: Thuật và Đạo.

Nếu đã hiểu vấn đề đến đây, thì mới thấy các chiêu trò “thách đấu” võ công, Thái Cực quyền, MMA, etc… mà báo chí cố tình “lăng xê” lâu nay thực ra chỉ là những thứ nhảm nhí, lợi dụng sự “mù mịt” của độc giả để câu view, nguỵ tạo tình huống có vẻ “trớ trêu”, gây sóng gió dư luận vớ vẩn, mà không hề biết “trời cao đất dày” như thế nào! Thực sự thì những điều đó chỉ có một lượng độc giả nhất định ở VN hay TQ, chứ với trình độ dân trí như ở Nhật Bản thì từ lâu họ đã thông suốt, phân biệt được Thuật và Đạo. :feel_good:
 
Mời bạn nêu rõ 2 mục đích khác nhau đó
Chứ tôi có đọc bài báo thì thấy võ sư này không ngán solo đâu,còn trẻ chắc cũng chốt kèo với tụi nào dám thách đấu.Không như pikakiet,bế quan tu luyện miễn tiếp khách
nhìn tướng này hồi trẻ chăc cũng húng chó lắm, thực lực cũng ko tầm thường rồi
 
Sách vở TQ xưa phân biệt rõ giữa Thuật và Đạo: Đạo là nguyên lý tổng thể, Thuật là kỹ thuật cụ thể. Phải tuỳ tình huống, không thể tuỳ tiện “phán” cái nào “cao” hơn cái nào. Ở Nhật Bản, ít nhất là từ gần 100 năm nay, đã có sự phân biệt rõ ràng, ví dụ như: Kendo là Kiếm đạo, Kenjutsu là Kiếm thuật, Judo là Nhu đạo, Jiujitsu là Nhu thuật, Aikido là Hiệp khí đạo, Aikijutsu là… Hiệp khí thuật… tương tự cho nhiều môn võ khác. Ở TQ hiện tại, trên danh nghĩa không có sự phân biệt đó, mặc dù trong thực tế vẫn có!

Chuyện bắt đầu khi Nhật Bản tiến hành hiện đại hoá các môn võ cổ truyền cách đây non 100 năm: chuẩn hoá, hệ thống hoá các bài bản, đồng thời loại bỏ các đòn thế nguy hiểm, dể gây chấn thương, chết người (các kiến thức đó được bảo lưu trong phần Thuật). Các võ sinh sẽ không được dạy những đòn thế nguy hiểm cho đến khi họ đạt đến một trình độ nhất định. Khi đó, xuất phát từ Đạo, họ sẽ bước chân vào Thuật, và khi đã đi thật xa trên con đường Thuật, đến một lúc họ sẽ… quay trở về với Đạo.

Võ học ngày nay đã không còn chức năng chiến đấu sinh tồn như trước, đa số người học là mục đích thể thao, dưỡng sinh. Thế nên đa số chỉ cần Đạo, một số ít các nghề đặc thù như cảnh sát, đặc công… mới cần Thuật. Không nên nghĩ Thuật chỉ là đôi ba đòn thế bí truyền nguy hiểm, lượng kiến thức được xác định là “hạn chế dạy” này thực sự rất khổng lồ. Tương tự, Thái Cực quyền TQ ngày nay là một môn dưỡng sinh, không phải võ chiến đấu, còn những ai muốn tìm hiểu sâu hơn, xin mời lên núi Võ Đang!

Thuật và Đạo giống như hai mặt của một đồng xu, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nếu như Đạo đặt nặng vấn đề xây dựng những giá trị thể chất và tinh thần con người, thì Thuật lại đi sát với mục đích sơ khai của võ học, đó là để tự vệ hay khống chế đối phương, hay nói thẳng ra, đôi khi là để làm sao giết người nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong trường hợp của Nhật Bản là duy trì phát triển cả hai với hai “trường phái” tuy chung gốc, nhưng hơi khác nhau về phương châm, phương pháp: Thuật và Đạo.

