đánh giá Đánh giá bàn phím Logitech Pro X TKL Lightspeed Wireless

danteka2208

Senior Member
Đánh giá bàn phím Logitech Pro X TKL Lightspeed

Chào các thím phím thủ, để lên voz vật nhau thì chắc chắn là anh em ta không thể thiếu con phím xịn xò để gõ chat nhanh combat với các vozer, thậm chí là combat cả mon mít nhanh gọn lẹ dứt khoát, và khi lỡ có sai cũng bấm xóa cho lẹ :v

Hôm này mình xin review 1 em bàn phím có thể gọi là rất xịn xò của nhà Logitech vừa mới ra mắt chưa lâu lắm, chính là chiếc Logitech Pro X TKL Lightspeed.
CUnY7kx438U1hK8DU7vuirqLSf1sihah5UcWz4dEPyHjlA-fW845ho8ZcWaVdFwyJVcy2ovWjhLaGhRLEjve5a8uY5ka02VKwVBSxS9ZiVbtPCTaETOM8OD9a71Nu6Cp4NGdAHdoHXOiYmr2M9RFIhM

Mặt trước hộp bàn phím Logitech Pro X TKL Lightspeed

d6OvKZOnNvXVmgVh5Enx7heDmvtOg4Ma2-KbLQM4b5vXShi9TCvSzMgoi8Ek2hzaocZWjv_W7VtHxW6rIk3-9hY8pkxZR6wtLGd51ugECl9gDc2jzwTThl5zlSaVT13qppO-46DZ8_0IC66xr1E8LMc

Mặt sau hộp phím Logitech Pro X TKL Lightspeed​

Cơ bản thì chiếc phím Logitech Pro X TKL bản thường đã ra mắt khá lâu và có giá khoảng 2tr3, còn đây là bản ‘Lightspeed’, với từ này thì nếu thím nào dùng chuột/phím/tai nghe wireless của Logitech cũng biết ý nghĩa, còn các thím không dùng thì mình sẽ nói cho nghe đây chính là công nghệ kết nối không dây 2.4GHz với độ trễ cực thấp của nhà Logitech, nghĩa là em Pro X TKL Lightspeed trên tay mình đây sẽ là bản Wireless với 3-mode kết nối nhé anh em.

2XSkg-J7NVcoCkn_1NUqjJ43J8Scf9S7zVe0V58BBJFuCgFJXNtCX9odwgI5_lBIalsx40wkKDQc2wfyrI8nkT-7QLG8aRC7UNjiDt1JPhvHqq9A9qND6TW-78hen2kp3l0vOlD4e6Gt2C8OpqNGOkg

Ảnh mở hộp Logitech Pro X TKL Lightspeed - 1

V_yEalZ8tGiNpL9tEmCwwS6Oh2xNG0Vi7ygOPUguf5jnmTJ1C4cFBAFkhmKM1amNuLLjwEG9idNg8g95GV1c0vWWR7Oh3XnlPL0tsQiGrNSICD1inwBXNLQVwSuAyKK91HoP96SmNOGZuT644r-VQaI

Ảnh mở hộp Logitech Pro X TKL Lightspeed - 2​

Bây giờ mình sẽ đi sâu vào review chi tiết em Logitech Pro X TKL Lightspeed này để cho anh em cái nhìn ‘Chủ quan’ của bản thân mình, một thèng chơi phím cơ từ hồi 2017-2020 rồi bỏ tới h vì nghèo, bây giờ thì vẫn mua phím đó nhưng mà ko có chi mạnh tay như xưa nữa :v

1/ Thông số kĩ thuật sản phẩm

Khi ông chú bên Logitech gửi qua chiếc phím Pro X TKL Lightspeed này, việc đầu tiên mình cũng như bao thím khác, đi search thử trước thông số kĩ thuật của em này như thế nào, để từ đó mình lấy ấn tượng đầu tiên, cũng như xem hãng chủ đạo giới thiệu chức năng gì.

