thảo luận Dàn số chơi sao cho đúng, nghe sao cho hay

IMG_5481.jpeg
 
Last edited:
bác chủ có chơi hệ thống tiếp địa/ mass hay hộp thoát mass không? (khoáng thạch, đá ....)
 
2 con Switch Buffalo GS-2016 độ clock OCXO Digikey. Mục tiêu là có thế dùng để cách ly quang, chặn hết nhiễu từ tín hiệu mạng
Học hành nó rất quang trọng, tín hiệu quang không bị chi phối bởi sóng điện từ hay bất cứ loại sóng nào có nguồn gốc từ điện, còn cáp đồng CA6e tốc độ truyền 10Gbps, bản thân nó đã chống nhiễu xuyến tâm để đạt tới thông lượng này 100Met, vậy xin hỏi là cái audio 10Mbps hết nóc vậy thì liên quan gì tới cat 6,7 hay 8 vì bản chất nó truyền tín hiệu số, trong các hệ thống mạng người ta xài cả trăm sợi vô con switch, chắc nhiễu hư hết digital signal rồi nhỉ :LOL:
Nhiều tín hiệu quang :LOL: lại một kiến thức mới từ mấyđứa chơiâm thanh màít có học hành tử tế. THế dây quang có bọc lớp chống nhiễu , đầu cắm mạ vàng giảm điện trở tiếp xúc luôn không thì mua luôn đi :LOL:
Hài hước, một người đang vận hành hệ thống quang trên trung tâm dữ liệu thông lượng 40Gbps cho hay. Tín hiệu quang đi 40Km còn chưa nhiễu hay suy hao , có vài mét mà nhiêu đồ, mấy đứa chơi âm thanh bị ám ảnh cái nhiễu nên đi đâu cũng thấy jitter,noise

Dây đủ dài, gia tốc điện áp mới đủ hình thành để electron truyền dẫn, đủ tái tạo được tốc độ cần thiết khi đồ đánh yêu cầu năng lượng cao
Đọc tới đoạn này có thể thấy được sư suy diễn thể hiện mức độ dốt nát đến tận cùng của mấy đứa chơi âm thanh nửa mùa. Cái gì mà tốc độ cần thiết của electron, chắc bình thường e đi dưới speed ánh sáng, dây nó dài nên đi tốc độ ánh sáng, còn âm thanh thì phát nhanh đến mức eletron ko đủ theo kịp nếu dây ngắn :LOL:

Nhiễu là tín hiệu rất nhỏ, khi đi trên dây dẫn dài nó cũng sẽ tự suy hao.
Nhiễu mà dây dẫn dài thì suy hao, bản thân nhiễu cũng là điện, tại sao nhiễu suy hao còn tín hiệu chuẩn thì không ==> sự dốt nát tập 2, toàn những kiến thức trên trời. Nếu có ăn học tới chốn thì nên hiểu là dây càng dài truyền tín hiệu càng giảm công suất, nhiễu làm tăng lên thì sẽ tốn điện để duy trì công suất phát,mà tín hiệu số thì công suất mà giảm là sai bit, mà sai bit thì giảm tốc độ mạng ví dụ từ 10Gbps còn 1Gbps hay 100Mbps vì phải CRC check sum, nhưng dĩ nhiên dữ liệu vẫn đúng chứ không sai, chứ electron tăng động năng con mẹ gì, đọc mà cứ ngỡ máy gia tốc hạt CERN để gia tốc E bắng phá neutron. :LOL:
 
Last edited:
Đọc thấy đã rối, chắc bác chủ mất nhiều máu để ra bộ này ưng ý.
mất tiền ngu đó bạn, chống nhiễu cho lắm vào mà không có kiến thức cũng chẳng ra được tiếng đàn thế này đâu, chơi âm thanh mà ko có kiến thức thì toàn bị thuốc. Chắc lại mấy đứa sale âm thanh đây mà.
 
