Đằng sau thảm họa gây rung chuyển Nhật Bản ngày đầu năm mới

Cryolite C

Senior Member
Gần 13 năm kể từ trận động đất và sóng thần kinh hoàng gây ra vụ nổ tại nhà máy hạt nhân ở Fukushima, ký ức ở Nhật Bản vẫn còn nguyên. Hôm 1/1, những ký ức đó lại bất ngờ sống dậy.

Động đất tấn công Nhật Bản với cường độ mạnh hiếm thấy trong nhiều năm qua đã phá vỡ sự tĩnh lặng ngày đầu năm mới ở đất nước Mặt Trời mọc, cướp đi sinh mạng của hàng chục người và phá hủy nhiều nhà cửa, đường sá…

Chấn động ở mức cao nhất theo thang đo của Nhật Bản​

Trận động đất 7,6 độ xảy ra gần bờ biển Nhật Bản vào chiều 1/1. Trên bán đảo Noto thuộc tỉnh Ishikawa - khu vực trung tâm chứng kiến hoạt động địa chấn gia tăng đáng báo động trong những năm gần đây - chấn động đạt mức tối đa là 7 theo thang cường độ của Nhật Bản.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản thông tin trận động đất có tâm chấn cách thành phố Wajima khoảng 30 km về phía Đông - Đông Bắc, ở độ sâu tạm thời là 16 km, ở cấp độ 7, mức tối đa trên thang cường độ địa chấn của nước này. Trận động đất cấp 7 này được mô tả là khiến mọi người không thể đứng vững.

Cơ quan Thông tin Không gian Địa lý Nhật Bản cho hay hệ thống khảo sát trắc địa của nước này ghi nhận mặt đất dịch chuyển đáng kể sau động đất, với một địa điểm tham chiếu ở Wajima di chuyển 1,3 m về phía tây.

Trận động đất đã gây cảnh báo sóng thần lớn, mặc dù những cảnh báo này sau đó được hạ cấp. Toàn bộ phạm vi của thảm họa vẫn chưa rõ ràng, trong khi chính phủ nước này đang huy động lực lượng chức năng chạy đua với thời gian để giải cứu những nạn nhân của thảm họa.

dong dat Nhat Ban anh 1

dong dat Nhat Ban anh 2
dong dat Nhat Ban anh 3

dong dat Nhat Ban anh 4
Nhiều nơi bị tàn phá tại tỉnh Ishikawa trong trận động đất 7,6 độ ngày 1/1. Ảnh: Kyodo.

Ác mộng trở lại​

Đã gần 13 năm kể từ thảm họa kép động đất và sóng thần kinh hoàng gây ra vụ nổ tại nhà máy hạt nhân ở Fukushima.

Thế nhưng, ký ức ở Nhật Bản vẫn còn nguyên ở đó. Hôm 1/1, những ký ức đó dường như sống dậy khi trận động đất gây rung chuyển Ishikawa và cảnh báo sóng thần bắt đầu vang lên.

Những cảnh báo này không hẳn là bất thường ở Nhật Bản.

“Khi lần đầu tiên chuyển tới đây, tôi đã nhảy ra khỏi giường khi tòa nhà mới chỉ rung lắc nhẹ”, Rupert Wingfield-Hayes - cựu phóng viên BBC tại Tokyo - chia sẻ.

Tuy nhiên, Wingfield-Hayes cho biết chỉ trong vòng vài tháng sau đó, ông vẫn ngủ ngon lành giữa những rung chấn. Và ở Nhật Bản, động đất nhanh chóng trở thành một phần của cuộc sống. Người ta quen với động đất, ở một mức độ nào đó.

Vẫn có cảm giác bất an lơ lửng đâu đó trong tâm trí. Khi nào trận động đất lớn tiếp theo tấn công? Ngôi nhà của mình có đủ chắc chắn không?

Đối với cả một thế hệ ở Nhật Bản, tất cả nỗi sợ hãi đó đã thành hiện thực vào ngày 11/3/2011.

Trong hai phút, mặt đất rung chuyển dữ dội ở mức độ chưa ai từng trải qua trong suốt cuộc đời. Rung chuyển vẫn tiếp tục, tiếp tục và tiếp tục.

Bất cứ ai từng trải qua khoảnh khắc đó đều có thể kể lại chính xác họ đã ở đâu và cảm thấy kinh hoàng như thế nào. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.

Trong vòng 40 phút, những cơn sóng thần đầu tiên ập vào bờ, tràn qua đê biển và cuốn trôi các thị trấn, làng mạc hàng trăm km dọc theo bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, tất cả đều được truyền hình trực tiếp bằng một trực thăng đưa tin bay trên thành phố Sendai.