Link sản phẩm cho anh em đỡ google nha : https://bit.ly/Pro-X-TKL-Wireless

wOl4A4T-urdKVHSCkJRV7g6AKpomnSHu3xNnX2SEAYmfBgXQTRUXES5eoCtfb2Sv1IC20KDJCuxno2b29Y4V-0IAj8n1cpza6bO3O2TgvTvKx1Jt4h-VCMsiLrqY-N9QsD5loIwDPMHpMQkWOl6BrBU

Thông số kĩ thuật Logitech Pro X TKL Wireless​

Thông số kĩ thuật trên trang chủ không được chi tiết lắm nên mình sẽ nói lại theo góc nhìn của mình, đầu tiên em này có 3 option màu sắc gồm Đen/Trắng/Hồng, layout TKL 87 phím kèm con lăn âm lượng có thể Macro thành chức năng khác như lăn cuộn video trong Premier/Capcut,...
Ngoài ra còn có thêm 8 phím phụ ở cạnh trên để bấm nhanh một số chức năng kết nối, độ sáng led và play/pause cũng như forward/backward media.
Ngoài ra 1 số thông số kĩ thuật ngắn gọn :
  • Thời lượng pin sử dụng liên tục : 50h (không công bố dung lượng pin)
  • Kết nối wireless/bluetooth khoảng cách lên đến 10m
  • Với khoảng cách phù hợp, kết nối 2.4GHz có thể đạt độ trễ chỉ 1ms
  • Cáp Type-C rời 1.8m kèm 1 hub chuyển đổi type-C sang USB-A để cắm receiver gần phím nhất(Lightspeed Wireless)
  • Sử dụng Logitech GX Switch với 3 option
  • Blue : Clicky
  • Red : Linear
  • Brown : Tactile
  • Kèm 1 túi đựng có quai xách
VP6BguRZKos3FCgDIGl6ocDAeT4HHWtuEtI_zeXgk8nJKIPOXayuSyCRc-KZY022FCz7oSKuzP8exFnbmLj8Z5loD46z6HPCuyJXr2EQincyd2s1j19S1g_zAf2a4uyVJDeYP62mx4JPzZD1yQPRS6Y

Phụ kiện đi kèm phím Logitech Pro X Wireless


2luKh9lk5L13lmgNGkJDd8kVQU6KIo1rjlw5PKoUzu6G4ubm99twwusR4lALHLz21sI0w7cD2OS4bBDlp4nHeaIEjU6BBShihtlZlVLF-hrkrTjKv9fzbzCjRMa_LDiLeNAaYM40yHb9LxJpzBgNFXw

Logitech Pro X TKL Lightspeed đi kèm túi đựng

B_y_HaF1xuM9HW5lzwwxtxKJ18TuRjIi1LMwr4gzckYbT7Tmp9TTeY2og2nd6JQ5ceCGhdWqNyasqRt7EEeZusJIip36WRamPy6W5zBN4qui-xSapI0i-MuL8E7OP4Hm5RBD6jNdMWxhJMBeNjmaQ2A

Toàn bộ phụ kiện trong túi đựng​


2/ Một số đặc điểm thiết kế
Logitech Pro X TKL Lightspeed có thiết kế Frameless, tận dụng plate làm khung trên cho thiết kế gọn ghẽ, lộ switch, về mặt thiết kế này mình không đánh giá nhiều vì mọi thiết kế dù là có frame, frameless và mọi kiểu plate mount đều có ưu/nhược riêng nên mỗi người sẽ thích 1 kiểu khác nhau.

IMG_20230926_155648_716.jpg

Thiết kế Framless của Logitech Pro X TKL Lightspeed​

Sử dụng switch của riêng Logitech sản xuất gọi là Switch GX, bản mình nhận được sử dụng GX Blue Clicky, tuy nhiên hiện tại Logitech sử dụng chuẩn Stemp MX của Cherry nên bây giờ các bạn không phải lo lắng về keycap hay cái thiết kế switch cũ dễ gãy keycap và không thay được các bộ keycap custom/resin như thời xưa của Logitech nữa, đây là 1 điểm cộng cực kì lớn cho bàn phím Logitech. Có một điểm cần lưu ý là Layout phím enter lại có một chút khác biệt, vì vậy các thím nên để ý và lựa chọn các bộ keycap full 140 phím đầy đủ các layout để lắp được lên chiếc Pro X TKL này nhé.