Theo hiểu biết hạn hẹp của mình thì khi dùng dây từ tín hiệu số chuyển sang Analog vào PreAmp thì có thể cõng thêm nhiễu (chống nhiễu nên nằm ở đoạn chuyển giao này sẽ hiệu quả nhất). Còn về bản chất với tốc độ truyền dẫn bây giờ so với băng thông một bài nhạc là quá chênh lệch nhau, đường truyền thừa sức đáp ứng (nghe vài giây của bài đầu tiên thì máy đã load cả album về rồi).
Còn đâu nguồn điện sạch cung cấp cho các thiết bị như lọc điện, nguồn Linear thì nên đầu tư khi nghe nhạc.
 
xời, toi còn lại gì văn của mấy thèn sales lùa gà mảng âm thanh này, ko cần thử cũng biết tào lao, dùng kiến thức để suy nghĩ, ko cần phải thực địa làm gì những cái được xây dừng ra từ những kiến thức lệch lạc thánh phán và truyền những kiến thức lệch lạc cho cộng đồng thế này
 
Theo hiểu biết hạn hẹp của mình thì khi dùng dây từ tín hiệu số chuyển sang Analog vào PreAmp thì có thể cõng thêm nhiễu (chống nhiễu nên nằm ở đoạn chuyển giao này sẽ hiệu quả nhất). Còn về bản chất với tốc độ truyền dẫn bây giờ so với băng thông một bài nhạc là quá chênh lệch nhau, đường truyền thừa sức đáp ứng (nghe vài giây của bài đầu tiên thì máy đã load cả album về rồi).
Còn đâu nguồn điện sạch cung cấp cho các thiết bị như lọc điện, nguồn Linear thì nên đầu tư khi nghe nhạc.
Em cũng nghĩ như thế, các biện pháp nguồn & chống nhiễu chỉ có tác dụng từ tầng dac đổ đi, các tầng trước dac nó là tín hiệu số nên suy hao nghe nó không đúng lắm :censored:
 
...

Nếu chọn phương án chơi offline, tức load nhạc về USB, SSD và từ đó đẩy vào DAC thì hoàn toàn có thể bỏ qua các thiết bị mạng nói trên.
Và cách chơi này rất nhiều anh em dùng tức là cắm SSD thẳng vào Music Server.

Rõ ràng, khi chọn cách chơi này thì dẹp quách LAN và Switch cho xong. Chỉ cần cầm Remote điều khiển Music Server là đã OK rồi.

Tối ưu cho cách chơi này vẫn có, nhiều anh em vẫn đau đầu, đó là:
1. Giảm nhiễu cho chính ổ SSD, HDD; Nguồn nhiễu từ các thiết bị ổ cứng rất lớn. Sẽ lan nhiễu vào MS nếu ko dùng cổng USB cách ly. Ở đây, nhiều bác quyết định dùng NAS là vì thế. NAS lại cắm vào mạng LAN. Lại sẽ tiếp tục xử lý mạng mẽo.
2. Đầu tư Clock cho DAC vì đa phần DAC tích hợp đều sử dụng Clock "tiết kiệm".
3. Do một số board DAC còn tích hợp Buffer Memory (phục vụ các khâu load nhạc trước khi chơi) - Lúc này hầu hết sẽ dùng phương thức asynchronous USB (để DAC quyết định thời gian xử lý tín hiệu qua Clock - Quay lại vấn đề 2)

Ngoài ra, khi tích hợp đủ thứ lên board, sinh ra 1 bài toán đau đầu khi các hãng nhận thấy Buffer trên Board DAC gây nhiễu nội sinh lớn. Nếu xử lý được đám nhiễu này, thì chi phí lại đội lên lớn - Khó bán.

Trên nhiều hệ thống người ta cố gắng tách ra làm các module độc lập để dễ xử lý, nâng cấp thành phần khi có yêu cầu cao hơn.