Nếu đã hiểu vấn đề đến đây, thì mới thấy các chiêu trò “thách đấu” võ công, Thái Cực quyền, MMA, etc… mà báo chí cố tình “lăng xê” lâu nay thực ra chỉ là những thứ nhảm nhí, lợi dụng sự “mù mịt” của độc giả để câu view, nguỵ tạo tình huống có vẻ “trớ trêu”, gây sóng gió dư luận vớ vẩn, mà không hề biết “trời cao đất dày” như thế nào! Thực sự thì những điều đó chỉ có một lượng độc giả nhất định ở VN hay TQ, chứ với trình độ dân trí như ở Nhật Bản thì từ lâu họ đã thông suốt, phân biệt được Thuật và Đạo. :feel_good:
Thế mma,cổ truyền,bên nào là thuật,nào là đạo
Võ sư này vẫn sẵn sàng solo và có ngán ai đâu,thế mới đáng tôn trọng.Ai viết mấy cái thuật đạo trên rồi tỏ ra thượng đẳng,gọi người đọc mù tịt thế kia.Mà copy paste nhanh đấy
 
nhìn tướng này hồi trẻ chăc cũng húng chó lắm, thực lực cũng ko tầm thường rồi
Độc cô cầu bại thì chắc gặp tụi thách đấu hằng ngày,giữ rank bất bại đâu phải dễ.Còn cách giữ rank dễ hơn là đóng cửa không đấu với lý do hôm nay cúp điện
 
Thế mma,cổ truyền,bên nào là thuật,nào là đạo
Võ sư này vẫn sẵn sàng solo và có ngán ai đâu,thế mới đáng tôn trọng.Ai viết mấy cái thuật đạo trên rồi tỏ ra thượng đẳng,gọi người đọc mù tịt thế kia.Mà copy paste nhanh đấy
thuật với đạo như anh kia nói tôi không biết nhưng ngày xưa tôi học thì thầy có đuổi học mấy thằng đấm nhau với bọn yangho xóm, thầy nói ở đây tôi chỉ đào tạo võ sư chứ không đào tạo võ sĩ
nên tôi nghĩ mấy thằng mma đấm nhau thường hay thắng vì nó được đào tạo từ đầu thành võ sĩ cmnr, mấy ông võ sư thì đúng là tuổi ruồi nếu bước ra solo
 
So với Kiệt Chân Nhân thì vẫn thua 3 bậc. Trần đời từ cố chí kim, không có ai hội đủ mọi tinh hoa như Kiệt thần thông. Chẳng những uyên thâm về võ học, mà mọi phẩm chất tinh túy của người Việt đều như kết tinh trong tâm trí của ông.
Chân nhân gặp phải các cháu tay cầm phóng lợn, chân đạp exciter thì cũng ăn lolz thôi
qZV215Z.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Chuẩn bị có những con bò vào đòi so võ cổ truyền với MMA. Lũ bò cố tình không hiểu hai khái niệm võ thuật dùng mục đích khác nhau :feel_good:

Lâu nay cứ nghĩ MMA là tập trung các chiêu thức để đánh bại kẻ thù của mọi loại võ
 
Trai An Thái, gái An Khê. Nghe quê biết tín rồi.
Mà giờ đánh thiên về thể thao nên mấy môn cổ truyền sinh ra để đánh giết nó mất đường sống rồi. Đóng cửa tự luyện mà không thực chiến thì nhuần nhuyễn cỡ nào mà nhát đòn cũng nằm với tụi MMA thực chiến liên tọi.
Các cụ cao niên kể lại là xưa lên đài đấu phải ký giấy sinh tử. Chết người như cơm bữa vì đánh mấy đòn hiểm không.

Ấy là nghe kể lại thế, chứ không tường tận sự việc. Ông võ sư cổ truyền cuối cùng quê tôi mới mất năm ngoái rồi. Thời trẻ con hai mấy năm trước lúc ổng còn khoẻ thì tướng vạm vỡ rắn chắc như đá tạc, hai tay luyện đòn chai đến mức sờ vào như sờ phải vỏ ốc. Cơ mà tầm mười năm trước tay ổng gần liệt rồi, phá hoại thần kinh tay quá.
 
Back
Top