Đang tuyển học viên Việt Nam qua Đức học nghề, đào tạo có lương

Bing AI

Senior Member

Rất nhiều dự án đang được chính phủ cấp bang và cấp liên bang Đức triển khai để tuyển dụng học viên từ các trường nghề Việt Nam sang Đức vừa học, vừa làm có lương.​


Sinh viên học nghề tại Đức - Ảnh: GETTY IMAGES
Sinh viên học nghề tại Đức - Ảnh: GETTY IMAGES
Điển hình, dự án Craft của Phòng thủ công nghiệp thành phố Erfurt (thuộc bang Thüringen), đang tuyển dụng học viên Việt Nam sang Đức để đào tạo và thực hành có lương cho hơn 14.000 doanh nghiệp và 70.000 lao động nằm trong mạng lưới tại Đức.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trong chuyến làm việc tại Việt Nam, ông Thomas Malcherek - giám đốc điều hành Phòng thủ công nghiệp thành phố Erfurt - cho biết nhiều doanh nghiệp Đức xem Việt Nam là một trong những thị trường cung ứng lao động quan trọng.

Đức bổ sung 400.000 lao động mỗi năm

* Vì sao doanh nghiệp Đức rất muốn tuyển sinh viên trường nghề từ Việt Nam, thưa ông?
- Mỗi năm, Đức cần bổ sung khoảng 400.000 lao động mới đủ thay thế số lượng lao động về hưu. Khoảng 50 năm trước, Đức thu hút người lao động từ Bắc Âu, nhưng hiện nay, mức lương cho nguồn tuyển này đã tăng lên cao, trung bình 3.000 - 6.000 euro/tháng.
Các doanh nghiệp Đức chuyển sang tìm kiếm những quốc gia khác có thị trường lao động trẻ và có mong muốn trải nghiệm lao động ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Trong nhóm lao động trẻ có đối tượng sinh viên tại các trường nghề. Nhiều thế hệ lao động Việt Nam thứ 2, thứ 3 đã ở Đức.
Năm 2023, thủ hiến bang Thüringen đã có chuyến làm việc đến Việt Nam, trong đó một nội dung quan trọng thu hút nhân lực Việt Nam sang Đức làm việc.
* Các doanh nghiệp tại Đức đánh giá thế nào về sinh viên nghề Việt Nam, thưa ông?
- Thách thức lớn nhất với các bạn là tiếng Đức, nhưng đây là điều có thể hiểu được. Mặt mạnh của sinh viên, lao động trẻ Việt Nam là sự chăm chỉ, sẵn sàng hết mình với công việc và luôn lễ phép. Mạng lưới doanh nghiệp thuộc Phòng thủ công nghiệp thành phố Erfurt đều đánh giá cao các lao động từ Việt Nam.
Ông Thomas Malcherek - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Ông Thomas Malcherek - Ảnh: TRỌNG NHÂN

70% thời gian học tại doanh nghiệp

* Tại Việt Nam, hệ thống trường nghề đang gặp nhiều thách thức trước các đại học. Còn tại Đức, chất lượng trường nghề luôn được đánh giá rất cao. Đâu là bí quyết, thưa ông?
- Các trường nghề tại Đức gắn chặt với doanh nghiệp. Phần lớn chương trình cho học viên 70% học tại doanh nghiệp, sinh viên được thực hành và làm việc trực tiếp ngay trong quá trình học. Chỉ 30% thời gian học tại trường, chủ yếu các nội dung lý thuyết.
Chỉ tiêu đào tạo được xây dựng dựa trên chính nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thuộc địa phương. Điều này nhằm hạn chế tình trạng đào tạo thừa hay thiếu nhu cầu thực tế, giúp sinh viên sau khi học xong có việc làm ngay.
Trong chương trình đào tạo, sinh viên không chỉ được học về kỹ thuật mà được đào tạo nhiều kỹ năng khác gắn với hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, một sinh viên sửa chữa ô tô không thể biết mỗi sửa xe, còn phải biết lắng nghe, giao tiếp, tư vấn cho khách hàng. Họ không chỉ biết làm theo khuôn mẫu, mà còn biết cách tư duy tìm ra vấn đề mới.
Do quá trình đào tạo tạo được sự khác biệt thật sự cho sinh viên, nên các doanh nghiệp rất yên tâm chuẩn đầu ra từ các trường nghề. Một lao động đã qua đào tạo thường được nhận những vị trí làm việc chính thức, trong khi các lao động chưa qua đào tạo chỉ có thể làm những vị trí phụ trợ.
Sự công nhận của doanh nghiệp đóng góp ngược trở lại cho uy tín của các trường nghề.
Một điều đặc biệt khác, ngoài đào tạo nghề ban đầu, các trường, trung tâm dạy nghề ở Đức có các chương trình đào tạo nâng cao. Một số doanh nghiệp, hiệp hội ở Đức có thể tự triển khai các chương trình đào tạo nghề nâng cao cho mình.
 
có điều thứ tiếng học khó quá, khó quá mức quy định, khó hơn cả học toán cao cấp nữa @@
 
Nhiều bố đỗ ĐH ở Việt Nam - ĐH hàng hin kiểu kinh tế, ngoại thương, ngoại giao, thương mại... các các kiểu nhé còn ĐH cùi bắp ko tính tiền. Cũng bỏ sang Đức tưởng dễ ăn học ĐH của nó méo bh tải nổi. Mẹ ĐH của Đức nó siêu khó luôn, cuối cùng nhiều khi mất bao nhiêu năm quay bao nhiêu trường rồi loanh quanh thành du học nghề ( kiểu hệ 3 năm còn ko được đẳng cấp College của nó ) để cố ở lại. Hài nhất là học về lập trình viên ( du học nghề chỉ được là lập trình viên, đẳng cấp đại học nó là Khoa học máy tính ) thì lại quay về Đài Loan với Nhật để thực tập cào phím :LOL:

Cá nhân tôi thấy mình chỉ có lợi thế về mặt chân tay ( kiểu lao động phổ thông bọn nó cành cao coi là thấp kém ko làm ) ví dụ kiểu vào chăm người ốm, làm dịch vụ ăn uống ... chứ còn so về trí tuệ với Đức thì cửa đâu ko biết.
 
Nhiều bố đỗ ĐH ở Việt Nam - ĐH hàng hin kiểu kinh tế, ngoại thương, ngoại giao, thương mại... các các kiểu nhé còn ĐH cùi bắp ko tính tiền. Cũng bỏ sang Đức tưởng dễ ăn học ĐH của nó méo bh tải nổi. Mẹ ĐH của Đức nó siêu khó luôn, cuối cùng nhiều khi mất bao nhiêu năm quay bao nhiêu trường rồi loanh quanh thành du học nghề ( kiểu hệ 3 năm còn ko được đẳng cấp College của nó ) để cố ở lại. Hài nhất là học về lập trình viên ( du học nghề chỉ được là lập trình viên, đẳng cấp đại học nó là Khoa học máy tính ) thì lại quay về Đài Loan với Nhật để thực tập cào phím :LOL:

Cá nhân tôi thấy mình chỉ có lợi thế về mặt chân tay ( kiểu lao động phổ thông bọn nó cành cao coi là thấp kém ko làm ) ví dụ kiểu vào chăm người ốm, làm dịch vụ ăn uống ... chứ còn so về trí tuệ với Đức thì cửa đâu ko biết.
Nó đang tuyển từ trường nghề mà, coi như xklđ
 
Back
Top