Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Nhiều người trẻ kinh doanh ta thán bị lấy lại mặt bằng một cách vô cớ. Để rồi dù đang kinh doanh "ăn nên làm ra" nhưng buộc phải rời đi trong bức xúc.

"Tuần sau lấy lại mặt bằng nha em!"


Chị Nguyễn Thị Anh Thi (31 tuổi), quản lý một thương hiệu bán nước mía muối khá nổi tiếng ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, than thở việc đang phải "chạy đôn chạy đáo" tìm mặt bằng để dời điểm kinh doanh.

Theo chị Thi, cách đây vài ngày đã bàng hoàng khi nghe chủ cho thuê mặt bằng trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức, TP.HCM, nói "tuần sau lấy lại mặt bằng nha em!". Dù nỗ lực thương lượng, thậm chí đề xuất giá thuê cao hơn để được tiếp tục kinh doanh tại địa điểm vốn dĩ quen thuộc với giới trẻ ở TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung, nhưng chị Thi ta thán: "Lực bất tòng tâm".

Chị Thi kể thêm: "Tôi sai lầm khi thuê không đọc kỹ những điều, khoản trong hợp đồng. Để rồi giờ bị lấy lại mặt bằng, phải chấp nhận dọn, chuyển đi nơi khác".

1710412008375.png

Nhiều chủ kinh doanh cho biết đang buôn bán đắt khách thì bỗng dưng bị lấy lại mặt bằng khiến họ thất thần

Anh Đặng Hữu Quang (35 tuổi), kinh doanh quán cà phê nhạc acoustic O.S.C. khá nổi tiếng tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cũng rầu rĩ cho biết sau hơn chục năm làm ăn, thu hút đông khách tìm đến thưởng thức âm nhạc, giờ đây phải chuyển sang địa chỉ mới.

Anh Quang nói: "Vào cuối tháng 2, chủ nhà nói muốn lấy lại mặt bằng, không đồng ý cho thuê nữa. Tôi nghe mà chưng hửng. Dù đưa ra rất nhiều lý do, thậm chí năn nỉ để được tiếp tục thuê nhưng chủ nhà không đồng ý".

Cuối cùng, anh Quang phải rời đi. "Tên thương hiệu vẫn còn. Nhưng vì chuyển chỗ nên chưa nhận được sự ủng hộ nhiều của khách như trước đây. Tôi tiếc và cảm thấy rất buồn", anh Quang tâm sự.

Những câu chuyện như anh Quang, chị Thi không hề ít. Ngược lại, theo chia sẻ của những người trẻ kinh doanh, vấn đề bị lấy lại mặt bằng khi đang buôn bán khá phổ biến. Để rồi họ cảm thấy bất lực khi không phải buôn bán ế ẩm "tháo chạy" mà dẫu đang kinh doanh thuận lợi, "ăn nên làm ra" nhưng bị lấy lại mặt bằng.

Anh Trương Công Hậu (32 tuổi), cho biết mở quán cà phê H.H.N. trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM được gần hai năm. "Đùng một cái", sau tết 2024, chủ nhà nói không cho thuê nữa. Điều này khiến anh Hậu ngẩn ngơ.

Cảm thấy "không phục" vì bị lấy lại mặt bằng một cách vô cớ, anh Hậu thắc mắc thì được trả lời: "Đừng hỏi vòng vo. Đừng nói nhiều. Không cho thuê là không cho thuê".

Trường hợp khác, vợ chồng chị Hồ Thị Nguyên Nhung (34 tuổi) thuê mặt bằng trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, để mở tiệm giặt ủi. Sau nửa năm đã bị chủ cho thuê yêu cầu phải dời đi. "Tôi nghe mà chưng hửng, thất thần", chị Nhung kể.

1710412019939.png

Khi thuê mặt bằng, cần phải làm hợp đồng kỹ lưỡng, cẩn thận, đọc chi tiết các điều khoản để hạn chế tranh chấp

Hạn chế tranh chấp, lưu ý những điều này...

Luật sư Nguyễn Hữu Phước, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng khi thuê mặt bằng để kinh doanh cần cẩn thận. Bởi đã có nhiều sự việc tranh chấp về mặt bằng từ người thuê và người cho thuê: bị phá vỡ hợp đồng mà không được bồi thường thiệt hại, đang buôn bán đông khách thì bị lấy lại mặt bằng… Thậm chí có trường hợp, chủ nhà lấy lại mặt bằng đang kinh doanh ăn uống, cà phê, trà sữa… và sau đó tự họ (hoặc cho người khác thuê) cũng buôn bán mặt hàng, sản phẩm y chang.

