thảo luận Đầu tư chứng khoán theo giá trị

Đéo cần dùng mấy câu chém gió đánh trống lảng, t chỉ hỏi 1 câu thôi cái quan hệ giữa giá trị vốn hóa và tăng giá cổ phiếu là ở đâu ra có sách, bài nghiên cứu khoa học chứng minh thì show ra. Chứ đứng đấy nói vỏng kinh nghiệm cá nhân khi mọi thứ đã rồi thì im mồm vào. Sao không giỏi lên bài dự đoán từ trước khi NKG tăng vượt HSG, HPG. Toàn mõm nhôm, chấp cả hội anh em sư phụ m vào đây tao cân luôn 1 lượt.
Sủa hay quá, a có lời khen. Ráng sủa tiếp cho topic lên nha chú em
 
Sao? Nói không được lời nào nữa đâm ra bắt đầu cùn đó à ;) T chửi cho off luôn cái thread của mấy thằng chuyên gia rởm đội lốt tri thức như m.
 
Sao? Nói không được lời nào nữa đâm ra bắt đầu cùn đó à ;) T chửi cho off luôn cái thread của mấy thằng chuyên gia rởm đội lốt tri thức như m.
Anh sợ mấy th ngu lắm, chú cứ sủa tốt, đẩy topic anh lên top là được :beauty:
 
Hé lô các bác, lại là em đây

Như ở phần trước em có đề cập, thì phần này ta sẽ đi tìm hiểu cách phân loại công ty theo từng nhóm. Để hiểu được điều đó ta cần phải làm rõ 2 ý sau:
  1. Có bao nhiêu nhóm công ty?
  2. Đặc điểm và lưu ý với từng nhóm?
Không dài dòng nữa em sẽ vào ngay phần đầu tiên.

Có bao nhiêu nhóm công ty?

Hiện nay trên TTCK có khoảng 1700 công ty đang được niêm yết trên cả 3 sàn HSX, HNX, UPCOM (ngoài ra còn có sàn OTC) và nó được chia làm 6 nhóm như sau:
  1. Nhóm tăng trưởng chậm
  2. Nhóm vững mạnh
  3. Nhóm tăng trưởng nhanh
  4. Nhóm tài sản ngầm
  5. Nhóm theo chu kỳ
  6. Nhóm đột biến
Trong môn toán học, dạng đề khác nhau phải áp dụng những phương pháp và cách giải khác nhau. Không thể áp dụng chung một công thức cho toàn bộ dạng bài được. (viết xong bài em mới chợt nhớ là Vozer dốt toán :D)

Và với cổ phiếu cũng vậy, những công ty thuộc nhóm khác nhau sẽ có phương pháp định giá và có những thông tin cần lưu ý cũng sẽ khác biệt.

Đặc điểm và lưu ý với từng nhóm?

1. Nhóm tăng trưởng chậm

Đặc điểm:
  • Ban đầu công ty thuộc dạng tăng trưởng nhanh, nhưng dần dần ngành nghề của công ty trở nên bão hòa, cạnh tranh cao và đi ngang. (có thể gọi cty đã vừa hết thiên thời, vừa hết cả địa lợi)
  • Những công ty tăng trưởng chậm sẽ thường trả cổ tức hào phóng bằng tiền mặt -> Vì họ không thể mở rộng quy mô hoặc BLĐ đã hài lòng với những gì đạt được. (vì trả cổ tức kh cần phải tốn chất xám, còn việc mở rộng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận sẽ mất nhiều công sức để suy nghĩ và lập kế hoạch hơn)
  • Hoặc có thể xem thông qua chart, những công ty này có tốc độ tăng giá rất chậm trong nhiều năm, thậm chí đi ngang
Những lưu ý, câu hỏi cần đặt ra khi mua những công ty này:
- Chắc chắn người mua cp của những công ty này chỉ với mục đích nhận cổ tức -> Phải kiểm tra xem liệu hàng năm có trả cổ tức đều đặn và liệu tỷ lệ chia cổ tức có tăng?

Các công ty hoặc cổ phiếu thuộc nhóm này: công ty về nước sạch, dệt may, đường sắt, xây dựng,...

