thảo luận Dấu ấn rồng thiêng: Thánh huy của Roto

cám ơn thành nào đã dịch. mà ngoài ra tôi mới chỉ đọc trọn vẹn đc đến đoạn đánh hải sư vương cùng vs vợ chưa cưới của ổng thôi, thế là lủng phần giữa, ko biết Ima nó biến khổng lồ thế nào
 
Có link phần 2 của Roto do team @Jukanius dịch và đăng công khai đây. Còn phần 1 thì mua sách đi
Phần 2 này mới đọc hơn 20 chap. Tình tiết trôi chậm quá, chưa thấy hấp dẫn :D
 
cám ơn thành nào đã dịch. mà ngoài ra tôi mới chỉ đọc trọn vẹn đc đến đoạn đánh hải sư vương cùng vs vợ chưa cưới của ổng thôi, thế là lủng phần giữa, ko biết Ima nó biến khổng lồ thế nào
Lúc quả cầu giữ thân xác nó vỡ ra, nó biến thành dạng bèo nhèo như kiểu hải sư vương ấy, ăn sạch tất cả đám quân ma của nó rồi transform thành khổng lồ, sau nó tàn sát giết người để buff năng lượng cho mặt trăng máu. Đoạn cuối thì làm sao nó hồi sinh thành form nhỏ tôi cũng ko nhớ
 
Đọc mấy comment của mấy ông trên buồn cười hết sức, đúng kiểu ko đọc, nhưng phải thả 1 vài comment vào cho có tí văn vẻ đánh giá, tôi nói mấy ông đừng tự ái chứ 1 là nếu chỉ đọc bộ Dai chế cháo năm 1997, 2 là đọc bộ Dai bản Eng, tốt nhất đừng dại dột lên tiếng chê serie Roto, nó là một trong những bộ manga duy nhất của dòng Dragon Quest có world-building cũng như logic tốt nhất vào thời điểm này, nếu Emblem Roto phần 1 Arus có phần ít được ưa chuộng hơn so với DQ Dai vì thời lượng quá ngắn ( 21 tập so với 35 tập). Thì phần 2 Roto gần như đủ sức đứng độc lập để nó gánh cả phần 1 lên và áp đảo luôn cả bộ DQ Dai + tiền truyện Avan. Vì sao phải ko?

Thứ nhất thời lượng của Roto 2 đã đẩy lên 34 tập = với Dai, nhưng quan trọng là Roto sẽ ko tập trung vào những vòng lặp mang tính chất lãng xẹt câu view kiểu như tình tay 3 Popp, Maam, Hyunckel. Chuyện tình của Bezel và Isari thuộc kiểu thuần túy đặt trong bối cảnh sinh tử và kết thúc của họ là 1 đám cưới viên mãn rồi cùng nhau end boss.

Thứ hai, trong Dai câu chuyện về tam giới, 3 chủng Long, Nhân, Ma bị gẫy rất nhiều do logic chắp vá từ truyền thuyết Roto - Lamia, đến cuối Velther xuất hiện ko có bất kì 1 vai trò nào tác động lên world-story. Sau đó thì Vearn ăn 1 phát chốt hạ của Dai chết thẳng cẳng ko 1 lời trăn trối hay bất kì tâm sự nào để hiểu rõ về gốc tích của hắn như kiểu Zoma. Nói ko phải hạ bệ chứ Zoma thì đã nổi sẵn qua serie game gốc rồi, nhưng đưa vào manga tác giả vẫn dành hẳn những phân đoạn để mô tả tỉ mỉ cho hắn. Đấy là chưa kể tuyến Lahart, Hym, Nova, Lon Berk của DQ Dai rất hay, nhưng đều bị lướt qua và hời hợt để nhường sân cho cái " đụt " và cái tự ti của Popp, Kel.

Cuối cùng, so Dai với Aros thì Dai ngoài form Long Ma Nhân, ko có lấy 1 tí gì hơn được Aros về chiều sâu nội tâm, tài năng lãnh đạo mass war. Xuyên suốt bộ truyện, ko phải ko có những lúc Aros thay đổi sắc mặt theo ngữ cảnh, vui, buồn, hỉ nộ ái ố đủ hết chứ ko hề có kiểu diễn xuất 1 màu.

Thế nên 1 trong những tuyên truyền vớ vẩn nhất của việc ko đọc nội dung nhưng phán bậy về vẻ mặt của Aros ủ rũ, buồn (ngủ????) để hạ bệ bộ này, làm như thế có vẻ như sẽ thúc giục NXB ra bộ Dai, hoặc là tiếp tục tuồn truyện scan lậu của bản chế 1997??? Tôi ko rõ mục đích thực sự của mấy ông seeding Dai là như nào, nhưng kiếm tiền thì nó ko nhất thiết phải truyền thông bẩn kiểu đó đâu ;)).

Nếu mà nói Aros và Clive Rosfield của serie Final Fantasy XVI có gì giống nhau, thì gần như ông Clive chả khác gì 1 phiên bản realistic và live-action của Aros. Cái chất thủ lĩnh, lãng tử và đấu tranh nội tâm của cả 2 quá giống nhau. Dấu ấn rõ nét cho việc nhân vật cùng 1 lò Square Enix.

View attachment 2183407

View attachment 2183372
hình như bộ Dai là truyện về phần sau game dragon quest 3 thì phải thấy tạo hình giống miêu tả trong truyện lắm
1710119801259.png
 
Back
Top