Luật sư Phước lưu ý: "Phải làm hợp đồng chi tiết, chặt chẽ, đọc các điều khoản, quyền, nghĩa vụ thật kỹ lưỡng. Khi không hiểu phải hỏi lại. Cần đem công chứng hợp đồng thuê mặt bằng. Để khi có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng đã được công chứng sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn".

Cũng theo luật sư này, người thuê mặt bằng để kinh doanh thường phớt lờ, bỏ ngỏ đến những khía cạnh như: hiện trạng mặt bằng, tài sản, trang thiết bị hiện có của mặt bằng cho thuê... Đây là điều khoản mà người thuê chủ quan, không chú trọng đến. Nhưng trong thực tế, đó lại là những khía cạnh dễ dẫn đến tranh chấp.

"Vì thế, cần đưa vào hợp đồng thuê mặt bằng những điều khoản như: quyền và nghĩa vụ giữa các bên, tiền đặt cọc, quy định về phạt vi phạm hợp đồng, giá thuê và chi phí liên quan, điều khoản lạm phát trong hợp đồng… nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi, hạn chế tranh chấp phát sinh về sau. Với những hợp đồng thuê mặt bằng giá trị cao, có thể nhờ người hiểu luật tư vấn, hướng dẫn", luật sư Phước nói.

1710412029694.png

Cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng để có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp

.......
 
Bọn chó má sống khốn nạn toàn chơi kiểu này. Thuê mb làm ăn tốt là hết hđ nó đéo kí nữa, đuổi ngta đi, tự dựng quán bán tiếp mặt hàng y hệt để ăn lượng khách có sẵn. Tận cùng của súc vật.

via theNEXTvoz for iPhone
Dì tôi thuê mặt bằng bán quán trà sữa, quán đông nghẹt khách thuê 3 đứa phụ

Lúc thuê đã chọn rất kỹ mặt bằng là cặp vợ chồng già 70 tuổi để tránh chuyện chủ nhà thấy ngon đuổi đi để đớp khách, già rồi sức đâu mà mua bán

Thế chó nào mấy đứa con ổng bả sau covid 1 năm thì thất nghiệp, cả nhà 4 người dâu con và mấy đứa cháu kéo về xin xỏ thổi lỗ tai vợ chồng già đuổi dì tôi đi, bồi thường có 1 tháng tiền mặt bằng 21 triệu bạc

Dì tôi ngậm tức phải dọn đi, đám đó dọn vô bán. Tới giờ đi ngang vẫn thấy còn bán, khách cũng đông như hồi dì tôi. Ai nói ông trời có mắt chứ mắt đâu tôi không thấy, chỉ thấy bọn sống chó ác ôn nó ăn trên ăn trốc ngày càng sống khỏe
 
Dì tôi thuê mặt bằng bán quán trà sữa, quán đông nghẹt khách thuê 3 đứa phụ

Lúc thuê đã chọn rất kỹ mặt bằng là cặp vợ chồng già 70 tuổi để tránh chuyện chủ nhà thấy ngon đuổi đi để đớp khách, già rồi sức đâu mà mua bán

Thế chó nào mấy đứa con ổng bả sau covid 1 năm thì thất nghiệp, cả nhà 4 người dâu con và mấy đứa cháu kéo về xin xỏ thổi lỗ tai vợ chồng già đuổi dì tôi đi, bồi thường có 1 tháng tiền mặt bằng 21 triệu bạc

Dì tôi ngậm tức phải dọn đi, đám đó dọn vô bán. Tới giờ đi ngang vẫn thấy còn bán, khách cũng đông như hồi dì tôi. Ai nói ông trời có mắt chứ mắt đâu tôi không thấy, chỉ thấy bọn sống chó ác ôn nó ăn trên ăn trốc ngày càng sống khỏe
Bài học là phải cố phát triển theo hướng định vị thương hiệu, hiện tại đang là định vị địa chỉ.
Khi định vị được thương hiệu thì địa chỉ có thay đổi vẫn kéo được khách theo mình.
Kinh doanh không thể trông chờ ở cái tâm của người khác được.
 