2. Nhóm vững mạnh

Đặc điểm:
  • Đây thường là những công ty có vốn hóa lớn - bluechip, có lợi thế nhất định trong ngành.
  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu, LN cao hơn so với nhóm công ty tăng trưởng chậm
  • Khi nhìn vào chart sẽ thấy cty tăng không thấy đỉnh nhưng với tốc độ chậm, vừa phải.
  • Công ty sẽ khó gặp phải tình trạng phá sản, hay khó khăn về tài chính trong lúc nền kinh tế bị khủng hoảng. Nhóm cp này có thể sẽ là 1 khoản đầu tư tốt và an toàn trong lúc nền kinh tế bất ổn.
Những lưu ý, câu hỏi cần đặt ra khi mua những công ty này:
  • Khi mua cần phải xem P/E để đánh giá được mức độ đắt rẻ của công ty tại thời điểm đó
  • Liệu công ty có đang đa dạng hóa lĩnh vực, mở rộng lĩnh vực không phải là thế mạnh của mình -> khả năng gặp phải vấn đề tài chính, nguy cơ giảm lợi nhuận khi lĩnh vực đó không hiệu quả
  • Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của công ty trong dài hạn, và đánh giá xem liệu công ty có duy trì được mức tăng trưởng như thế trong vài năm gần đầy không?
  • Hãy xem công ty đã xoay sở như thế nào khi gặp khủng hoảng (khủng hoảng 2008 và covid)

Các công ty hoặc cổ phiếu thuộc nhóm này: VIC, Coca-cola, P&G,...

3. Nhóm tăng trưởng nhanh:

Đặc điểm:
  • Đúng như cái tên của nhóm, thì công ty thuộc nhóm này phải có mức tăng trưởng Dthu, LN hàng năm từ 20% - 30%
  • Liên tục chiếm lĩnh thị phần, mở rộng quy mô. Hoặc công ty đã thành công với 1 mô hình -> liên tục nhân bản mô hình đó (điển hình là MWG)
  • Thường chia cổ tức bằng cổ phiếu để giữ lại LN nhằm phát triển nhanh hơn
  • Khi nhìn vào chart sẽ thấy thị giá tăng trưởng rất mạnh mẽ, tương tự như cách công ty tăng trưởng Dthu và LN
  • Thường được gọi với cái tên "siêu cổ" - những cổ phiếu mang lại lợi nhuận lớn x5 x10 xXX lần cho nhà đầu tư
Những lưu ý, câu hỏi cần đặt ra khi mua những công ty này:
  • Vì những công ty tăng trưởng nhanh, nhà đầu tư thường sẽ ứng trước tương lai (P/E cao), nên phải luôn kiểm tra BCTC và dự phóng được khả năng tạo ra LN của công ty. Và liệu DThu và LN có giữ được đà tăng trưởng?
    • Ví dụ: năm nay P/E = 20, năm sau chỉ cần LN tăng gấp đôi -> P/E về lại 10 -> rẻ :beauty:
    • Hoặc năm nay P/E = 20, năm sau LN lại giảm -> P/E = 25 - 30 -> Quá cao, quá đắt -> sau này P/E sẽ giảm nhưng do thị giá (Price) giảm
  • Kiểm tra xem liệu công ty còn dư địa để mở rộng quy mô và thị phần nữa không?
  • Kiểm tra xem liệu những sản phẩm kinh doanh chính của công ty có dần bị lỗi thời hoặc bị thay thế bằng sản phẩm khác?
  • Tốc độ mở rộng quy mô thị trường của công ty đang tăng hay giảm?
    • Ví dụ: năm ngoái công ty mở thêm 100 chi nhánh mới, năm nay chỉ mở được thêm 80 chi nhánh -> giảm tốc
    • Hoặc đối thủ cùng ngành đang liên tục chiếm lĩnh thị phần, trong khi thị phần của công ty lại đứng yên hoặc có dấu hiệu giảm.
Các công ty hoặc cổ phiếu thuộc nhóm này: MWG, VNM, VCS, DGW, HPG,... v.v

-------
Những công ty tăng trưởng nhanh thì sau một thời gian sẽ trở nên bão hòa. 1 là nó trở thành công ty tăng trưởng chậm, 2 là trở thành công ty vững mạnh.

Và những công ty thuộc 2 nhóm trên thường không mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư -> Do đó phải đoán được hoặc nhìn ra trước thời điểm công ty bước vào giai đoạn bão hòa, hoặc đang bị định giá quá cao -> để tránh mắc trường hợp cp VNM khi ở giá đỉnh năm 2018.