Khi đã chán với thư viện nhạc trong ổ cứng, là lúc anh em đặt câu hỏi: "Làm sao để MS kết nối Tidal, Qobuz, ..." và lúc đó, câu chuyện Stream lại bắt đầu.
Nói thật nhé, bác cứ suốt ngày nói nhiễu này nhiễu kia, vậy bác đã thực sự kiểm tra nhiễu nó ra sao chưa? Hay chỉ “nghe”

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có chứ bạn. Nếu bạn quan tâm thì mình sẽ dẫn 1 số bài để bạn đọc thêm về noise & một số cách đo nhiễu EMI, RFI !
Ngoài nhiễu cao tần như trên, còn có các loại nhiễu từ DC sang mạch AC 50Hz, nhiễu sóng hài, nhiễu ground,…
Còn nếu bạn ko tin rằng trong các luồng tín hiệu điện luôn tồn tại nhiễu, thì bỏ qua.
Đây là bài chia sẻ, bạn ko thấy phù hợp với trải nghiệm của bạn, định hướng của bạn thì mình nghĩ chưa nên quan tâm làm gì cho đỡ mất công chia sẻ/trao đổi.
À em thì có quan tâm chứ, và cũng tự đo đc vài cái cơ bản
1712205443526.png
 
Phần này, để dễ hiểu mình xin copy 1 comment của bác Ân - Gia Huy có chia sẻ như sau:

Đúng sai các bạn cứ đọc và cho ý kiến nhé! <Lưu ý comment khá dài - Ai thấy phiền quá thì bỏ qua>

Ví switch là thiết bị phổ thông dùng trong mạng nên việc data qua switch mà bị mất mát data , các bác IT cho là không thể !
Một số bác khác lại cho rằng do giao thức streaming audio là UDP( truyền mà không kiểm tra lỗi) không phải TCP(truyền và kiểm tra nếu lỗi thì truyền lại) do đó tín hiệu truyền đến streamer có thể không nguyên vẹn nếu switch và dây lan không tốt
Để phần nào làm sáng tỏ vấn đề em cố gắng hệ thống lại cho đơn giản đẻ các bác không có chuyên môn vẫn có thể hiểu được


Tới đây thì các Bác cũng có thể tự giải thích được tại sao ta cần thiết bị Router / switch /dây mạng tốt
Vì tất cả nằm trong qua trình vận chuyển data từ nguồn Streaming host đến thiết bị nhận Streamer , khi sử dụng thiết bị có chất lượng kém , sử dụng các bộ nguồn xung, các bộ clock rẻ tiền, dây rẻ tiền , nhiễu trong từng thiết bị sẽ lớn , nhiễu sẽ gây cho quá trình nhận data thiếu chính xác , khi nhận data thiếu chính xác việc truy vần theo giao thức TCP/IP sẽ sinh ra các vần đề sau
Latency : độ trễ của data
Intergrity : Độ toàn vẹn của data
Jitter : khả năng đáp ứng đúng thời điểm
Như vậy khi dùng thiết bị chất lượng cao, dây mạng tốt , thì các yếu tố trên đều tốt hơn từ đó dẫn đèn chất lượng âm thanh sẽ tốt hơn
Và một lần nữa nên nhớ tai người rất nhạy cảm với tín hiệu audio

TẠI SAO DÙNG SWITCH VÀ DÂY LAN FOR AUDIO CHO ÂM THANH HAY HƠN ?
Khảo sát SWITCH thông dụng : 8 PORT
upload_2020-4-27_15-28-39.png

Ta thấy 8 cổng Rj45 nối vào 4 biến thế cách ly GROUP TEK , sau đó thứ cấp biến thế cách ly chạy thẳng vào chip RTL8730 ( hoặc các chip khác tương đương)
Chip này nuôi băng bộ nguồn 3.3v / 1.8V được lấy từ cục nguồn DC 9V bên ngoài
Để hoạt động chip này có 1 thạch anh 25 MHZ

Như vậy tín hiệu mạng được truyền đến SWITCH là hoàn toàn cách ly với máy tinh hay với Streamer, nas.. về mặt DC ( tức là switch và Streamer , máy tính .. không có mass chung mà sợ noise từ mass của máy tính lan sang

[IMG]

