thảo luận Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, quỹ mở, quỹ hoán đổi Mỹ

Status
Not open for further replies.

JUchi

Senior Member
Hello anh em
Sau 1 thời gian tránh dich thì hôm nay mình sẽ bắt đầu nói tới những sản phẩm tài chính khác ở thị trường nước ngoài: cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, quỹ mở, quỹ hoán đổi của Mỹ, HongKong, Châu Âu...

// Trong bài viết chỗ nào mình nói sai anh em cứ comment. Kiến thức mình cũng chắp vá thôi :D
Zalo: juchivn

Phần 1: Hook

Lâu nay chứng khoán Việt Nam có những điểm yếu mà anh em đều biết: chăn gà chăn vịt, lái lợn lái trâu, thanh khoản kém, T+3 (T+3 là một thứ siêu nhức nhối tới nay vẫn không bỏ được).
Ngoài ra các sản phẩm tài chính tương đối hẹp:
- Trái phiếu cần vốn lớn: trên 100 triệu. Kỳ trả lãi dài (quý - năm). Lãi suất biến động.
- Trái phiếu chính phủ, công trái nhà nước: an toàn đấy... :shame:
- Quỹ ETF thanh khoản rất yếu, performance càng ngày càng tệ
- Quỹ mở phổ thông phân bổ danh mục bị ngáo (PFI all in 99% VPB, tới nay phải đóng quỹ), thanh khoản không cao dẫn tới khi NĐT cần rút tiền thì buộc phải bán cổ phiếu để trả tiền cho NĐT.
- Cổ phiếu thì cổ tức trả bằng tiền thì ít mà in lá mít thì nhiều, esop ép sọt
- Ngành nghề cũng khá hẹp.

Phần 2: Intro
Mình viết post hôm nay để hướng dẫn anh em tham gia thị trường tài chính của nước ngoài, có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời hướng dẫn anh em tìm hiểu và tham gia thị trường này theo hướng an toàn nhất nhé.
Về ưu điểm:
- Các sản phẩm rất rất rấttttttt đa dạng: Tiền điện tử, quỹ ETF (mình sẽ đi sâu phía sau), cổ phiếu T0, chỉ số, hàng hóa, tiền tệ, trái phiếu, danh mục,
-Tính thanh khoản cực cao: trừ những thứ quá hiếm đi, còn lại thanh khoản các sản phẩm tài chính là ngay tức khắc. Các bạn lưu ý là thanh khoản cao sẽ dẫn tới chênh lệch giá mua giá bán rẻ.
- Cổ phiếu trả cổ tức theo quý :beauty: , tỷ lệ cổ tức tương đối cao
- Ngành nghề rất rộng: ví dụ chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, dịch vụ, vật liệu, tài chính, công nghệ thông tin...
- Vốn nhỏ có thể tham gia được (từ 200 đô tới không giới hạn)
- Có thể điều chỉnh được mức rủi ro.

Phần 3: Giải thích các thuật ngữ
Anh em không thể nhảy vào đầu tư khi không hiểu nó là cái gì. Nhất là những anh em có nhiều tiền. (mặc dù mình biết nhiều anh em có tiền vẫn bị quay như dế :shame: )

Mình sẽ giải thích định nghĩa các sản phẩm nhé:

