kiến thức Dạ dày và nhiễm khuẩn HP

duynguyen0147

Junior Member
Vi khuẩn HP là gì, có lây không, lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người gây nên viêm dạ dày. Chúng tấn công niêm mạc dạ dày của người bệnh và có thể thay đổi để thích nghi ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt như axit dạ dày. Vi khuẩn HP làm biến đổi môi trường xung quanh và giảm giảm nồng độ axit để sống sót.

Vi khuẩn HP có lây không?
“Vi khuẩn HP có lây không?” vi khuẩn HP có thể lây qua một số con đường sau:

Sống trong môi trường tập thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho nhau.
Lây qua đường ăn uống, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc đường miệng với những người nhiễm vi khuẩn HP.
Nguồn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo.
Vì vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây qua nước bọt, đường miệng, vậy nên người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, tránh dùng chung bát, đũa, bàn chải,…

Nguyên nhân viêm dạ dày HP

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày HP, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Do vi khuẩn HP xâm nhập mà không phát hiện sớm
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học (ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ)
Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khiến niêm mạc dạ dày bị suy yếu
Ảnh hưởng của thuốc Tây y trước đó chưa tiêu diệt được tận gốc vi khuẩn
Triệu chứng viêm dạ dày vi khuẩn HP

Hiện có đến 50% dân số thế giới được chẩn đoán là nhiễm HP. Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường không có bất cứ triệu chứng nào nhưng khi các vi khuẩn này gây ra các vết viêm, loét thì các triệu chứng sẽ xuất hiện rất rõ rệt.

Thường xuyên đau, bỏng rát vùng thượng vị.
Buồn nôn, nôn vào sáng sớm.
Chán ăn, đầy bụng và ợ hơi, ợ chua.
Sút cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Biến chứng của viêm dạ dày HP

Cũng theo bác sĩ Tuyết Lan, viêm dạ dày HP để lâu khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm:

Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây chính là giai đoạn khi bệnh đã tiến triển nặng, các vết viêm nặng, ổ loét lan rộng và vi khuẩn phát triển nhanh, lây lan cả sang các vị trí khác.
Thủng dạ dày: Khi các ổ loét sâu, làm niêm mạc dạ dày yếu sẽ gây nên hiện tượng thủng dạ dày khiến người bệnh mất máu nhiều có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.
Tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn.
Viêm dạ dày vi khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát. Không chỉ là tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau củ hay hạn chế đồ ăn cay nóng mà người bệnh còn cần phải xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính

Nguyên lý điều trị viêm dạ dày HP dương tính là tiêu diệt vi khuẩn, ức chế vi khuẩn HP phát triển, làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Điều trị viêm dạ dày HP bằng Tây y
Thuốc Tây có tác dụng diệt vi khuẩn HP ở giai đoạn đầu phát hiện, đồng thời làm giảm nhanh các cơn đau vùng thượng vị. Tuy nhiên Tây y thường chỉ tập trung giải quyết các triệu chứng trước mắt, khó có thể điều trị tận gốc bệnh. Đó là lý do vì sao nhiều trường hợp sau khi dừng điều trị bệnh lại tái phát lại nhiều lần.

Điều trị viêm dạ dày HP Đông y mang lại hiệu quả bền lâu
Khác với Tây y, Đông y lại tác động vào tận căn nguyên của bệnh để hạn chế được nguy cơ tái phát nhiều lần. Hơn nữa, các bài thuốc Đông y sử dụng nhiều thảo dược kết hợp với nhau. Các thảo dược lại phân chia thành nhiều nhóm chức năng khác nhau như nhóm chống viêm, nhóm giảm đau, nhóm làm lành tổn thương, nhóm tiêu diệt vi khuẩn HP.

Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì, mệt mỏi không?
Sử dụng thuốc điều trị Hp là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh, giúp ức chế vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp lại khiến rất nhiều bệnh nhân vô cùng lo lắng bởi thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

viem-loet-da-day-ta-trang.png
Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì?

Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng thuốc điều trị Hp để kiểm soát tình trạng bệnh cho bản thân mình. Ngoài việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong ăn uống thì dùng thuốc là cách có thể hạn chế được sự sinh sôi, nảy nở của các loại vi khuẩn gây bệnh. Cũng như các loại thuốc khác, thuốc điều trị Hp có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Hiện tại, để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, bác sĩ thường chỉ định rất nhiều loại thuốc khác nhau. Mỗi loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ riêng. Đặc biệt, trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, bệnh nhân còn sử dụng thêm các loại thuốc giúp tái tạo các tổn thương và hỗ trợ phục hồi chức năng của dạ dày. Cụ thể, một số tác dụng phụ của thuốc diệt Hp như sau.