IMG_20230926_155603_586.jpg

Layout phím của Logitech Pro X TKL Lightspeed

HVLgNJk0Wrn1AoCGKZa1RSs8ur1vWw8ZMJbzKBT-MJ3HcuA4nfPNR79U7B1YwysBskG7SXezl3GBFXj6UdZ8fOC-sZCvFNVScoBffq93ILSMRVeiqBLmNmK5jL_Kz-0lT18oLq9Itbf5pL3y_DnLOgY

Switch Cherry GX Blue chuẩn MX​
 
Last edited:
HU04YiFqDhJHxLDlXab1m-EzsQ08kiG9JdN58sZqVytUdG6RlMxYAh-hlllty_lxwn9oA0jGanfWplRRv6eqJlX6QtfO2i4G0XXJK2SDFE9QlYwBo8EmNKEFTRlikiud-inO9YFA8CKMReo2gPRTnFk

Bóng led RGB được seal kín, hạn chế bụi bẩn rơi xuống dưới mạch​

Keycap sử dụng nhựa PBT Dualshot với font chữ in rất ổn, đẹp, phần chữ trong suốt được dập nhựa trực tiếp mà không phải là 2 lớp nên cho độ sáng led cao và cảm giác bám tốt.

d_XAYBsA4vATqrwojdtBBwfCfqDjdH4L0XfpPYnJyiGf-4jPMo1L9bJhtNnPRp-0IXuFtn1FMlBWByN39WwffXO2GKwu9QWBUSQ2O0Lvn99oUx5Y_K_NwBKo_y0xY4Y5_kk77PfQgkxoPOV06OlO0DI

Keycap PBT được in thẳng không tráng 2 lớp.​

Logitech Pro X TKL có led RGB, có thể điều chỉnh bằng phần mềm Logitech G-HUB, có rất nhiều chế độ màu và độ sáng có thể nói là khá ổn dưới điều kiện ánh sáng văn phòng bình thường, vì vậy ban đêm bạn có thể dễ dàng sử dụng.

8 phím bấm đa dụng bao gồm :
  • Cụm 4 phím trái :

  • Phím kết nối nhanh không dây 2.4GHz thiết bị thứ 2 vào cùng 1 dongle
  • Phím Bluetooth : Mở/tắt bluetooth để kết nối bluetooth
  • Phím Game Mode : Bật/tắt chế độ Game Mode với nhiều tùy chọn Macro, settings trong G-HUB
  • Phím led : điều chỉnh nhanh độ sáng led

  • Cụm 4 phím Media phải :

  • Phím Backward
  • Phím Play/pause
  • Phím Forward
  • Phím Mute

Ej3detPUnr9y6L6NeWDxaPYtZJ14qvnLs6se81OD6j51upHQpuUiW0gB8AIGDV8Tibe67RIOPqTr8tsZxyL5LD_vy7HnhZaFkGowfhXhB4eJJFwCJAfNlrqwVodDhMBq_ykMQu5r16dBj5qgoAqa1f8

Cụm phím phụ trái

oe6TlrhSZRkrfT_WionuV4k9XX0e3oHPwO5zt8sKkW1PXI5Adk8vGTq088Z-pd9TZSbMwJXq6Q3K-OETJ5RfssfJLCqdFOoC88gQXtuoNC4cC7as4vFqIpiXAm_P6iUsC6LircCMXYKgZS14Ypfo06g

Cụm phím phụ phải và con lăn​

Giữa 2 cụm 8 phím là 2 đèn led nhỏ báo tình trạng phím Caplocks và tình trạng pin, đèn báo tình trạng pin chỉ sáng khi pin yếu và khi pin đầy.

PD1hXpX9VbUuQsbgLtkgbigtjxs5EheQtWenDCtbp2t4sghQJZzj-yh9_9_sPxnLG7bltphBwSZ9oxtvBDTHSGH-wiN87VR8UD4NBmTIM0LyeoWgQBuCUMT0PNYe6WWEV0Qh0h22FBS4uGEMqCZC0Ao

2 đèn Caplocks và báo tình trạng pin ở giữa 2 cụm nút​

Nút bật/tắt phím được đặt ở phía cạnh trên bên phải, ngay cạnh con lăn và cổng Type-C được đặt ở cạnh trên bên trái.

m0yRkJ4ctFuHKxGkhlS6kmS7AXQXdi4iCmpHnVkDf7FMOeap47RJEg7tKHQCpvsDzwv3biq4aATKz-EAi4xga_YZku5tTPtQ9I81zf2grWOIOq_NsLWhS1Xo8X0ZyXb5QuAuLhepjhoW_jUEob9kgqE