Cổ phiếu:
- Khái niệm:
Là 1 tờ giấy mà công ty in ra và bán cho các nhà đầu tư sơ cấp/ thứ cấp. Các nhà đầu tư mua bán với nhau, gọi là giao dịch cổ phiếu.
Mỗi tờ giấy đó có 1 cái giá vui vui gọi là mệnh giá (mệnh) = 10.000 đồng.
Tờ giấy này có ý nghĩa chứng minh quyền sở hữu: cầm càng nhiều thì quyền sở hữu của người đó càng lớn. Hoặc cầm càng nhiều thì lúc công ty chia cổ tức càng được nhiều tiền thôi. Mỗi năm vào tháng 3 đại hội cổ đông đi họp được phong bì 200 nghìn (giá của Vinaconex, còn bên khác có thể nhiều hơn), được cầm lá phiếu biểu quyết (giống đại cử tri của Mỹ đó)
Giá cổ phiếu có thể lên, hay xuống, nhưng trong 1 ngày nó sẽ không biến động ngoài khoảng giá trần - sàn (quy định chung là 7%-15% giá của phiên trước, có một số ngoại lệ hoặc sàn khác)
- Tại sao lại mua cổ phiếu:
Vì tôi muốn úp bô 1 ông khác: tôi mua cổ phiếu vì tôi hy vọng sẽ có một người sẵn sàng mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn (cung cầu - thanh khoản)
"vì tôi hy vọng doanh nghiệp làm ăn có lời" bla bla bla: ông nào chả nói thế, nhưng rồi cũng quay lại ý đầu :shame:
Vì cổ tức: chẳng hạn doanh nghiệp làm ăn tốt thì có thể trích tiền lời ra trả cho nhà đầu tư. Ví dụ cổ phiếu giá 20 ngàn, cổ tức 20% là 2 ngàn (20% của mệnh giá nhé). Thì tỷ lệ lời (dividend yield) là 10%, cao hơn lãi suất ngân hàng rồi. Ngon thế nhiều ông đu vào mua, giá lại cao lên nữa.
Hoặc có những con như TDC, giá có 7000 mà nó ăn chơi nó trả luôn 1000 đồng cơ :beauty:
-Tại sao không mua cổ phiếu:
Vì cái luật T+3, bạn thấy nó ngon, mua xong 2 ngày sau nó ra tin xấu. Hoặc nhà máy nó cháy (RAL), tới ngày thứ 3 hàng về thì ăn luôn 3 phiên sàn liên tiếp, trắng bên mua, tới ngày thứ 4 thì 28% tiền vốn ra đi. Hoặc có những con 7 phiên sàn liên tiếp :angry:

Hoặc bạn có thể dạo 1 lượt quanh F319, search "Quyết còi", ROS, FLC, GAB, HAI, ART... để hiểu tml đó lái lợn thế nào
Vân vân và mây mây.

Phái sinh:
Rồi tới cái chiếu bạc phái sinh. Đại khái nó chính là tài xỉu :shame:, tốt hơn hết là bạn không nên tham gia. Có kinh nghiệm thì lâu mất tiền hơn thôi.

Trái phiếu:
Bạn hay nghe Doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất xyz đúng ko? Gần đây nhất có Vindemort phát hành 12.000 tỷ?
Trái phiếu nó cũng là dạng doanh nghiệp bán cho bạn 1 tờ giấy với giá 100 ngàn và nói rằng, mỗi quý tao trả mày 3% (thường là sẽ cao hơn lãi suất ngân hàng), tao vay trong 5 năm. Sau 5 năm tao trả gốc.
Nếu tao phá sản thì tao sẽ ưu tiên trả nợ cho mày trước. Nhưng tao không chắc là lúc phá sản tao có cái gì để trả cho mày đâu nhé :shame:

Quỹ mở:
Là bạn đưa tiền cho các tổ chức đầu tư hộ. Cái này cũng được. Tuy nhiên phí hơi bị cao (2%/ năm), bác nào đầu tư nhiều mà cần thanh khoản dễ lõm kép lắm (vừa lõm giá vừa lõm phí).
Các quỹ của ngân hàng thì bài bản hơn. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng gặp phải thằng ngáo ngáo all in như thằng này
https://cafef.vn/tat-tay-vao-vpb-th...g-do-be-chi-sau-1-thang-20180514234405139.chn
Ngôi sao cực sáng trên bầu trời quỹ mở (sau 2 năm tăng 400%),vụt tắt sau đúng 1 quý...