[IMG]

Nếu khui một hộp biến thế cho 1 port ra ta sẽ thấy như hình chụp bên trong là các cuộn dây quán lõi ferit


Và 1 lần nữa ta cần thấy rằng tín hiệu digital của mạng lan , thực chất là tín hiệu analog( được thiết bị phát đổi từ dạng số (1-0) sang các mức điện thế để truyền đi trong các cặp dây RJ45 (ví dụ đối với mạng 1000T sẽ có 5 mức điện thế được truyền trong 1 cặp dây +1 V, +0.5 V, 0 V, −0.5 V and −1 V) 5 mức điện thế này và nó cũng cần xử lý như là tín hiệu analog , nghĩa la dây dẫn phải tốt , các tiếp điểm của đường tín hiệu phải tốt , và đường tín hiệu cũng chịu tác động của tất cả các yếu tố khác như tín hiệu analog mà các bác đang trân quí bằng dây xịn , bằng chống nhiễu , bằng jack xịn.... , nếu các mức điện thế bị suy giảm không đồng đều trên từng cặp dây, bị xuyên kênh giữa các cặp dây với nhau ..... Tức là khi có nhiễu RF , EMI , nhiễu từ trường, điện trở của các dây , tiếp điểm trong 1 cặp khác nhau ... sẽ làm thay đổi giá trị bị truyền đi .

Do đó nói nhiễu từ SWITCH phai hiểu là nhiễu lên tín hiệu số khi truyền qua switch, làm sai lệch giá trị thông tin số , không phải là nhiễu gây tác động lên phần analog của các thiết bị analog sau đó như streamer dac ( loại có DAC bên trong)

Sau khi qua các biến ap cách ly tín hiệu vào chỉ 1 con chip làm tất cả nhiệm vụ ( đối với các thiết kế dành cho công nghiêp từng phần tử mạch được tách riêng , tuy nhiên với các Switch thông dụng thường tích hợp hết trong 1 chip ( SOC system on chip)


[IMG]

Trong chip này Switch sẽ thực hiện các nghiệp vụ như kết nối 2 cổng để truyền data, nhận data , kiểm tra trả về như đã nói ở trên
PHY :
physical layer là mạch điện tử giúp biến đổi tín hiệu từ dạng analog ( differential signal) sang dạng digital ,mạch này biến sự chênh lệch điện áp giũa 2 dây trong từng cặp dây để biến đổi thành dạng digital (0-1..) đưa vào mạch MAC ( media acess control)
MAC: la mach logic có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác của data ( dựa vào các thuat toán CRC cyclic redundancy check ) thuật toán này dựa trên nguyên tắc khi phát data đi , máy tính sẽ tính toán chuỗi data muốn gửi để tạo ra một số checksum , tại đầu nhận sẽ dùng số Checksum này đối chiếu với data đã nhận nếu trùng khớp thí coi như gói data đã nhận là OK , nếu không trùng khớp thì gói data đã bị lỗi) mục đích của bộ MAC là bảo đảm chỉ đẩy vào bộ ALC các gói data chính xác , va yêu cầu máy tính phát gửi lại gói data khi data không chính xác
ALC: Acess control list : mạch này có nhiệm vụ kiểm tra luồng thông tin vào ra switch , múc đích là setup một firewall ngăn những truy xuất không được phép ( ngoài control list đã ấn định)
Queue Manager : là bảng sắp xếp ưu tiên , các switch sau này có thể thiết lập QOS ( Quality of Service) , giúp cho các thông tin Media như Voip , TV , Media streamer ưu tiên hơn la cac thông tin không cần thời gian va sự liên tục ( về khái niệm QOS sẽ có mục bàn sau vì liên quan đến chất lượng âm thanh sau này)
ALE :Application Layer Enforcement : là bộ lọc để giúp switch phân biệt các gói data nhằm xếp hàng vào queue manager
Sau đó data sẽ nạp vào PACKET Buffer là bộ nhớ đệm mục đích bộ nhớ đềm nhằm mục đích điều hòa quá trính thu phát của switch và bảo đảm băng thông của switch ở những thời điểm có nhiều thông tin vào va ra switch
Toc độ và data truyền qua switch cang lớn ta càng cần bộ nhớ (packet buffer) càng lớn
Khi data nhiều quá tràn bộ nhớ , bộ nhớ sẽ phát sinh việc Drop data ( bỏ qua các packet) , hoặc yêu cầu máy phát giảm tốc độ truyền data , tùy vào ứng dụng từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng truyền ( lantency , Integrity,Jitter)
Ví lý do này ta cần lựa chọn Switch có Packet Buffer càng to càng tốt , hoặc dùng Dual switch cùng loại để tăng gấp đôi bộ nhớ