Dì tôi thuê mặt bằng bán quán trà sữa, quán đông nghẹt khách thuê 3 đứa phụ

Lúc thuê đã chọn rất kỹ mặt bằng là cặp vợ chồng già 70 tuổi để tránh chuyện chủ nhà thấy ngon đuổi đi để đớp khách, già rồi sức đâu mà mua bán

Thế chó nào mấy đứa con ổng bả sau covid 1 năm thì thất nghiệp, cả nhà 4 người dâu con và mấy đứa cháu kéo về xin xỏ thổi lỗ tai vợ chồng già đuổi dì tôi đi, bồi thường có 1 tháng tiền mặt bằng 21 triệu bạc

Dì tôi ngậm tức phải dọn đi, đám đó dọn vô bán. Tới giờ đi ngang vẫn thấy còn bán, khách cũng đông như hồi dì tôi. Ai nói ông trời có mắt chứ mắt đâu tôi không thấy, chỉ thấy bọn sống chó ác ôn nó ăn trên ăn trốc ngày càng sống khỏe
Thể loại này nên tế tụi nó trên google map, kèm theo địa chỉ mới của chủ quán cũ.
 
Dì tôi thuê mặt bằng bán quán trà sữa, quán đông nghẹt khách thuê 3 đứa phụ

Lúc thuê đã chọn rất kỹ mặt bằng là cặp vợ chồng già 70 tuổi để tránh chuyện chủ nhà thấy ngon đuổi đi để đớp khách, già rồi sức đâu mà mua bán

Thế chó nào mấy đứa con ổng bả sau covid 1 năm thì thất nghiệp, cả nhà 4 người dâu con và mấy đứa cháu kéo về xin xỏ thổi lỗ tai vợ chồng già đuổi dì tôi đi, bồi thường có 1 tháng tiền mặt bằng 21 triệu bạc

Dì tôi ngậm tức phải dọn đi, đám đó dọn vô bán. Tới giờ đi ngang vẫn thấy còn bán, khách cũng đông như hồi dì tôi. Ai nói ông trời có mắt chứ mắt đâu tôi không thấy, chỉ thấy bọn sống chó ác ôn nó ăn trên ăn trốc ngày càng sống khỏe
Chưa đến lúc thôi fen
 
Bọn chó má sống khốn nạn toàn chơi kiểu này. Thuê mb làm ăn tốt là hết hđ nó đéo kí nữa, đuổi ngta đi, tự dựng quán bán tiếp mặt hàng y hệt để ăn lượng khách có sẵn. Tận cùng của súc vật.

via theNEXTvoz for iPhone
Ủa hết hợp đồng người ta đếch ký nua thì lỗi của người ta à?
 
Bọn chó má sống khốn nạn toàn chơi kiểu này. Thuê mb làm ăn tốt là hết hđ nó đéo kí nữa, đuổi ngta đi, tự dựng quán bán tiếp mặt hàng y hệt để ăn lượng khách có sẵn. Tận cùng của súc vật.

via theNEXTvoz for iPhone
Nó kí hay ko là quyền của nó, ko lẽ hết hđ cứ mặc định là phải kí tiếp
 
Dì tôi thuê mặt bằng bán quán trà sữa, quán đông nghẹt khách thuê 3 đứa phụ

Lúc thuê đã chọn rất kỹ mặt bằng là cặp vợ chồng già 70 tuổi để tránh chuyện chủ nhà thấy ngon đuổi đi để đớp khách, già rồi sức đâu mà mua bán

Thế chó nào mấy đứa con ổng bả sau covid 1 năm thì thất nghiệp, cả nhà 4 người dâu con và mấy đứa cháu kéo về xin xỏ thổi lỗ tai vợ chồng già đuổi dì tôi đi, bồi thường có 1 tháng tiền mặt bằng 21 triệu bạc

Dì tôi ngậm tức phải dọn đi, đám đó dọn vô bán. Tới giờ đi ngang vẫn thấy còn bán, khách cũng đông như hồi dì tôi. Ai nói ông trời có mắt chứ mắt đâu tôi không thấy, chỉ thấy bọn sống chó ác ôn nó ăn trên ăn trốc ngày càng sống khỏe
Đúng là sống lỗi thật, nhưng giả như bạn đang thất nghiệp và nhà đang có sẵn những ưu thế như vậy, bạn có chịu đi làm grab rồi để mặt bằng nhà mình cho người khác đếm tiền mỏi tay không