# Thuốc Amoxicilin
Trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, loại thuốc kháng sinh này được sử dụng phổ biến. Đây là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cao và thường không gây ra hiện tượng kháng thuốc. Tuiy nhiên, thuốc có thể khiến cho bệnh nhân bị buồn nôn, sôi bụng, đi ngoài, viêm đại tráng,… nhất là khi sử dụng Amoxicilin.

# Thuốc Clarithromycin
Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Thuốc có thể tiêu diệt đến 50% các loại vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, thuốc Clarithromycin có thể gây ra tình trạng ban đỏ, suy gan, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosin, tăng bilirubin huyết thanh,…

# Metronidazol và Tinidazol
Thuốc kháng sinh này thuộc nhóm 5 nitro imidazol. Chúng có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn Hp gây bệnh. Nếu sử dụng đơn độc từng loại thuốc sẽ dễ khiến cơ thể bị kháng thuốc. Nếu sử dụng chung thuốc trong thời gian ngắn thì người bệnh sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, mất vị giác,…

# Thuốc kháng histamin H2
Đây là nhóm thuốc gồm có Ranitidin và Cimetidin. Loại thuốc này sẽ nhanh chóng gây ức chế histamin H2 và làm cản trở quá trình bài tiết dịch vị trong dạ dày, kiểm soát vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, chúng có thể khiến cho người bệnh bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mắc bệnh tim mạch, giảm tiểu cẩu trong máu, tăng men gan, rối loạn thần kinh,…

# Thuốc ức chế bơm proton
Loại thuốc này được sử dụng để giảm sự bài tiết acid trong dạ dày, kiểm soát tình trạng trào ngược, hạn chế ợ hơi, ợ chua, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng,…

# Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxid
Đây là thuốc giúp kháng acid trong dạ dày, giảm nhanh cơn đau do vi khuẩn Hp gây ra, kiểm soát các triệu chứng khác của bệnh. Mặc dù vậy, Nhôm hydroxid có thể gây ra tình trạng táo bón, loãng xương do thiếu phosphat. Bên cạnh đó, Magnesi hydroxid lại gây đắng miệng, suy thận, buồn nôn,… Những tác dụng phụ của thuốc diệt Hp khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Uống thuốc điều trị Hp có mệt không?

Với hàng loạt các tác dụng phụ do thuốc điều trị Hp gây ra, người bệnh uống thuốc trị Hp gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Đồng thời, bệnh nhân còn bị tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ, ảo giác, da bong vảy,… Một số trường hợp vi khuẩn Hp còn khiến gây nguy cơ nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin, gãy xương,…

Tác dụng phụ thuốc trị Hp làm thiếu hụt thành phần magie trong máu, phá vỡ cân bằng ở hệ tiêu hóa. Lâu dần, bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe trầm trọng. Tình trạng rối loạn nhịp tim, co giật, co thắt cơ,… thường xuyên xảy ra khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt, người bệnh bị ợ hơi, ợ chua thường xuyên, không ăn uống được nên dễ gây khó chịu, căng thẳng.

Với những bệnh nhân uống thuốc trị Hp nhưng dạ dày hoạt động không tốt, luôn có dấu hiệu trào ngược do vi khuẩn gây ra sẽ càng mệt mỏi nhiều hơn. Người bệnh không thể ăn được, ăn không ngon, chán ăn,… càng khiến sức khỏe bản thân bị giảm sút. Tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách hạn chế các tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp theo phác đồ điều trị của bác sĩ là rất cần thiết. Tuy nhiên, do thuốc có quá nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nên mọi người cần phải thận trọng. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị Hp gây ra, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại chất kích thích nào trong suốt quá trình dùng thuốc để điều trị bệnh
Uống đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng thiết yếu
Chia nhỏ bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu bị tiêu chảy bạn cần bù nước cho cơ thể bằng chất điện giải oresol. Khi bị đau bụng, người bệnh có thể uống một chút gừng ấm.
Uống đủ nước mỗi ngày để giảm tình trạng khô miệng, khó chịu ở cổ họng
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Thông báo cho bác sĩ biết các loại bệnh mình đang mắc phải trước khi sử dụng thuốc điều trị Hp để có hướng điều trị triệt để hơn
Bệnh nhân cần theo dõi cơ thể khi sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên báo cho bác sĩ biết.
Vi khuẩn HP tấn công qua đường miệng, đi xuống dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… Vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống nếu như tiếp xúc với nước bọt của người bệnh trong bữa ăn, dùng chung bát đũa và ăn phải thức ăn đã nhiễm khuẩn HP.
xuat-huyet-da-day.png

Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính

Một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây viêm dạ dày cũng như xác định được sự hiện diện của vi khuẩn HP, bao gồm:

Chụp X-quang dạ dày:
Hình ảnh trên phim chụp X- quang có thể giúp phát hiện ra những vết trợt hay vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Xét nghiệm máu:
Bệnh nhân được lấy mẫu máu đem vào phòng thí nghiệm kiểm tra xem hệ miễn dịch có sản xuất kháng thể để chống lại vi khuẩn HP không. Nếu có thì cũng đồng nghĩa với việc chứng viêm dạ dày của bạn có liên quan đến vi khuẩn HP.

Test hơi thở:
Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày khi trải qua quá trình thủy phân có thể tạo ra các khí ammonia, CO2 và NH3. Những chất này sau đó được hấp thụ và theo máu đi lên phổi, cuối cùng được giải phóng ra ngoài theo đường thở. Sử dụng một thiết bị đo độ phân giải của phóng xạ/phút (DPM) có thể giúp xác định bạn có bị viêm dạ dày HP dương tính hay không.

Xét nghiệm này có thể cho ra các thông số sau:

DPM dưới 50: Viêm dạ dày HP âm tính, tức dạ dày của bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP
DPM từ 50 đến 199: Không thể xác định được bạn có bị nhiễm HP không
DPM từ 200 trở lên: Có thể kết luận viêm dạ dày HP dương tính
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh này mang lại kết quả có độ chính xác cao. Có đến 90-98% trường hợp có thể kết luận bệnh ngay mà không cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm xâm nhập khác. Mặc dù vậy, phương pháp kiểm tra hơi thở bằng đồng vị phóng xạ carbon 14C có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến trẻ em, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú nên không được chỉ định cho nhóm đối tượng này.

Xét nghiệm phân:
Kiểm tra phân cũng có thể giúp tìm ra các kháng nguyên chống lại vi khuẩn HP hoặc máu trong phân ở những người bị biến chứng xuất huyết dạ dày tá tràng. Kỹ thuật này được thực hiện lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình điều trị để đánh giá kết quả nhận được.

Nội soi, sinh thiết dạ dày:
Bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày thông qua đường miệng. Hình ảnh thu nhận được từ camera gắn ở đầu ống nội soi mềm cho phép bác sĩ quan sát được toàn bộ mọi ngóc ngách bên trong dạ dày và đánh giá được mức độ tổn thương viêm ở niêm mạc.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng lấy mẫu làm sinh thiết để kiểm tra xem vi khuẩn HP có liên quan đến tình trạng viêm dạ dày của bạn hay không. Phương pháp này cũng giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày nếu có.

Điều trị viêm dạ dày HP dương tính

Bệnh viêm dạ dày HP dương tính được điều trị theo phác đồ của Bộ Y Tế nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP và kiểm soát các triệu chứng cho người bệnh. Các phác đồ được lựa chọn bao gồm:

Phác đồ phối hợp 3 thuốc:

Được chỉ định cho những trường hợp mới điều trị lần đầu. Liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày. Bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng một trong 2 phác đồ sau:

– Số 1:

Thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Loại thuốc này có tác dụng ức chế sản xuất axit dạ dày. Thông dụng nhất là omeprazol. Liều lượng 1 viên x 2 lần/ngày.
Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Mỗi lần uống 1g x 2 lần/ngày
Thuốc kháng sinh nhóm macrolid – Clarithromycin: Mỗi lần uống 500mg x 2 lần/ngày
– Số 2:

Thuốc ức chế bơm Proton: Ngày dùng 2 lần
Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Ngày dùng 2 lần x 1g/lần
Thuốc kháng sinh Metronidazol: Liều lượng 500mg x 2 lần/ngày
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính phối hợp 4 thuốc

Phác đồ 4 thuốc chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã được điều trị bằng phác đồ 3 thuốc nhưng thất bại hoặc bệnh nhân đã dùng thuốc clarithromycin nhưng không đáp ứng được. Liệu trình điều trị bằng 4 thuốc cũng kéo dài trong 10 – 14 ngày. Có 2 phác đồ 4 thuốc đang được áp dụng như sau:

Số 1:

Thuốc ức chế bơm Proton: Ngày uống 2 lần
Tinidazole: Mỗi lần uống 500mg x 2 lần/ngày
Metronidazole: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 500mg
Bismuth: Mỗi lần uống 60mg x 2 lần/ngày
– Số 2:

Thuốc ức chế bơm proton: Uống ngày 2 lần
Amoxicillin: Dùng mỗi lần 1g x 2 lần trong ngày
Clarithromycin và Metronidazole: Cả hai dùng với liều lượng x 2 lần/ngày

Amoxicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm dạ dày HP dương tính
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính nối tiếp

Bệnh nhân được sử dụng thuốc trong 10 ngày liên tục. Trong đó 5 ngày đầu điều trị bằng 2 thuốc, 5 ngày tiếp theo phối hợp 3 thuốc. Cụ thể như sau:

Trong 5 ngày đầu: Dùng một loại thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng sinh Amoxicillin
5 ngày cuối: Kết hợp thuốc ức chế bơm Proton và hai loại thuốc kháng sinh là Clarithromycin và Tinidazole
Phác đồ điều trị cứu vãn

Được sử dụng sau cùng khi tất cả các phác đồ còn lại không cho hiệu quả tốt. Các phác đồ điều trị cứu vãn bao gồm:

PPI + Levofloxacin + Amoxicillin
PPI + Furazolidone + Amoxicillin
PPI + Rifabutin + Levofloxacin
PPI + Levofloxacin + Amoxicillin
PPI + Bismuth- + Doxycycline + Amoxicillin
PPI + Rifabutin + Amoxicillin
PPI + Bismuth + Tetracycline + Furazolidone
PPI + Bismuth + Tetracycline + Amoxicillin
PPI + Amoxicillin. Trong đó Amoxicillin dùng với liều mạnh là 1g x 3 lần uống mỗi ngày.
Hiện nay, việc tiêu diệt vi khuẩn HP đang ngày càng trở nên khó khăn do bị kháng thuốc kháng sinh. Chỉ có khoảng 34,5% bệnh nhân bị viêm dạ dày HP dương tính điều trị thành công với phác đồ ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân tự ý mua thuốc về uống mà không qua thăm khám hoặc uống thuốc không đủ liều lượng, thời gian quy định. Điều này sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ phải chung sống với vi khuẩn HP suốt đời và có thể gặp nhiều biến chứng vi khuẩn, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
Bạn có thể tham khảo Yakumi để hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Để nhanh chóng giải quyết bệnh dứt điểm, người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Kết thúc mỗi đợt dùng thuốc phải quay trở lại bệnh viện tiến hành xét nghiệm lại nhằm đảm bảo vi khuẩn HP đã được tiêu diệt hoàn toàn trước khi ngưng thuốc điều trị.
 
Trị HP mang tính hên xui rất cao. Như t hợp phác đồ thì chỉ cần một liệu trình là hết. Có người chữa chạy nhiều lần cũng ko khỏi đc.
 
Trong cơ thể mỗi người ai cũng có khuẩn hp, quan trọng là nồng độ có tăng cao hay không
 
Mới sáng nay vừa đi test thì bsy cũng bảo là bị virus hp này , xong bà ấy ko kê thuốc gì cả , mình hỏi bà mới bảo ko uống cũng đc , mà nếu muốn uống thì để bà kê thuốc .....
Ờ thì thôi mất công đi khám , cũng lấy đơn thuốc xong đi một mạch về nhà làm thùng tiger bạc ướp đá mát lạnh .
 
nmvIYHe.png
Tôi dạo này cứ ăn vô thì bụng lại đầy hết cả lên kể cả ăn ít là sao các thím nhỉ. Mà k ăn thì k sao bụng nhẹ nhàng vãi
 
HP có lấy nhé các thím! Ở nhà mà có người có khuẩn HP thì dễ là người khác trong nhà cũng sẽ có khuẩn HP này lắm.
 
HP lây lan rất dữ do thói quen ăn uống chung, trong gia đình có 1 người bị là gần như những người khác cũng bị theo. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Những hình thức ăn uống chung phổ biến:
  • uống chung ly bia, nên các bợm nhậu hầu như đều bị
  • dùng chung dĩa nước chấm
  • gắp chung dĩa đồ ăn

Xét nghiệm HP hiện nay chính xác nhất là thổi bong bóng, giá khoảng 500K/lần.
 
Dùng thuốc DEHP đi thổi thấy âm tính bụng dạ cũng ít bị đau hơn. Nhưng mà thấy mọi người bảo dễ tái phát cứ lo lo
 
Back
Top