Vị trí công tắc nguồn ở cạnh phải

nfCq5-Bf-purfMLTbjdSUEsRQJE2k8aC6IumomvrM7vTvIuE5I6K1vr2RG3BuMMPTfAVJjdAM2E-jd3nBoEAk_nHGL6a1Pe5WnT0DcXHOCMJMl5r6oZ8ywcKn3-XwPbIemDVLcLMZUkypZT3Wu7WUnA

Vị trí cổng sạc ở cạnh trái​

Logitech Pro X TKL đi kèm USB Wireless 2.4GHz lightspeed của Logitech, có thể liên kết cùng lúc 2 thiết bị không dây như phím Pro X TKL và chuột G Pro X mà vẫn duy trì tốc độ lightspeed 1ms với băng thông 2.4GHz lên đến 12Mbps.

4LtJUMPiacajqbmrHl21A89iueDFPp4Y2bMqWsngRexspdu0V9vCouW34ThUZGw7kSC5BpZM9U2EclAKhLut-ZEmK6yNbZyPlKasEYshHnOudMukSmzIo-BMfjEAKAGn9UnWVdG8i_DTxwMRzzTE0iA

USB Lightspeed wireless của Logitech kèm vị trí cất giữ​

Ngoài ra, Logitech Pro X TKL còn sở hữu 1 con lăn dọc có thể dùng để tăng/giảm âm lượng hoặc custom để sử dụng với 1 số chức năng khác, con lăn mà Logitech trang bị trên chiếc phím này cho cảm giác lăn cực kì nhẹ nhàng nhưng vẫn khá đầm tay và chắc chắn.

Bàn phím có trọng lượng chính xác là 1010g, cầm cảm giác rất đầm tay và cho khả năng ‘cào phím’ khá chắc chắn, có lẽ là do được build kèm viên pin Li-ion bên dưới và plate nhôm được làm khá dày và chắc chắn nên mới mang lại được cảm giác này.

Q_-6XT63ckRMcTBvyfYV4N0411dbKKXcxtsS_cfckejlip2jbgtTpQYcH4SxXlJSxuxZiEe4uROofcMDxIPrb97hVsRtkZlWNyyeb2cD0XRU2sFqbU0mGBR2UTcUMmYDC85_21Zbr2xiV3bdP1LH_T8

Plate nhôm được sơn tĩnh điện đen và phay bóng cạnh trông khá cao cấp​

Ngoài ra, ở mặt dưới phím còn được Logitech trang bị 2 chân nâng với 2 mức độ nghiêng khác nhau nhằm phù hợp với cách sử dụng của mỗi người, có thể thay đổi giữa 0 độ, 4 độ và 8 độ.

wroI_-GrffdBjk5WWMeRfq9MQVy1MW3S6X4LeBK6zKvAeE9-UhGAScn4WLfY7d_SRfMvT2yBoqaw4pi0DU5wxv9w-oqcepZcWPSNLWUrJsUH42pTngwtfCJ8IKjyffFW37WF4a9v427wBybEWsJoag0

Chân nâng 2 cấp độ, 4 độ và 8 độ​
 
Last edited:
3/ Về cảm giác bấm

Logitech Pro X TKL cho cảm giác bấm khá tốt, tiếng bấm ‘thock’ do có base cũng khá dày và 1 viên pin nặng bên dưới.
Blue Switch GX của Logitech cho cảm giác tactile khá tốt, và tiếng clicky cũng không quá ồn như những chiếc phím giá rẻ, mang lại cảm giác êm hơn, sử dụng cũng an tâm hơn đặc biệt với một con phím wireless mà bạn sẽ mang đi khắp nơi và có thể là mang đi làm, mang đến gaming house, phòng net, nhà bạn bè,... Chơi game mà có lỡ ‘gà’ thì cũng đỡ bị bực mình :v
Tốc độ phản hồi của USB 2.4GHz mang lại cảm giác cực tốt trong cả quá trình sử dụng bình thường lẫn Gaming, mình đã viết cả bài viết này bằng chiếc Logitech G Pro X Wireless và test thử vài trận PUBG, liên minh, hầu như không cảm giác được bất kì độ trễ, delay hay chậm gì của phím, thậm chí ok hơn nhiều các mẫu phím wireless 3-mode giá rẻ như chiếc FL Esports MK870 mà mình đang sử dụng đặc biệt là khi sử dụng nhiều phím liên tục để combo phức tạp hoặc di chuyển trong các trận combat đông người.