P/S:
Thấy topic ít ai quan tâm quá, không biết là do bài dài ngại đọc hay vì lý do gì. Nên tạm thời em sẽ chia nhỏ các bài viết ra. Phần tiếp theo sẽ là 3 nhóm còn lại và đúc rút từ bản thân em đâu là những nhóm sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư (hay còn gọi dân dã là ăn lồi mồm :hungry:)
Tất cả những chia sẻ trong phần này đều từ một cuốn sách về đầu tư rất hay và nổi tiếng, mà bất kỳ ai mới bước chân vào thị trường CK cũng nên đọc qua ít nhất một lần. Em chắc chắn sẽ giới thiệu tới các bác cuốn sách này ở phần sau.
Và cuối cùng, cảm ơn các bác đã quan tâm và ủng hộ :love:
-----
LƯU Ý: Những cổ phiếu được đề cập đến trong bài chỉ là VÍ DỤ, em KHÔNG KHUYẾN NGHỊ MUA BÁN
 
Last edited:
up cho thớt, chưa biết đúng sai vì tôi ko có kinh nghiệm để kiểm chứng. Tuy nhiên, rất hoan nghênh thớt chia sẻ 1 gốc nhìn.
 
Các bài viết hay quá
Threads nghĩ sao về các cổ phiếu vốn hóa nhỏ theo sóng ngành. Mình thấy đầu tư vào đó mới dễ ăn bằng lần nhất. điển hình là các cổ phiếu ngành chứng khoán
 
Bác thớt cho xin nhận định về ngành thuỷ điện đợt tới nhé. Mình đang nghiên cứu mấy mã VSH, SJD là các cty thuỷ điện miền nam.
Điểm mạnh:
  • đang mùa mưa nhiều ở miền đông nam bộ và dự báo mưa nhiều đến cuối năm (hiện tượng el nina) —> tăng sản lượng điện
  • ngành nhiệt điện đang chịu áp lực giá than, khí đầu vào tăng cao —> triển vọng tăng tỷ trọng sử dụng thuỷ điện
  • TQ thiếu điện, đang điều chỉnh tăng giá điện —> các nc lân cận có thể bị ảnh hưởng
  • sóng phục hồi sx hậu covid, đầu tư công —> nhu cầu sd điện tăng
  • Các nhà máy thuỷ điện hiện đã hết khấu hao và bắt đầu đi vào giai đoạn thu hoạch —> ln tăng các quý tiếp theo
Điểm yếu:
  • Giá điện đầu ra ở Việt Nam do nhà nc quản lý và bình ổn, hiện tại thì trong năm nay chưa có kế hoạch tăng giá điện
  • Điện hiện nay ko xuất khẩu đc, chỉ sử dụng trong nc nên ko hưởng lợi từ tình trạng thiếu điện ở TQ
  • Hiện tại Việt Nam ko thiếu điện
  • tiềm năng tăng trưởng dài hạn của các dn thuỷ điện là ko có (ko có kế hoạch mở rộng, xây thêm nhà máy); riêng SJD năm 2028 phải bàn giao lại nhà máy điện cho nhà nc do đây là hình thức BOT.



via theNEXTvoz for iPhone
 
Các bài viết hay quá
Threads nghĩ sao về các cổ phiếu vốn hóa nhỏ theo sóng ngành. Mình thấy đầu tư vào đó mới dễ ăn bằng lần nhất. điển hình là các cổ phiếu ngành chứng khoán
Vốn hóa nhỏ do nhiều lý do:
1. Do khả năng tạo lợi nhuận của nó chỉ có nhiêu đó nên bao năm qua vốn hóa vẫn bé
2. Do bị định giá dưới giá trị, là 1 viên kim cương chưa được ai khai quật
Thì trong trường hợp 2 sẽ rất ngon. Dễ tăng bằng lần như bác nói

Còn cổ phiếu ngành chứng khoán nói chung, giá nó đã tăng rất mạnh từ đầu năm tới nay. Và hiện đang có dấu hiệu dòng tiền rút bớt (phân phối) sang nhóm ngành khác. Nên bác phân tích, đánh giá thật kĩ, kẻo bị kẹp như cổ đông Bank :D
 