Ngày hôm sau tiếp nối bằng một tin tức khủng khiếp hơn - một nhà máy điện hạt nhân đang gặp khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng Fukushima đã bắt đầu. Hàng trăm nghìn người đã được lệnh sơ tán khỏi nhà. Ngay cả Tokyo cũng không cảm thấy an toàn.

Thảm họa ấy đã để lại cơn sang chấn tập thể sâu hoắm.

Theo chia sẻ của Wingfield-Hayes, trong những tháng tiếp theo, ông tìm kiếm một nơi ở mới ở Tokyo. “Vợ tôi nghiên cứu bản đồ địa chất để xem nơi có nền móng vững chắc nhất, trên vùng đất cao và cách xa mọi con sông. Vợ tôi bị ám ảnh về năm tuổi của các tòa nhà”, ông kể lại.

“Cô ấy rất rõ ràng trong chuyện này: ‘Chúng ta sẽ không ở bất cứ ngôi nhà nào xây dựng trước năm 1981”.

Khi chuyển vào một ngôi nhà xây dựng năm 1985, cặp đôi đã bắt tay vào việc tích trữ lương thực và nước uống.

Nỗi sợ hãi và kinh hoàng của năm 2011 sống dậy trở lại hôm 1/1. Số người thiệt mạng đã lên tới gần 50 và có khả năng còn tăng thêm. Đường sá bị nứt vỡ và nhiều cây cầu bị phá hủy. Hàng trăm tòa nhà sụp đổ, người dân mắc kẹt bên dưới. Trận động đất còn gây ra lở đất lớn.

dong dat Nhat Ban anh 5

dong dat Nhat Ban anh 6
dong dat Nhat Ban anh 7

dong dat Nhat Ban anh 8

dong dat Nhat Ban anh 9
Hiện trường sau thảm họa ngày 1/1. Ảnh: Kyodo, AP.

Nhưng phần lớn các tòa nhà vẫn đứng vững. Tại các thành phố lớn Toyama và Kanazawa, cuộc sống sáng 2/1 dường như đang trở lại trạng thái bình thường.

“Tôi đã nói chuyện với một người bạn ở thành phố Kashiwazaki gần đó. ‘Thực sự đáng sợ’ - anh ấy nói - ‘Cho đến nay, đây là trận động đất lớn nhất tôi từng trải qua ở đây. Và chúng tôi phải sơ tán khỏi bờ biển. Nhưng bây giờ chúng tôi đã trở về nhà’”.

Nhiều bài học đã được rút ra​

Bất chấp thiệt hại nặng nề, trận động đất ngày đầu năm 2024 cũng còn một câu chuyện khác đáng chú ý về sự thành công của Nhật Bản trong việc giảm nhẹ những thảm họa như vậy.

Giới chức trách đã nhanh chóng khôi phục mạng lưới giao thông sau trận động đất hôm 1/1.

Nhật Bản không đo các trận động đất theo cường độ. Nước này ghi nhận mức độ rung chuyển của mặt đất. Thang đo từ 1 đến 7. Và vào hôm 1/1, ở Ishikawa, độ rung lắc đạt mức tối đa là 7.

Chiến thắng về mặt kỹ thuật của nước này thể hiện rõ rệt khi so sánh hậu quả của thảm họa hôm 1/1 với trận động đất lớn xảy ra ở Tokyo năm 1923.

Trận động đất Great Kanto này san phẳng những khu vực rộng lớn của thành phố. Những tòa nhà gạch hiện đại được xây dựng theo đường lối châu Âu đã sụp đổ.

Hệ quả đã dẫn đến việc soạn thảo quy chuẩn xây dựng chống động đất đầu tiên của Nhật Bản. Từ đó trở đi, các tòa nhà mới sẽ cần được gia cố bằng thép và bê tông. Các tòa nhà bằng gỗ sẽ có dầm dày hơn.

Mỗi lần đất nước hứng chịu một trận động đất lớn, thiệt hại đều được nghiên cứu và các quy định được cập nhật. Bước nhảy vọt lớn nhất diễn ra vào năm 1981, khi tất cả tòa nhà mới đều bị yêu cầu có các biện pháp cách ly địa chấn. Một lần nữa, sau trận động đất Kobe năm 1995, nhiều bài học đã được rút ra.

Thước đo cho sự thành công là khi trận động đất mạnh 9 độ xảy ra vào năm 2011, độ rung chuyển ở Tokyo lên tới cấp 5. Con số này tương đương với độ rung lắc mà thủ đô Nhật Bản phải gánh chịu vào năm 1923.

Năm 1923, thành phố bị san phẳng - 140.000 người thiệt mạng. Năm 2011, những tòa nhà chọc trời khổng lồ rung chuyển, cửa sổ vỡ tan nhưng không có tòa nhà lớn nào bị đổ. Chính cơn sóng thần đã giết chết hàng nghìn người chứ không phải những chấn động trên mặt đất.

...
 
Back
Top