1 dạng cao cấp hơn của quỹ mở là thuê ngân hàng hoặc quỹ ủy thác đầu tư
Vietcombank yêu cầu khách phải có trên 2 tỷ thì sẽ quản lý đầu tư dùm. Tầm này phải kể tới bác @Nightsticks , @qhi , @ceoVHH . Phí bao nhiêu mình không biết vì mình chưa có đủ.

Tạm thế đã có gì mình post thêm sau hen.

Chỉ số

Chỉ số:

Anh em hẳn có nghe tới VN30, VNindex, DJ 30, Nasdaq 100... Nó được gọi là chỉ số. Nào là hôm nay DJ tăng 900 điểm, DJ giảm 400 điểm. 1 điểm ấy tương đương 1 đô đó :shame:
Đại khái nó là 1 con số bình quân gia quyền (giá * trọng số) đại diện cho 1 nhóm các công ty.
Ví dụ:
VN 30 là 30 mã chứng khoán có thanh khoản lớn nhất thị trường VN
SnP 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE
DJ30 là 30 công ty "công nghiệp" nhưng thực chất là 30 công ty lớn nhất...

Trong mấy cái này thì cụ DJ là lâu đời nhất, to nhất, nặng nhất.

Người ta thường so sánh hiệu quả đầu tư của 1 quỹ với chỉ số (có thể coi chỉ số chính là benchmark của nền kinh tế vậy).
Ví dụ:
Xanh: VNindex
Cam đậm: VN30
Cam nhạt: vaneck VN
Xanh lơ: VFM30

Vaneck hay VFM là các ETF mình sẽ nói phía dưới.

1589895728354-png.65793


ETF

Quỹ ETF
Rồi, quỹ ETF là thứ mà vài năm trở lại đây được nhắc tới khá nhiều. ETF là quỹ đầu tư thụ động, tên đúng của nó là quỹ hoán đổi giao dịch.
Một ETF (Exchange Trade Fund) là một rổ chứng khoán/ danh mục mô phỏng theo một loại tài sản đảm bảo nhất định.
Với mục đích chính là mô phỏng theo một chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc một loại tài sản nhất định. Các loại tài sản này có thể là các loại cổ phiếu, trái phiếu thông thường hoặc các loại hàng hóa như: Dầu thô, vàng, lúa mì

Hiện nay Sau 25 năm, tổng tài sản được đầu tư vào các quỹ ETF trên toàn thế giới đã đạt mốc 5.1 ngàn tỷ USD.

Tại sao lại là ETF?

Trong thực tế bạn sẽ rất hay gặp tình trạng phân bổ vốn không hợp lý, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng thấp thì lại tăng rất mạnh.
Ngược lại, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn lại giảm hoặc không tăng.
Quỹ ETF sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên, bởi danh mục đã được xây dựng theo sát chỉ số VN30/DJ/SPX.

Ví dụ:
US 30 và DIA: màu xanh và cam gần như không có điểm gì khác biệt :D 2 đường trùng khít với nhau.

1589896430659-png.65813


Hiệu quả của chỉ số và ETF chỉ số?
Tại phố Wall, người ta đã thống kê thành tích hoạt động của 355 quỹ đầu tư chủ động từ 1970 đến 2006 so với tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P 500.

Và kết quả là:
  • 233 quỹ dừng hoạt động (do thua lỗ)
  • 72 quỹ có tỷ suất lợi nhuận kém hơn chỉ số S&P 500
  • 24 quỹ có tỷ suất lợi nhuận vượt trội hơn chỉ số S&P 500
Quy tụ những người giỏi thất phố Wall thì cũng chỉ có 24 quỹ (6.7%) là có thể chiến thắng được chỉ số S&P 500.

Cho thấy mọi phương pháp định giá phức tạp, hay những tỷ lệ phân bổ danh mục được tính toán kĩ càng bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp… cũng đang dần lu mờ trước tính hiệu quả của chỉ số chung....