Bác thớt cho xin nhận định về ngành thuỷ điện đợt tới nhé. Mình đang nghiên cứu mấy mã VSH, SJD là các cty thuỷ điện miền nam.
Điểm mạnh:
  • đang mùa mưa nhiều ở miền đông nam bộ và dự báo mưa nhiều đến cuối năm (hiện tượng el nina) —> tăng sản lượng điện
  • ngành nhiệt điện đang chịu áp lực giá than, khí đầu vào tăng cao —> triển vọng tăng tỷ trọng sử dụng thuỷ điện
  • TQ thiếu điện, đang điều chỉnh tăng giá điện —> các nc lân cận có thể bị ảnh hưởng
  • sóng phục hồi sx hậu covid, đầu tư công —> nhu cầu sd điện tăng
  • Các nhà máy thuỷ điện hiện đã hết khấu hao và bắt đầu đi vào giai đoạn thu hoạch —> ln tăng các quý tiếp theo
Điểm yếu:
  • Giá điện đầu ra ở Việt Nam do nhà nc quản lý và bình ổn, hiện tại thì trong năm nay chưa có kế hoạch tăng giá điện
  • Điện hiện nay ko xuất khẩu đc, chỉ sử dụng trong nc nên ko hưởng lợi từ tình trạng thiếu điện ở TQ
  • Hiện tại Việt Nam ko thiếu điện
  • tiềm năng tăng trưởng dài hạn của các dn thuỷ điện là ko có (ko có kế hoạch mở rộng, xây thêm nhà máy); riêng SJD năm 2028 phải bàn giao lại nhà máy điện cho nhà nc do đây là hình thức BOT.
via theNEXTvoz for iPhone
Thủy điện quan trọng là phải xem được công suất nhà máy so với vốn hóa. Và để ý xem vị trí cũng như lượng mưa khu vực có thủy điện nữa nhé.
Keyword cho bác: suất đầu tư thủy điện, vrain.
 
Dạo này bận gồng lãi quá, nên chưa có thời gian để viết bài chia sẻ :confident: (em đùa thôi)

Ở phần trước chúng ta đã đi qua 3 nhóm: tăng trưởng chậm, vững mạnh và tăng trưởng nhanh. Hôm nay sẽ cùng đi nốt 3 nhóm còn lại và đâu là những nhóm mà bản thân em luôn tìm kiếm khi đầu tư. Let's go :go:

4. Nhóm tài sản ngầm

Đặc điểm:
  • Đây là nhóm công ty có rất nhiều tài sản ngầm như: BĐS, mỏ khai thác, bản quyền, bằng sáng chế,...
  • Thường thị giá sẽ thấp khi ít người biết đến, nên cần có sự PR để nhiều người biết và định giá lại nó (PR tốt hay xấu thì các bác phải tự xem lại và đánh giá)
  • Giá trị tài sản ngầm mà công ty sở hữu lớn gấp nhiều lần vốn hóa hiện tại
  • Thường là những công ty nhà nước được cổ phần hóa (Vin sở hữu nhiều quỹ đất vàng cũng nhờ vào việc thâu tóm các công ty này)
Những lưu ý, câu hỏi cần đặt ra khi mua những công ty này:
  • Chất lượng của BLĐ ra sao? (nhiều cty có quỹ đất lớn, nhưng khi bán thì hạch toán không đúng giá thị trường, chuyển sân sau,... nên đạo đức BLĐ là vấn đề cần đặt ra đầu tiên - mà với em, công ty thuộc nhóm nào thì tiêu chí BLĐ cũng phải luôn đặt ra hàng đầu)
  • Công ty có tài sản ngầm không? Và giá trị tài sản ngầm của công ty là bao nhiêu (sau đó so sánh với vốn hóa hiện tại)
  • Đối với công ty mỏ khai thác thì trữ lượng của nó là bao nhiêu? Hạn khai thác còn bao lâu? Nếu hết thì có xin kéo dài thời gian được kh?
Các công ty hoặc cổ phiếu thuộc nhóm này: công ty về BĐS, mỏ khai thác,...