Ví dụ ta dùng Switch 8 port , băng thông tổng 16 Gbps có Buffer memory : 1.5 MByte chẵng hạn , thường thì số Port càng nhiều bộ nhớ càng to nên việc dùng Switch nhiều Port nhưng dùng ít cổng thôi cũng nhằm mục đích tăng cường bộ nhớ ưu tiên dành cho Streamer cũng mang lại kết quả là chất lượng truyền tốt hơn
Do đó nhất thiết các Switch danh cho streamer nên được giải phóng khỏi các thiết bị truyền data lớn va lien tục như Camera , IP TV, Voip TV
Lại một đống kiến thức bullshit nữa rồi, đúng là mấy thằng sales bán hàng nên nói nhăng cuội
Toc độ và data truyền qua switch cang lớn ta càng cần bộ nhớ (packet buffer) càng lớn
Khi data nhiều quá tràn bộ nhớ , bộ nhớ sẽ phát sinh việc Drop data ( bỏ qua các packet) , hoặc yêu cầu máy phát giảm tốc độ truyền data , tùy vào ứng dụng từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng truyền ( lantency , Integrity,Jitter)
==> switch chạy ở layer 2, ko có khái niệm package, toàn bộ là frame là khung bit chạy 100% mạch logic, ko cần bộ nhớ
Ví dụ ta dùng Switch 8 port , băng thông tổng 16 Gbps có Buffer memory : 1.5 MByte chẵng hạn , thường thì số Port càng nhiều bộ nhớ càng to nên việc dùng Switch nhiều Port nhưng dùng ít cổng thôi cũng nhằm mục đích tăng cường bộ nhớ ưu tiên dành cho Streamer cũng mang lại kết quả là chất lượng truyền tốt hơn

==> Switch hoàn toàn xử lí ở phần cứng, buffer trong switch có một chức năng duy nhất đó chính là dùng trong trường hợp toàn bộ các port đều full công suất, vú dụ switch 10Gbps up link có 24 port 1Gbps, 24 port này dều lên uplink thi buffer này sẽ xài để cho tính năng gọi là flow control. am thanh có vài mbps thì xài kiểu gì cho hết, lại la kiến thức sai lệt của đám sale học hành không tới nơi tới chốn
 
...

Tạm trả lời bác thế này nhé. Bác hiểu cũng có phần đúng:

Nếu chọn phương án chơi offline, tức load nhạc về USB, SSD và từ đó đẩy vào DAC thì hoàn toàn có thể bỏ qua các thiết bị mạng nói trên.
Và cách chơi này rất nhiều anh em dùng tức là cắm SSD thẳng vào Music Server.

Rõ ràng, khi chọn cách chơi này thì dẹp quách LAN và Switch cho xong. Chỉ cần cầm Remote điều khiển Music Server là đã OK rồi.