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bọn chó má sống khốn nạn toàn chơi kiểu này. Thuê mb làm ăn tốt là hết hđ nó đéo kí nữa, đuổi ngta đi, tự dựng quán bán tiếp mặt hàng y hệt để ăn lượng khách có sẵn. Tận cùng của súc vật.

via theNEXTvoz for iPhone
Khổ nỗi chủ nhà sống chó nhưng nó ko sai luật. Chửi thôi chứ đéo làm gì được. Bởi vậy khi làm ăn thì nên bỏ ít tiền thuê luật sư tư vấn cái hđ cài cắm cho nó cẩn thận. Bắt nó cam kết ko bán cùng mặt hàng trừ phi được sự đồng ý của bên thuê nhà. Lỡ có biến thì kiện ra tòa cho nó chừa :haha:
 
Lúc thuê ko đọc kỹ hd thì chịu rồi, kinh nghiệm lần sau thôi. Đám cho thuê cũng bỏ tiền thuê dv soạn hd mà. Nên đây là câu chuyện nằm lòng cho tất cả những ai sắp kinh doanh, sắp ký tiếp hd và những người lao động
Làm gì có chuyện không đọc kỹ hợp đồng, tại hợp đồng có nhiêu đó thì chịu thôi chứ sao giờ.

Bên đi thuê mà ký hợp đồng dài hạn quá thì nếu kinh doanh ế ẩm muốn dẹp thì phải đền cho chủ nhà nhiều, nên không dám làm thời hạn dài. Ví dụ mới startup đầu đời, mới kinh doanh lần đầu, vốn ít thì chắc chắn không có ai dám đề nghị cái hợp đồng 10 năm.

Bên đi thuê mà muốn đặt số tiền đền hợp đồng khi chủ nhà bẻ kèo cao thì chủ nhà cũng đòi phải đặt cọc siêu cao siêu dài, bên đi thuê sẽ không dám mạo hiểm.

Vậy thì chủ nhà có lợi trong hợp đồng thôi.
0ce8kh2.png




Bởi vậy gần nhà tao có có quán ăn siêu đắt khách, mướn nhà để bán, nó tích đủ tiền là mua mẹ luôn cái nhà gần kế bên. Để lỡ chủ nhà lấy lại thì nó dọn qua kế bên bán. Éo sợ mất nhận diện. Bán được hơn 20 năm rồi.
0ce8kh2.png
 
Bọn chó má sống khốn nạn toàn chơi kiểu này. Thuê mb làm ăn tốt là hết hđ nó đéo kí nữa, đuổi ngta đi, tự dựng quán bán tiếp mặt hàng y hệt để ăn lượng khách có sẵn. Tận cùng của súc vật.

via theNEXTvoz for iPhone
Chuyện xưa giờ luôn đó, bởi đi ăn quán nào ngon quay lại đổi người bán là hiểu chủ quán cũ bị bọn thuê mb nó đá đít lũ khốn nạn.
 
Bọn chó má sống khốn nạn toàn chơi kiểu này. Thuê mb làm ăn tốt là hết hđ nó đéo kí nữa, đuổi ngta đi, tự dựng quán bán tiếp mặt hàng y hệt để ăn lượng khách có sẵn. Tận cùng của súc vật.

via theNEXTvoz for iPhone
Tưởng nó lấy mặt bằng kiểu côn đồ lại thì còn nói được chứ hết hợp đồng nó không ký tiếp thì cũng chẳng có gì sai. Đi thuê chứ có phải đi cướp đâu mà đòi hết hợp đồng không được dừng ký hã bác.

Mà nói thẳng phần lớn cũng chẳng trách được người cho thuê. Anh đi thuê đã xác định làm kinh doanh thì phải rõ ràng chặt chẽ từng điều khoản một trong hợp đồng kể cả trong trường hợp bị đòi mặt bằng đền hợp đồng thì anh cũng phải cover chứ.

Mấy anh giận quá mất khôn. Trách bản thân ngu trước khi trách chủ nhà mất dạy.
 
Trường hợp này nhiều vl và ko có luật nào hay hợp đồng lồng ghép việc chủ nhà ko đc quyền kinh doanh sau khi lấy lại nhà
 
Back
Top