BZJ3e7ysVfX-YB6Q2w1Qk--1moGJsiMTreWgHwn3Zp_ID_-Nh3X8FmeaZtXfyDz0JgJXdhblOmocby7VnGCAzXOq8IzxvL07r8D5jSZiaRsliU3pCseSBflrorO8S0JPIfnuAbF_qJDhWX3EofoHmQg

Keycap sử dụng profile OEM tiêu chuẩn, dễ bấm và dễ thích nghi​

Stab được cân khá ổn nên nếu không đòi hỏi quá cao thì các thím sẽ không cần phải cân lại stab, cảm giác stab di chuyển rất mượt nên cá nhân mình cảm thấy không cần phải lube thêm, tuy nhiên nếu ông chú Logitech gửi sang mẫu Red Switch thì mình sẽ vui hơn rất nhiều vì mình theo đạo linear :v



4/Thời lượng pin

Logitech không công bố dung lượng viên pin được trang bị cho phím Pro X TKL wireless, chỉ công bố thời gian sử dụng lên đến 50h.
Test thực tế, mức pin khi mình lần đầu tiên nhận phím, mở lên và bắt đầu sử dụng là 52%, mình sử dụng thực tế liên tục cho gaming và sử dụng các tác vụ thao tác bình thường với chế độ 2.4GHz bằng dongle đi kèm phím, Led RGB ở chế độ Wave Rainbow với độ sáng tối đa, bật game mode khi chơi game và tắt khi sử dụng bình thường, bao gồm cả viết bài viết này, liên tục từ 8:38 phút sáng đến 15:07 phút chiều ( khoảng 5 tiếng rưỡi liên tục)

a5-xdV2nEwT7kSDfBZdqlE_oADGvjSG1TSNZ0krPnvnGNw7peh7_qQvxpyP2RBj00WDqPY_1WnCvvc2SfsncEpqW-fEc_J_azmL17nvOin_EEFcMJB_EFjWR_cYFPFklbfZZjZc5-bwypx_ZvokHkA8

Thời gian bắt đầu sử dụng + dung lượng pin khi bắt đầu

iU9GSeLx7dizdmhBVQK4iwBfA24wqcTEiK2xjs2GWpWxOi1Fu25bYaSFW9vWllKaiQP-FjTAYdbnjUatIzc7QZAi9FCBsWTgxPLk28F7b96zjgO-VsVjkwUVAc8ZTsDDrwtX9OBTd6DZKgyq2feNvn8

Thời gian kết thúc bài test​

Mức pin giảm từ 52% xuống còn 42%, cho mức trung bình là 10% cho 5 tiếng với thiết lập như trên, thì chính xác là 50 tiếng cho 100% pin, và vẫn dư thêm vài tiếng nữa để có thể sạc lại phím, và các thím hoàn toàn có thể tăng thời lượng pin nếu điều chỉnh mức độ sáng của led vừa đủ.

5/ Kết Luận
Logitech Pro X TKL Wireless là một mẫu phím không dây dành cho gaming chuyên nghiệp của nhà Logitech, đã khắc phục rất nhiều nhược điểm của các thế hệ trước

Ưu điểm :
  • Plate nhôm phay cạnh đẹp, chắc chắn
  • Bàn phím nặng vừa đủ(1010g) cho cảm giác chắc chắn, bấm tốt, giá công tốt khi build hoàn toàn không bị ọp ẹp
  • Trang bị 3-mode kết nối 2.4GHz, Bluetooth và dây rời Type-C tiện lợi
  • Dung lượng pin tốt và đạt mức công bố của hãng
  • Con lăn sử dụng mang lại cảm giác rất chắc chắn và nhẹ tay
  • Sử dụng Switch chuẩn MX, có thể thay keycap dễ dàng và Switch cũng có chất lượng tương đối tốt
  • Stab có vẻ được cân sẵn khá ổn
  • Tặng kèm túi đựng phím
  • Wireless Lightspeed với độ trễ 1ms