Bạn hiểu ý của mình rồi đúng ko :beauty:

Và so sánh giữa ETF với quỹ mở/đầu tư chủ động:
- ETF thì free, quỹ mở cần 2%/năm
- ETF giao dịch trực tiếp như 1 mã chứng khoán, quỹ mở cần giao dịch thông qua công ty quản lý quỹ

Điểm đặc biệt của chỉ số / ETF chỉ số là:
Quy mô thị trường luôn tăng lên về dài hạn, các chỉ số và ETF sẽ loại bỏ những công ty yếu kém ra ngoài và thay thế bằng những doanh nghiệp khác tốt hơn.

Ví dụ
Tới giờ hàng loạt các cổ phiếu “hot” như: HAG, HNG, PVD, FLC, CII đã từng lọt vào rổ chỉ số VN30.
Sau rồi cũng được thay thế bằng những doanh nghiệp hiệu quả hơn như: VIC, VHM, HPG, PNJ, FPT…

Nhóm các công ty và ETF mảng hạ tầng viễn thông

ETF mảng dược phẩm, y tế, chăm sóc sức khỏe

Các công ty đang trên cuộc đua sản xuất vaccin covid

Bắt đầu mọi thứ tại đây

Công cụ theo dõi thông số thị trường**
 
Last edited:
+1 đánh chứng khoán Mỹ. Đang học tập ở sàn nhà mà lãi ít quá :*.
Bác giới thiệu cả thuế phí các công cụ đánh ck ở bển nhé
 
Bắt đầu mọi thứ tại đây

Chỉ số:

Anh em hẳn có nghe tới VN30, VNindex, DJ 30, Nasdaq 100... Nó được gọi là chỉ số. Nào là hôm nay DJ tăng 900 điểm, DJ giảm 400 điểm. 1 điểm ấy tương đương 1 đô đó :shame:
Đại khái nó là 1 con số bình quân gia quyền (giá * trọng số) đại diện cho 1 nhóm các công ty.
Ví dụ:
VN 30 là 30 mã chứng khoán có thanh khoản lớn nhất thị trường VN
SnP 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE
DJ30 là 30 công ty "công nghiệp" nhưng thực chất là 30 công ty lớn nhất...

Trong mấy cái này thì cụ DJ là lâu đời nhất, to nhất, nặng nhất.

Người ta thường so sánh hiệu quả đầu tư của 1 quỹ với chỉ số (có thể coi chỉ số chính là benchmark của nền kinh tế vậy).
Ví dụ:
Xanh: VNindex
Cam đậm: VN30
Cam nhạt: vaneck VN
Xanh lơ: VFM30

Vaneck hay VFM là các ETF mình sẽ nói phía dưới.

1589895728354.png
 
Last edited:
Vậy giờ tụi mình nói gì đây?

RrgktwK.png

Phân tích một cty mẫu đi bác ;) Ví dụ như nó kinh doanh mặt hàng gì, đối tượng khách hàng như nào, tình hình tài chính ra làm sao, bác nghĩ tương lai nó ntn.
Chứ cho các con bạc khát nước ra biển lớn US thì lại đổ Đô La của nhà nước ra đi hết
 
Bắt đầu mọi thứ tại đây

Quỹ ETF
Rồi, quỹ ETF là thứ mà vài năm trở lại đây được nhắc tới khá nhiều. ETF là quỹ đầu tư thụ động, tên đúng của nó là quỹ hoán đổi giao dịch.
Một ETF (Exchange Trade Fund) là một rổ chứng khoán/ danh mục mô phỏng theo một loại tài sản đảm bảo nhất định.
Với mục đích chính là mô phỏng theo một chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc một loại tài sản nhất định. Các loại tài sản này có thể là các loại cổ phiếu, trái phiếu thông thường hoặc các loại hàng hóa như: Dầu thô, vàng, lúa mì

Hiện nay Sau 25 năm, tổng tài sản được đầu tư vào các quỹ ETF trên toàn thế giới đã đạt mốc 5.1 ngàn tỷ USD.

Tại sao lại là ETF?