5. Nhóm theo chu kỳ

Đặc điểm:
  • Có sự tăng giảm doanh thu và LN theo quy luật ổn định (hoàn toàn có thể dự đoán trước được)
  • Nếu như nhóm tăng trưởng nhanh là liên tục mở rộng -> Nhóm chu kỳ sẽ mở rộng -> sau đó thu hẹp -> lặp lại
  • Rất dễ gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư khi không hiểu được nó. Vì có nhiều công ty danh tiếng thuộc nhóm này, và khi Doanh thu, LN nó đạt đỉnh lại tưởng ngon rồi mua vào -> đi bụi ngay
  • Xem chart các DN thuộc nhóm này sẽ thấy, sau khi hết chu kì (giai đoạn thu hẹp) thì thị giá luôn trở về nới bắt đầu (điển hình là HSG - về lại vùng 6-7k, NKG - về lại vùng 4-5k,...)
  • Thiên hướng đầu cơ nhiều hơn là đầu tư, nên một lời khuyên nhỏ là đừng cố bán đỉnh. Một khi cổ phiếu hết chu kỳ, hết kỳ vọng là game over
Những lưu ý, câu hỏi cần đặt ra khi mua những công ty này:
  • Luôn để ý tới lượng hàng tồn kho, cũng như khả năng cung cấp ra thị trường. Mối quan hệ cung - cầu, giá sản phẩm,...
  • Luôn phải quan sát BCTC hàng quý, giá cả vĩ mô của sản phẩm để xem Doanh Thu và LN có giữ được đà tăng
  • Lựa chọn điểm vào thật kỹ càng bằng cách xem công ty đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ, nếu như bắt đầu mua vào lúc công ty ở cuối chu kỳ -> đu đỉnh -> nhảy cầu là bình thường :beat_shot:
Các công ty hoặc cổ phiếu thuộc nhóm này: công ty sắt, thép, nhôm, cao su, VLXD, BĐS,...

6. Nhóm công ty đột biến

Đặc điểm:
  • Còn gọi là hàng móc cống, thường thị giá sẽ dưới mệnh trong nhiều năm. Hoạt động rệu rã, nhiều bê bối, nợ như chúa chổm. Nhưng có một sự kiện "đặc biệt" xảy ra khiến cho công ty như đội mồ sống lại
  • Mang tính chất cờ bạc - rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn (vì khó nhận biết được đâu là đáy)
Những lưu ý, câu hỏi cần đặt ra khi mua những công ty này:
  • Công ty có khả năng giải quyết được nợ hay không? (bán tài sản, giảm/ hoãn nợ,...)
  • Liệu có sự tham gia, tái cơ cấu của một nhóm cổ đông nào đó hay không? (phát hành thêm cổ phiếu cho 1 nhóm cổ đông chiến lược, có sự tham gia của công ty tái cơ cấu (DATC,...))
  • Khả năng phục hồi trở lại của công ty nằm ở yếu tố nào?
Các công ty hoặc cổ phiếu thuộc nhóm này: điển hình nhất là các mã vận tải biển vừa qua. Trong đó đặc biệt kể đến con VOS và VST (VST vừa được hưởng lợi từ vĩ mô, vừa có sự tham gia tái cơ cấu của DATC)

------
Để đầu tư hiệu quả, thì quan trọng nhất phải biết được công ty mình đang đầu tư nó thuộc nhóm nào.
-> Từ đó tìm ra được phương pháp định giá phù hợp với công ty (tìm được chỗ ngữa r thì chỉ việc gãi thôi)

Với bản thân em, em quan tâm tới 3 nhóm mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro thấp. Đó là:
  • Nhóm tăng trưởng nhanh (có thể dùng P/E, dòng tiền)
  • Nhóm tài sản ngầm (không dùng P/E, P/B, dòng tiền,... chỉ dùng phương pháp RNAV)
  • Nhóm theo chu kỳ (hạn chế sử dụng P/E, không xét dòng tiền)
Điều đặc biệt ở 2 nhóm cuối (tài sản ngầm & chu kỳ), càng mua công ty thuộc nhóm này mà P/E càng cao -> lại càng dễ ăn đậm :D (cái này các bác tự nghiên cứu và trải nghiệm nhé)

Và nếu các bác đầu tư những cổ phiếu chỉ để nhận cổ tức, thì lợi nhuận cổ tức sẽ không bao giờ cao hơn lợi nhuận đến từ cổ phiếu tăng giá. Ngoài ra, còn có thể gặp rủi ro khi giá cổ phiếu giảm hoặc trắng d*i (hoặc mất chi phí cơ hội) nếu như đánh cược sai vào nhóm đột biến. :burn_joss_stick:
-----
Quyển sách mà em sử dụng để viết bài này chính là "TRÊN ĐỈNH PHỐ WALL - Peter Lynch". Một trong những cuốn sách mà em nghĩ bất kì một ai khi mới bước chân vào thị trường CK cũng đều nên đọc qua, dù là theo FA hay TA. Có được nền móng cơ bản, vững chắc sẽ hạn chế được nhiều rủi ro có thể mắc phải trên thị trường.

Và cuối cùng, cảm ơn các bác đã quan tâm và ủng hộ :love:
-----
LƯU Ý: Những cổ phiếu được đề cập đến trong bài chỉ là VÍ DỤ, em KHÔNG KHUYẾN NGHỊ MUA BÁN
 
Back
Top