Nhược điểm :
  • Giá thành có lẽ là còn hơi cao so với mặt bằng chung : 4.790.000đ
  • Không thực sự mang lại cảm giác vượt trội hơn các mẫu phím có cùng chức năng, tầm giá

qmphyPDJ3D2IFoAgdWdg61IwNAz_lQsr-nnzn5c2W9lRYW3MNq4rnMScMOYuvne0875hDXUon8aVcblN3izG7hjuNJqWquxBh2d4iG8Bzr_c3deORyKuXvtB7TWQYFVVeEx7Sx3OY7SpjqKssRYy2Ew

Chiếc túi đựng được tặng kèm Logitech Pro X TKL Lightspeed​
 
Last edited:
công nhận công nghệ lightspeed của logitech xịn thật, dùng wireless 2.4G độ trễ còn thấp hơn cả có dây
 
có soft hay web nào đo độ trễ của bàn phím không mấy thím :adore:
Tất nhiên là có nhưng mà là rác rưởi thôi bác.muốn đo độ trễ chính xác phải như mấy anh tây có thiết bị chuyên dụng kèm camera super slow.thiết bị sẽ tác động vật lý vào phím đồng thời kết hợp với camera slow đo thời gian phản hồi lên màn hình và sẽ khấu hao thời gian input lag lẫn xử lý của cpu vga sẽ được độ trễ chính xác của bàn phím.
Đây là web họ công bố danh sách thử nghiệm độ trễ của 308 con chuột quốc dân kèm video test cho bác coi này
 
Tất nhiên là có nhưng mà là rác rưởi thôi bác.muốn đo độ trễ chính xác phải như mấy anh tây có thiết bị chuyên dụng kèm camera super slow.thiết bị sẽ tác động vật lý vào phím đồng thời kết hợp với camera slow đo thời gian phản hồi lên màn hình và sẽ khấu hao thời gian input lag lẫn xử lý của cpu vga sẽ được độ trễ chính xác của bàn phím.
Đây là web họ công bố danh sách thử nghiệm độ trễ của 308 con chuột quốc dân kèm video test cho bác coi này
mình cũng hay xem review phím chuột của mấy anh rtings, nhưng mà mấy mẫu phím được review trên đó hơi ít mẫu và có nhiều cái khó mua chính hãng ở VN quá :big_smile:
 
mình cũng hay xem review phím chuột của mấy anh rtings, nhưng mà mấy mẫu phím được review trên đó hơi ít mẫu và có nhiều cái khó mua chính hãng ở VN quá :big_smile:
Mấy ông ở vn toàn ham rẻ cứ đâm đầu vào mua mấy loại vgn f1 hay m800 x3 các thứ.toàn bị tàu nó thuốc.độ trễ mấy con đó cực cao và k hề ổn định.còn mấy cái polling rate 1k hay 4k nó chỉ là số lần gửi vị trí đến máy tính thôi k phải độ trễ
 
Mấy ông ở vn toàn ham rẻ cứ đâm đầu vào mua mấy loại vgn f1 hay m800 x3 các thứ.toàn bị tàu nó thuốc.độ trễ mấy con đó cực cao và k hề ổn định.còn mấy cái polling rate 1k hay 4k nó chỉ là số lần gửi vị trí đến máy tính thôi k phải độ trễ
Thà mua chuột rẻ nhưng biết là chất lượng nó bình thường, hỏng thì vứt mua con khác, vẫn hơn là đâm đầu đi mua chuột đắt tiền như Razer, Logitech... nhưng chất lượng và độ bền như hạch.
Chuột gaming tàu giá rẻ thì độ trễ cao hay thấp ko phải ai cũng phân biệt dc.
Độ trễ 2ms của con Logitech Gpro so với 8ms hay 10ms của mấy con tàu thật ra chẳng khác biệt là bao, đối với đại đa số người dùng phổ thông.
Tôi đã thử con VGN F1 moba rồi và khẳng định luôn là nó quá ngon trong tầm giá dưới 1tr, vả chết hết đám Razer, Logitech, Corsair... tầm 1tr5 đến 2tr luôn.
Về độ bền thì chưa khẳng định vì mới dùng có 1 thời gian ngắn.
Nhưng hi vọng nó đừng dở quẻ chết sớm như đám razer với logitech.
Cái dễ cảm nhận nhất là cảm giác cầm nắm, chất liệu vỏ, phụ kiện đi kèm, phần mềm hỗ trợ... của đám chuột tàu ngày càng hoàn thiện.