Trong thực tế bạn sẽ rất hay gặp tình trạng phân bổ vốn không hợp lý, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng thấp thì lại tăng rất mạnh.
Ngược lại, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn lại giảm hoặc không tăng.
Quỹ ETF sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên, bởi danh mục đã được xây dựng theo sát chỉ số VN30/DJ/SPX.

Ví dụ:
US 30 và DIA: màu xanh và cam gần như không có điểm gì khác biệt :D 2 đường trùng khít với nhau.

1589896430659.png


Hiệu quả của chỉ số và ETF chỉ số?
Tại phố Wall, người ta đã thống kê thành tích hoạt động của 355 quỹ đầu tư chủ động từ 1970 đến 2006 so với tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P 500.

Và kết quả là:
  • 233 quỹ dừng hoạt động (do thua lỗ)
  • 72 quỹ có tỷ suất lợi nhuận kém hơn chỉ số S&P 500
  • 24 quỹ có tỷ suất lợi nhuận vượt trội hơn chỉ số S&P 500
Quy tụ những người giỏi thất phố Wall thì cũng chỉ có 24 quỹ (6.7%) là có thể chiến thắng được chỉ số S&P 500.

Cho thấy mọi phương pháp định giá phức tạp, hay những tỷ lệ phân bổ danh mục được tính toán kĩ càng bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp… cũng đang dần lu mờ trước tính hiệu quả của chỉ số chung....

Bạn hiểu ý của mình rồi đúng ko :beauty:

Và so sánh giữa ETF với quỹ mở/đầu tư chủ động:
- ETF thì free, quỹ mở cần 2%/năm
- ETF giao dịch trực tiếp như 1 mã chứng khoán, quỹ mở cần giao dịch thông qua công ty quản lý quỹ

Điểm đặc biệt của chỉ số / ETF chỉ số là:
Quy mô thị trường luôn tăng lên về dài hạn, các chỉ số và ETF sẽ loại bỏ những công ty yếu kém ra ngoài và thay thế bằng những doanh nghiệp khác tốt hơn.

Ví dụ
Tới giờ hàng loạt các cổ phiếu “hot” như: HAG, HNG, PVD, FLC, CII đã từng lọt vào rổ chỉ số VN30.
Sau rồi cũng được thay thế bằng những doanh nghiệp hiệu quả hơn như: VIC, VHM, HPG, PNJ, FPT…
 
Last edited:
đặt gạch, mình có hđlđ, sao kê lương, nhưng chưa có nhà nên không có hoá đơn điện nước.
Chủ thớt hướng dẫn mở và verify tài khoản luôn nhé, mình đang có hứng với chứng Mẽo, :)
 
Noted ! Đã sang nhà mới cùng bác JUChi :p
Bác JUChi lập cái group zalo cho anh em vào thảo luận là hợp lý.
 
Thứ nhất, Muốn ra biển lớn, muốn trở thành nhà đầu tư quốc tế là phải giỏi Tiếng Anhkỹ năng đọc-hiểu là quan trọng nhất, để còn phân tích, đọc bctc, yếu tố vĩ mô, vi mô, tình hình dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh thương mại...
Đầu tư quốc tế mà chỉ đọc báo tiếng việt thì sớm muộn cũng nhảy cầu.
Thứ hai, khi đầu tư thì nên nhớ rằng, mình đang chiến đấu với bọn quỹ đầu tư là chủ yếu vì phương tây đặc biệt là Mỹ thì người dân thường gửi tiền vào các quỹ đầu tư, hưu trí, bảo hiểm... để họ đầu tư giúp, nhà đầu tư cá nhân rất ít, nó khác hẳn với VN, TQ.
Thứ ba, phải thức đêm (ông nào đầu tư, hold lâu dài thì đỡ hơn) nên cần có sức khỏe tốt vì múi giờ của Mỹ là ngược với ta (VN GMT+7, Mỹ GMT-4,-5,-6), mình ngày nó đêm và ngược lại. Ông nào bảo mua cổ phiếu rồi quăng đó là ko có đâu nhé, đồng tiền đi liền khúc ruột, ko ông nào dám bỏ bê cả nên xem chart, xem market là đương nhiên.
Tạm thế đã, thím nào thấy đủ điều kiện thì welcome.
 
