Nhập viện nguy kịch vì gai con cá trê

Cụ Bẩy

Senior Member

Sau một ngày bị ngạnh (gai) cá trê đâm vào tay, người phụ nữ lên cơn sốt, xuất hiện phỏng nước vàng tại vùng tổn thương và lan nhanh lên cẳng tay.

gai_ca.jpg
Bàn tay của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, viêm mô bào, sưng tấy và chảy dịch vàng. Ảnh: BVCC.
Ngày 30/3, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 57 tuổi, ngụ Hưng Yên, trong tình trạng nguy kịch. Người bệnh được chuyển đến từ cơ sở y tế khác với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết - viêm mô bào tay phải.

Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ làm nghề bán cá, có tiền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm, thường xuyên uống thuốc nam.

Bảy ngày trước khi nhập viện, bà bất ngờ bị ngạnh cá trê đâm vào mu bàn tay. Qua hôm sau, bà lên cơn sốt, xuất hiện phỏng nước vàng tại vùng tổn thương ở mu bàn tay, đau nhiều, lan nhanh lên vùng cẳng bàn tay phải.

Gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế và được chẩn đoán viêm mô bào tay phải. Sau 5 ngày điều trị tình trạng bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại khoa Cấp cứu, nữ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm theo dõi vibrio - theo dõi tiền sốc nhiễm khuẩn. Bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh nặng, nguy cơ phải can thiệp xâm lấn với gia đình.

ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó khoa Cấp cứu, cho biết bệnh nhân tuy chưa có kết quả cấy nhưng với bệnh cảnh lâm sàng phù hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus.

"Hiện chúng tôi đã cùng hội chẩn với các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống can thiệp tối thiểu cho nữ bệnh nhân", bác sĩ Bắc nói.


Người phụ nữ bị nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm, tình trạng rất nặng. Ảnh: BVCC.

nganh ca tre co doc anh 1

nganh ca tre co doc anh 1
Người phụ nữ bị nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm, tình trạng rất nặng. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ Bắc, những người có cơ địa suy giảm miễn dịch như: xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hay đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc nam không rõ nguồn gốc thì nguy cơ làm cho tình trạng suy giảm miễn dịch nặng hơn. Những trường hợp này rất dễ bị nhiễm trùng các chủng vi khuẩn từ nước vào.

Khi nhiễm trùng trực khuẩn, gây hoại tử tổ chức rất nghiêm trọng, tiến triển đi vào sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng người dân.

Do đó, bác sĩ Bắc khuyến cáo những người suy giảm miễn dịch khi uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, quản lý bệnh nền tốt để phòng tránh tình trạng rối loạn miễn dịch, ức chế miễn dịch nặng hơn.

Những người làm nghề tiếp xúc với cá, chăm sóc động vật... tiếp xúc với môi trường nước phải đeo găng tay dày để tránh xây xước lây nhiễm vi khuẩ
 
Đợt làm con cá dò (ở Huế là cá kình) bị cái vảy gai trên lưng nó găm vào tay sốt cmnl :beat_brick:
 
Đau buốt thì là tùy loại cá. Nhưng vấn đề ở trong bài là "Nhiễm trùng huyết".
Bị vây/ngạnh cá đâm thì thứ nhất là nc bẩn, thứ 2 là trong vây/ngạnh cá cũng có nhiều vi trùng. Có rủi ro cao gây nhiễm trùng huyết.
Nó cũng giống như ông giẫm phải mảnh sành/ mảnh đinh rỉ vậy. Đau chỉ là 1 khía cạnh. Nguy cơ nhiễm trùng huyết - bại liệt mới là căng.
Chứ chỉ đau buốt thì là quá bth. :burn_joss_stick:
 
nhớ hồi nhỏ đi mò cua bắt ốc ghê vl, sông hồ suối ruộng gì chơi láng hết, cũng bị ngạnh cá đâm bao nhiêu lần may mà k bị nhiễm trùng đi gặp ông bà :burn_joss_stick:
 
Cơ bản là cô này uống thuốc nam trị viêm khớp, thuốc ko nguồn gốc lâu ngày làm yếu hệ md. Bị vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở nên nặng.
 
Back
Top