Tự nhủ bản thân sau này đ' bao giờ mua chuột Razer, Logi nữa. Chục năm nay bị tụi này scam ăn tiền quá nhiều, bỏ tiền triệu mà mua về toàn rác. Mất lòng tin rồi.

// Nói về chủ đề chính của cái thớt này. Tôi khuyên ông thớt và ae chuẩn bị mua phím cơ 1 câu thôi: Tránh xa đám phím cơ của Razer, Logi, Steelseries... càng xa càng tốt, đừng phí tiền mang rác về nhà, mang bực vào người.
Thà mua đám tầm trung bình dân như akko, FL esport, ikbc còn hơn dây vào mấy cái dòng phím cơ gaming nửa mùa.
 
Thà mua chuột rẻ nhưng biết là chất lượng nó bình thường, hỏng thì vứt mua con khác, vẫn hơn là đâm đầu đi mua chuột đắt tiền như Razer, Logitech... nhưng chất lượng và độ bền như hạch.
Chuột gaming tàu giá rẻ thì độ trễ cao hay thấp ko phải ai cũng phân biệt dc.
Độ trễ 2ms của con Logitech Gpro so với 8ms hay 10ms của mấy con tàu thật ra chẳng khác biệt là bao, đối với đại đa số người dùng phổ thông.
Tôi đã thử con VGN F1 moba rồi và khẳng định luôn là nó quá ngon trong tầm giá dưới 1tr, vả chết hết đám Razer, Logitech, Corsair... tầm 1tr5 đến 2tr luôn.
Về độ bền thì chưa khẳng định vì mới dùng có 1 thời gian ngắn.
Nhưng hi vọng nó đừng dở quẻ chết sớm như đám razer với logitech.
Cái dễ cảm nhận nhất là cảm giác cầm nắm, chất liệu vỏ, phụ kiện đi kèm, phần mềm hỗ trợ... của đám chuột tàu ngày càng hoàn thiện.

Tự nhủ bản thân sau này đ' bao giờ mua chuột Razer, Logi nữa. Chục năm nay bị tụi này scam ăn tiền quá nhiều, bỏ tiền triệu mà mua về toàn rác. Mất lòng tin rồi.

// Nói về chủ đề chính của cái thớt này. Tôi khuyên ông thớt và ae chuẩn bị mua phím cơ 1 câu thôi: Tránh xa đám phím cơ của Razer, Logi, Steelseries... càng xa càng tốt, đừng phí tiền mang rác về nhà, mang bực vào người.
Thà mua đám tầm trung bình dân như akko, FL esport, ikbc còn hơn dây vào mấy cái dòng phím cơ gaming nửa mùa.
Chắc bác k tryhard game fps cho lắm.chứ độ trễ là cái quyết định luôn đấy.độ trễ và độ ổn định đường truyền logi là trùm rồi.mấy con tàu cứ lâu lâu lag phát chán lắm
 
Chắc bác k tryhard game fps cho lắm.chứ độ trễ là cái quyết định luôn đấy.độ trễ và độ ổn định đường truyền logi là trùm rồi.mấy con tàu cứ lâu lâu lag phát chán lắm
Chuột tàu có hàng this hàng that.
Ko phải 1-2 hãng lởm thì có nghĩa là tất cả đều lởm.
Cái chính là nó rẻ, và chất lượng nó xứng đáng.

Tôi ko try hard mấy game fps, chỉ chơi dota2 rank rác archon 2k-3k thôi, nhưng chơi với tần suất khá cao, cỡ 4-5 tiếng/ngày.
Cái tôi quan tâm ko phải là độ trễ của chuột, vì chuột có delay 10ms cũng chẳng là gì so với 50-60ms delay của đường truyền nhà mạng. Quan trọng là cảm giác cầm nắm, chất liệu phủ, độ chính xác khi spam click.
Về tần suất spam click thì chắc chắn là game moba nhiều hơn fps rồi.
Và tôi thấy đám Razer tính cả con Viper đời đầu chất lượng tổng thể như hạch: lớp phủ cao su 2 bên dễ bong tróc, vỏ ọp ẹp, switch quang học quảng cáo bất tử nhưng đột tử nhiều như lợn con. Tìm khắp VN đếch ai biết cách sửa nên tôi phải tự order switch bên taobao về thay đây.