Tối ưu cho cách chơi này vẫn có, nhiều anh em vẫn đau đầu, đó là:
1. Giảm nhiễu cho chính ổ SSD, HDD; Nguồn nhiễu từ các thiết bị ổ cứng rất lớn. Sẽ lan nhiễu vào MS nếu ko dùng cổng USB cách ly. Ở đây, nhiều bác quyết định dùng NAS là vì thế. NAS lại cắm vào mạng LAN. Lại sẽ tiếp tục xử lý mạng mẽo.
2. Đầu tư Clock cho DAC vì đa phần DAC tích hợp đều sử dụng Clock "tiết kiệm".
3. Do một số board DAC còn tích hợp Buffer Memory (phục vụ các khâu load nhạc trước khi chơi) - Lúc này hầu hết sẽ dùng phương thức asynchronous USB (để DAC quyết định thời gian xử lý tín hiệu qua Clock - Quay lại vấn đề 2)

Ngoài ra, khi tích hợp đủ thứ lên board, sinh ra 1 bài toán đau đầu khi các hãng nhận thấy Buffer trên Board DAC gây nhiễu nội sinh lớn. Nếu xử lý được đám nhiễu này, cần nhiều nguồn nuôi mạch với các điện áp khác nhau, nhiều tụ tị để chặn nhiễu lan truyền,.thì chi phí lại đội lên lớn - Khó bán.

Trên nhiều hệ thống người ta cố gắng tách ra làm các module độc lập để dễ xử lý, nâng cấp thành phần khi có yêu cầu cao hơn.

Khi đã chán với thư viện nhạc trong ổ cứng, là lúc anh em đặt câu hỏi: "Làm sao để MS kết nối Tidal, Qobuz, ..." và lúc đó, câu chuyện Stream lại bắt đầu.
Mình dùng cách nghe nhạc offline từ ổ cứng qua music server, tiện lợi và hiện thời cũng chưa nghe ra nhiễu (trước đây cắm thử fan thì nhiễu nghe rõ mồn một luôn) :D
 
Dẫn bài 1 bác thợ đã làm thí nghiệm nhé bác - Thiết bị, hay dây dẫn trong audio đều rất quan trọng tính chất chống nhiễu, xử lý nhiễu. Chống nhiễu thì có các phương pháp chủ động (như các bộ Power Plant tự tạo nguồn sin chuẩn), hoặc thụ động từ các phương pháp giáp chống nhiễu, tụ super cap,...
Đọc đến đây thì cũng sẽ có bạn bảo "Thiết bị đo test đảm bảo chưa", "cách thí nghiệm đã đúng chưa",... tóm lại là 1 khi đã không tin ko nghe thì có nói đằng trời cũng ko tin.
Mình có ghi rõ ở trên, chỉ khi bản thân muốn & tìm hiểu, cuối cùng là tự trải nghiệm thì mới có thể giải đáp thắc mắc của bạn thân được thôi. Bác tham khảo nhé (mình bỏ trong qoute để cho đỡ rối mắt với các bác ko quan tâm)
Cuối cùng bác vẫn chỉ “nghe” đúng ko ạ. Thế nên e mới hỏi câu kia thôi. 🙂

via theNEXTvoz for iPhone
 
ý kiến cá nhân khi cũng tốn kha khá tiền vào âm thanh và làm trogn ngành thiết bị máy tính - công nghệ - đang vận hành hệ thống mạng của 1 huyện :
âm thanh là cảm giác. mà cảm giác thì nay thế này mai thế kia. hôm nay vui nghe hay mai buồn nghe thấy dở lại tắt quách đi cho xong
học hỏi kiến thức quá lố dễ khiến ta ị loạn. nhiễu ở 1 giá trị nào đó quá nhỏ có thể chúng ta chẳn nghe ra.
chơi âm thanh là chơi theo sở thích. 1 khi nghe mù mà ko ra thì ko nên đâm đầu theo. đỡ mệt và đỡ tốn
thiết bị âm thanh cao cấp - nhất là phụ kiện - là 1 kiểu tăng cảm giác là chính, giá trị là phụ
âm thanh không giá trị ở tiền mà ở cảm giác mang lại.
nhất điện nhì phòng - nhưng bản thân điện đã đủ ổn thì ném 1 đống tiền thêm vào chỉ vì khái niệm nhiễu thì nhiều bác nên có lý trí hơn tí. nghe mù là 1 giải pháp tốt
:pudency:
 
Back
Top