đánh giá Đánh giá máy lạnh Comfee CFS-10VCB1

Các bác ở SG HN sướng thật. Mình ở tỉnh ( Vũng Tàu) chả có chỗ nào bán giá 6tr chưa gồm lắp đặt như bác này cả. Toàn 8.5 -9.5 củ :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
Ở SG, HN đúng nhiều lựa chọn, mình ở tỉnh xa bữa giờ cũng tính con Comfee này mà chỉ thấy Dmx, Nguyenkim có bán mà tới 10tr, hàng cũng không có sẵn. Cuối cùng chuyển qua Mitsu heavy 10YYP, lắp xong cũng mất gần 10tr, mong dùng ổn vài năm không phải gọi tới bảo hành 😅
 
Ở SG, HN đúng nhiều lựa chọn, mình ở tỉnh xa bữa giờ cũng tính con Comfee này mà chỉ thấy Dmx, Nguyenkim có bán mà tới 10tr, hàng cũng không có sẵn. Cuối cùng chuyển qua Mitsu heavy 10YYP, lắp xong cũng mất gần 10tr, mong dùng ổn vài năm không phải gọi tới bảo hành 😅
Mình có con Mit heavy Mono đời 2006, R22, cục nóng nặng 31kg lạnh sâu cực kì, công suất 730W, trong khi mấy con Mono hiện giờ 9000 btu mà 800w đến 900w 😵
 
Ở SG, HN đúng nhiều lựa chọn, mình ở tỉnh xa bữa giờ cũng tính con Comfee này mà chỉ thấy Dmx, Nguyenkim có bán mà tới 10tr, hàng cũng không có sẵn. Cuối cùng chuyển qua Mitsu heavy 10YYP, lắp xong cũng mất gần 10tr, mong dùng ổn vài năm không phải gọi tới bảo hành 😅
giá nhà HN, SG cao bỏ mama, 1 m2 đất chênh đc vài cái điều hòa rồi, thím tính làm gì cho nhọc
 
Bác đổi từ m3 sang kg không khí nhân thêm 1.2 kg/m3
Các máy inverter Nhật họ có set mức công suất 40% 60% ko bác
Comfee CFS-10VCB1 thì ở 150W cấp được 1.45kw, EER 9.6 và tham khảo spec của comfee italy nó công bố EER min nó tầm xấp xỉ 10 này nhưng EER ở Rate và Max thấp ẹ luôn
bác thử test khi ngoài trời 37-38 độ xem công lực thực sự em nó như thế nào. Máy mình đêm qua mát mẻ ngoài trời 30 độ thì chạy 232W, quạt set Med, chênh gió 12.5 độ EER=8.62, giữa trưa hôm nay 29/6 HN lên 37 độ thì công suất lên 283W, quạt set Hi, chênh gió 9 độ EER chỉ còn 6.23.

Tính theo EER này tường minh rõ ràng hơn CSPF rất nhiều, máy nào tiết kiệm máy nào kém là lòi ra ngay. Quan trọng là thiết bị đo nhiệt gió phải tương đối chuẩn, tốt nhất dùng loại có đầu dò, nếu được hiệu chuẩn hoặc đối chiếu với nhiệt kế thủy ngân thì càng tốt. Còn lưu lượng gió không thể đo chính xác coi như nhà sản xuất công bố đúng vậy. Hệ số factor tạm bỏ qua, cứ cho = 1 hết cho dễ tính và so sánh giữa các máy với nhau.

Capture.PNG
 
Last edited:
bác thử test khi ngoài trời 37-38 độ xem công lực thực sự em nó như thế nào. Máy mình đêm qua mát mẻ ngoài trời 30 độ thì chạy 232W, quạt set Med, chênh gió 12.5 độ EER=8.62, giữa trưa hôm nay 29/6 HN lên 37 độ thì công suất lên 283W, quạt set Hi, chênh gió 9 độ EER chỉ còn 6.23.

Tính theo EER này tường minh rõ ràng hơn CSPF rất nhiều, máy nào tiết kiệm máy nào kém là lòi ra ngay. Quan trọng là thiết bị đo nhiệt gió phải tương đối chuẩn, tốt nhất dùng loại có đầu dò, nếu được hiệu chuẩn hoặc đối chiếu với nhiệt kế thủy ngân thì càng tốt. Còn lưu lượng gió không thể đo chính xác coi như nhà sản xuất công bố đúng vậy. Hệ số factor tạm bỏ qua, cứ cho = 1 hết cho dễ tính và so sánh giữa các máy với nhau.

View attachment 2553378
Mình ở HCM mấy hôm nay toàn dưới 33oC nên chưa test thêm được
Máy lạnh nguyên lý bơm nhiệt heat pump cũng như bơm nước, chênh lệch thế năng mực nước càng cao hay chênh lệch nhiệt độ trong ngoài càng lớn thì công suất lạnh sẽ giảm
Bác đo được là 2.0 kW và 1.76kW và spec họ công bố Min 270W tạo 1.3kW lạnh. Tính ra đồ Nhật nói chung và Mit Heavy công bố chính trực, luôn để hệ số an toàn khá dư
 
Mình ở HCM mấy hôm nay toàn dưới 33oC nên chưa test thêm được
Máy lạnh nguyên lý bơm nhiệt heat pump cũng như bơm nước, chênh lệch thế năng mực nước càng cao hay chênh lệch nhiệt độ trong ngoài càng lớn thì công suất lạnh sẽ giảm
Bác đo được là 2.0 kW và 1.76kW và spec họ công bố Min 270W tạo 1.3kW lạnh. Tính ra đồ Nhật nói chung và Mit Heavy công bố chính trực, luôn để hệ số an toàn khá dư
Thấy EER tính ra khá cao so với hãng công bố, mình dùng máy đo gió để kiểm tra lại kết quả. Đúng như dự đoán, mặc dù đã đặt fan ở mức Hi, máy vẫn tự động điều chỉnh tốc độ quạt tùy theo tải. Có vẻ mức 9.8m3/phút mà Mitsubishi công bố (gió Hi) chỉ đạt được khi chạy ở công suất tối đa 1820W. Kết quả lưu lượng thực tế đo được ở các mức công suất thấp như bảng bên dưới. Phương pháp sử dụng là:

1) Đo tốc độ gió tại 12 vị trí trên cửa gió: V1, V2, ...., V12. Bước này có thể đo nhiều lần để đảm bảo khách quan nếu cần thiết.
2) Tính vận tốc trung bình (do có vị trí gió mạnh, có vị trí gió yếu), Vtb = (V1 + V2 + .... + V12) / 12
3) Tính diện tích cửa gió S = 0.58m x 0.075m = 0.0435 m2
4) Tính lưu lượng gió = Vtb x S

toc do gio.PNG


EER giảm mạnh sau khi tính lại theo lưu lượng gió thực tế. Đặc biệt EER tại 278W = 4.81 đúng như hãng công bố
eer5.PNG


Kết luận: Nếu muốn tính toán EER tại mức công suất bất kì, ngoài đo nhiệt độ gió vào, gió ra, công suất tức thời cần phải đo thêm lưu lượng gió, nếu sử dụng lưu lượng gió hãng công bố rất có thể đem lại kết quả không chính xác.

dc1151132275802bd964.jpg
 
Last edited:
Back
Top