Đám logitech từ con thấp nhất như G102 đến Gpro thì chúa tể double click rồi, mua chuột Logi lúc nào cũng phải thủ sẵn chai RP7 với bộ tool chuyên tháo lắp, cần câu cơm của các tiệm chuyên sửa chuột :pudency:

Gần đây đổi gió qua HyperX haste2, nổi hứng mua hẳn 2 con về dùng thì cả 2 con đều bị lỗi loạn con lăn. Đem gửi bảo hành ở SPC thì bị vì kĩ thuật viên trả về sau 2 tuần ngâm cứu vì họ check ko ra lỗi :adore: Đang cay tụt dé đây.
 
Thà mua chuột rẻ nhưng biết là chất lượng nó bình thường, hỏng thì vứt mua con khác, vẫn hơn là đâm đầu đi mua chuột đắt tiền như Razer, Logitech... nhưng chất lượng và độ bền như hạch.
Chuột gaming tàu giá rẻ thì độ trễ cao hay thấp ko phải ai cũng phân biệt dc.
Độ trễ 2ms của con Logitech Gpro so với 8ms hay 10ms của mấy con tàu thật ra chẳng khác biệt là bao, đối với đại đa số người dùng phổ thông.
Tôi đã thử con VGN F1 moba rồi và khẳng định luôn là nó quá ngon trong tầm giá dưới 1tr, vả chết hết đám Razer, Logitech, Corsair... tầm 1tr5 đến 2tr luôn.
Về độ bền thì chưa khẳng định vì mới dùng có 1 thời gian ngắn.
Nhưng hi vọng nó đừng dở quẻ chết sớm như đám razer với logitech.
Cái dễ cảm nhận nhất là cảm giác cầm nắm, chất liệu vỏ, phụ kiện đi kèm, phần mềm hỗ trợ... của đám chuột tàu ngày càng hoàn thiện.

Tự nhủ bản thân sau này đ' bao giờ mua chuột Razer, Logi nữa. Chục năm nay bị tụi này scam ăn tiền quá nhiều, bỏ tiền triệu mà mua về toàn rác. Mất lòng tin rồi.

// Nói về chủ đề chính của cái thớt này. Tôi khuyên ông thớt và ae chuẩn bị mua phím cơ 1 câu thôi: Tránh xa đám phím cơ của Razer, Logi, Steelseries... càng xa càng tốt, đừng phí tiền mang rác về nhà, mang bực vào người.
Thà mua đám tầm trung bình dân như akko, FL esport, ikbc còn hơn dây vào mấy cái dòng phím cơ gaming nửa mùa.
Ikbc đâu phải phím cơ gaming, nhìn bề ngoài nó cứ tưởng phím logitech, mitsumi văn phòng 150k
klfnxkt.png
 
Chắc bác k tryhard game fps cho lắm.chứ độ trễ là cái quyết định luôn đấy.độ trễ và độ ổn định đường truyền logi là trùm rồi.mấy con tàu cứ lâu lâu lag phát chán lắm
dùng con chuột tàu cả năm + 1 con mới mua vẫn k biết lâu lâu lag là lúc nào? Chưa kể độ trễ của nó cũng chỉ dưới 10ms đôi khi như 2ms chưa kể thực tế phản xạ của ông có nổi 20ms k mà đòi hỏi thấp hơn nữa
 
Ikbc đâu phải phím cơ gaming, nhìn bề ngoài nó cứ tưởng phím logitech, mitsumi văn phòng 150k
klfnxkt.png
ikbc thời sơ khai thôi bro.
vài năm gần đây họ học theo akko, làm đủ mã màu mè xanh đỏ tím vàng, gundam các kiểu rồi.
Đợt này còn chịu làm cả pre-custom hotswap nữa
 
dùng con chuột tàu cả năm + 1 con mới mua vẫn k biết lâu lâu lag là lúc nào? Chưa kể độ trễ của nó cũng chỉ dưới 10ms đôi khi như 2ms chưa kể thực tế phản xạ của ông có nổi 20ms k mà đòi hỏi thấp hơn nữa
Ây da đang sài 3ms lên 5ms là tui cảm nhận được liền á.như 165hz về 144hz phát biết ngay
 
Back
Top