Dầu khí - ‘Đầu tàu’ của nền kinh tế Việt Nam

Bing AI

Senior Member

Trong 62 năm ra đời và phát triển của ngành dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) luôn giữ vai trò nòng cốt với những bước tiến mạnh mẽ, trở thành "đầu tàu" của nền kinh tế Việt Nam.​


Khai thác dầu khí trên mỏ Bạch Hổ
Khai thác dầu khí trên mỏ Bạch Hổ

Phát triển thần kỳ!

Ngày 27.11.1961, tổ chức dầu khí đầu tiên tại Việt Nam - Đoàn thăm dò dầu lửa được thành lập và phải đến năm 1986 mới khai thác được tấn dầu thô đầu tiên. Đến nay, sản lượng khai thác dầu khí đạt khoảng 430 triệu tấn và khoảng 180 tỉ m3 khí. Hàng năm, Petrovietnam cung cấp 9 - 11 tỉ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia; 70% sản lượng đạm và 70 - 80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng cả nước. Trong lĩnh vực xăng dầu, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đang cung ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, đặc biệt là đáp ứng nhiên liệu theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng...
Trong đó, năm 2022, Petrovietnam đạt kỷ lục về sản lượng khai thác dầu thô với 8,98 triệu tấn; sản xuất 1,88 triệu tấn phân đạm, xuất khẩu 606.000 tấn, đóng góp 37,4% kim ngạch xuất khẩu phân bón; sản xuất xăng dầu đáp ứng khoảng 75% nhu cầu xăng dầu trong nước...
Người lao động dầu khí (ảnh: Nguyễn Trường Sơn)
Người lao động dầu khí

Petrovietnam đã đào tạo được đội ngũ lao động hùng hậu, trình độ cao. Cách đây hơn 30 năm, Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) phải di chuyển chân đế giàn khoan từ Baku (Azerbaijan) sang lắp đặt ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thăm dò, khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Nhưng hiện nay, ngành dầu khí có thể tự chế tạo, lắp đặt, vận hành an toàn tuyệt đối các giàn khoan thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Sản phẩm cơ khí chế tạo dầu khí được xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

Vai trò "đầu tàu" của nền kinh tế được khẳng định đóng góp 20 - 25% tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 -2015 và 18 - 25% GDP cả nước. Sau 2015, Petrovietnam liên tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn bởi những bất ổn của nền kinh tế, áp lực giá dầu giảm sâu, đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu... Nhưng Petrovietnam vẫn đóng góp trung bình 10 - 13% GDP cả nước; chiếm 9 - 11% tổng thu NSNN và chiếm 16 - 17% tổng thu ngân sách T.Ư. Trong đó, nguồn đóng góp ngân sách từ dầu thô chiếm 5 - 6% tổng thu NSNN. Theo đó, dầu khí đã trở thành ngành kinh tế đặc biệt, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ.

Toàn cảnh khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau
Toàn cảnh khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau


Vững vàng bước vào giai đoạn mới

Trong bối cảnh tác động tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô, địa chính trị, thị trường, 10 tháng đầu năm nay, Petrovietnam hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính, về đích trước từ 1,5 - 5 tháng so với kế hoạch năm.
 
Ngành này làm gì có cạnh tranh hay biến cố gì nhỉ? Nhu cầu không bao giờ dứt, không lo cạnh tranh, khỏi cần marketing
 
Ngành này làm gì có cạnh tranh hay biến cố gì nhỉ? Nhu cầu không bao giờ dứt, không lo cạnh tranh, khỏi cần marketing
Giá dầu xuống là đói thối mồm, đợt covid giá còn xuống âm ah. Giá dầu Vn trung bình phải trên 60$ mới chạm mốc hòa vốn
 
2 đại dự án nhà máy lọc dầu - siêu đốt tiền, là đầu lãnh, đấm thằng dân, đéo ra hình người luôn :doubt:
Thật ra là éo làm thì chúng nó cũng phá hết thôi. Tôi vẫn nhớ như in những ngày ở PVC lắp máy dầu khí. Mẹ chúng nó, mua mớ rác máy móc về với giá cắt cổ, làm việc đúng kiểu nhà có điều kiện luôn, sau vài tháng là bắt đầu lòi mồm vì kiểu quản lý làm việc theo nn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Người ta về hưu rồi, lều báo còn mang keyword của ngta lên nhại nữa. Lại còn sợ mọi người ko hiểu, bỏ vô ngoặc kép nữa chứ.
 
1701129852719.jpeg
 
Back
Top