Thứ nhất, Muốn ra biển lớn, muốn trở thành nhà đầu tư quốc tế là phải giỏi Tiếng Anhkỹ năng đọc-hiểu là quan trọng nhất, để còn phân tích, đọc bctc, yếu tố vĩ mô, vi mô, tình hình dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh thương mại...
Đầu tư quốc tế mà chỉ đọc báo tiếng việt thì sớm muộn cũng nhảy cầu.
Thứ hai, khi đầu tư thì nên nhớ rằng, mình đang chiến đấu với bọn quỹ đầu tư là chủ yếu vì phương tây đặc biệt là Mỹ thì người dân thường gửi tiền vào các quỹ đầu tư, hưu trí, bảo hiểm... để họ đầu tư giúp, nhà đầu tư cá nhân rất ít, nó khác hẳn với VN, TQ.
Thứ ba, phải thức đêm (ông nào đầu tư, hold lâu dài thì đỡ hơn) nên cần có sức khỏe tốt vì múi giờ của Mỹ là ngược với ta (VN GMT+7, Mỹ GMT-4,-5,-6), mình ngày nó đêm và ngược lại. Ông nào bảo mua cổ phiếu rồi quăng đó là ko có đâu nhé, đồng tiền đi liền khúc ruột, ko ông nào dám bỏ bê cả nên xem chart, xem market là đương nhiên.
Tạm thế đã, thím nào thấy đủ điều kiện thì welcome.
Thank bác đã chia sẻ
 
Thứ nhất, Muốn ra biển lớn, muốn trở thành nhà đầu tư quốc tế là phải giỏi Tiếng Anhkỹ năng đọc-hiểu là quan trọng nhất, để còn phân tích, đọc bctc, yếu tố vĩ mô, vi mô, tình hình dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh thương mại...
Đầu tư quốc tế mà chỉ đọc báo tiếng việt thì sớm muộn cũng nhảy cầu.
Thứ hai, khi đầu tư thì nên nhớ rằng, mình đang chiến đấu với bọn quỹ đầu tư là chủ yếu vì phương tây đặc biệt là Mỹ thì người dân thường gửi tiền vào các quỹ đầu tư, hưu trí, bảo hiểm... để họ đầu tư giúp, nhà đầu tư cá nhân rất ít, nó khác hẳn với VN, TQ.
Thứ ba, phải thức đêm (ông nào đầu tư, hold lâu dài thì đỡ hơn) nên cần có sức khỏe tốt vì múi giờ của Mỹ là ngược với ta (VN GMT+7, Mỹ GMT-4,-5,-6), mình ngày nó đêm và ngược lại. Ông nào bảo mua cổ phiếu rồi quăng đó là ko có đâu nhé, đồng tiền đi liền khúc ruột, ko ông nào dám bỏ bê cả nên xem chart, xem market là đương nhiên.
Tạm thế đã, thím nào thấy đủ điều kiện thì welcome.

chơi hàng US thì cứ đặt trailing stop, với dài hơi thôi bác ạ. Sức đâu mà thức đêm canh me.
 
Các App nên xài khi chơi chứng Mẽo
MSN Money
Yahoo Finance

Tụi này có trang tin, update rất nhanh. Kèm công cụ soi báo cáo tài chính, growth rate, analysis.
Cho cổ phiếu vào watchlist là tin đọc cả ngày chả hết. Mua hay không tùy các cụ thôi

Lợi thế của mình so với tụi quỹ đó là bọn ấy để dip sâu quá mà k cut loss là khách nó đến nó dí mặt thằng fund nó chửi. Nên là nó thấy manh nha rơi mạnh là nó cut loss ngay. Lúc ấy thì mình đi theo ăn sales thôi.
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.
Back
Top