Dễ dãi trong mua bán, sử dụng kháng sinh (*): Lờn thuốc, thất bại trong điều trị

Resius

Senior Member
Việc sử dụng, mua bán kháng sinh bừa bãi gây không ít hệ lụy cho người bệnh cũng như khó khăn trong điều trị và tốn kém, cơ quan quản lý cần có biện pháp xử lý nghiêm minh
Thấy con có biểu hiện đau mắt đỏ, chị N.M.T.P liền ra tiệm thuốc tây gần nhà (phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP HCM) mua thuốc nhỏ mắt. Sau khi nghe chị P. trình bày, nhân viên quầy thuốc bán cho chị 1 lọ dung dịch nhỏ mắt, mũi có tên là Efticol (Natri 0,9%) và 1 lọ Tobramycin 0,3%.
Rước họa vì tin "bác sĩ nhà thuốc"

Do chủ quan nên khi về, chị P. không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lấy 2 lọ thuốc nhỏ mắt cho con. Chỉ sau 5 phút, con trai chị bỗng nhiên kêu ngứa, mắt đỏ và sưng húp lên. Chị P. nhanh chóng đưa con vào bồn rửa mắt và sau đó đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra. Theo bác sĩ, cháu bé bị dị ứng với kháng sinh.

Về nhà kiểm tra lại, chị P. mới phát hiện đã vô tình dùng Tobramycin 0,3% là kháng sinh nhỏ mắt cho con. Thuốc này chỉ dùng theo đơn, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ...

Theo chỉ định của bác sĩ, chị P. sau đó chỉ dùng 1 lọ thuốc nhỏ mắt khác. Hai ngày sau, mắt của con trai chị khỏi hẳn.
Dễ dãi trong mua bán, sử dụng kháng sinh (*): Lờn thuốc, thất bại trong điều trị- Ảnh 1.
Những toa thuốc kháng sinh được nhiều nhân viên nhà thuốc bán vô tội vạ

Không may mắn như vậy, thời gian qua, nhiều bệnh nhân đã bị bội nhiễm, thậm chí loét giác mạc do điều trị không đúng cách, trong đó có việc sử dụng kháng sinh, nhỏ mắt tùy tiện.

Những năm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc bệnh lao kháng thuốc đang có nguy cơ gia tăng tại nhiều nước. Nguyên nhân là do không ít người sử dụng thuốc không tuân thủ thời gian, phác đồ điều trị.

Một thực trạng khác gây lờn thuốc là do tình trạng mua bán, sử dụng thuốc nhái, thuốc kém chất lượng. Trong hầu hết trường hợp sử dụng kháng sinh không hợp lý đã được ghi nhận, nguyên nhân thường là do chưa biết được tác nhân vi khuẩn gây bệnh khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh dựa theo kinh nghiệm.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng kháng sinh phổ rộng, đôi khi không có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả hoặc đến được nơi điều trị nhưng gây độc. Cũng có trường hợp người bệnh không được lựa chọn đường đưa thuốc vào cơ thể một cách phù hợp.
Nâng cao nhận thức, hoàn thiện hệ thống giám sát
Theo PGS-TS-DS Hoàng Thi Nhạc Vũ, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), khi người bệnh sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm xuất hiện tình trạng vi sinh vật đột biến hoặc xuất hiện gien kháng thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả của kháng sinh, thất bại trong điều trị nhiễm khuẩn.
Hơn nữa, sử dụng kháng sinh không hợp lý còn kéo theo sự gia tăng tỉ lệ lây nhiễm cho những người xung quanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có sự gia tăng tỉ lệ kháng thuốc so với trước đây. Nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Trong đó, rất nhiều vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện hành và chúng được gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn mà không có giải pháp phù hợp, trong tương lai gần, việc thiếu thuốc sẽ gây khó khăn cho vấn đề kiểm soát bệnh tật và thương vong vì không có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.

Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, nhân viên y tế và người bệnh là 2 đối tượng có sự liên quan trực tiếp.

Theo các chuyên gia y tế, để hạn chế đề kháng thuốc, cần thực hiện việc xuống thang kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Chỉ phối hợp kháng sinh nhằm mục đích tăng khả năng diệt khuẩn, giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng và điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, đối với một số kháng sinh, nếu muốn chỉ định cho người bệnh thì phải tiến hành hội chẩn.
.............
 
Bác sĩ nhà ta không thể chữa bệnh một cách bài bản được, sẽ mang tiếng xấu nuôi bệnh bào tiền ngay, cứ phải cho thuốc sao mà người bệnh hết bệnh liền mới được
P8EcQaX.png
 
Bác sĩ nhà ta không thể chữa bệnh một cách bài bản được, sẽ mang tiếng xấu nuôi bệnh bào tiền ngay, cứ phải cho thuốc sao mà người bệnh hết bệnh liền mới được
P8EcQaX.png
Tôi đi mua thuốc bảo đừng cho kháng sinh thì chỗ bán thuốc Pharmacity bảo không kháng sinh sao hết được, uống đi hai ngày hết bệnh :burn_joss_stick:.
 
Thế thì sao thím không vào bệnh viện.

Mà tôi thấy các thím thông qua các bài báo hè nhau chửi nhà thuốc tư thuốc tùm lum chứ bs bệnh viện tuyến tw giã ks mạnh vcl đéo dai dám nói.


via theNEXTvoz for iPhone
Cái việc cho kháng sinh mạnh còn phải hỏi là cái thằng bị bệnh trước đó có dùng nhiều kháng sinh hay không đã.Chứ riêng ở VN,tôi đảm bảo với anh,ông nào cũng từng lạm dụng kháng sinh hết,ho,sốt,cảm cúm gì cũng kháng sinh,nặng mới ra đến viện khám.Lúc đó cơ thể nhờn thuốc rồi,còn phải làm kháng sinh đồ may ra có thuốc phù hợp
 
Bác sĩ nhà ta không thể chữa bệnh một cách bài bản được, sẽ mang tiếng xấu nuôi bệnh bào tiền ngay, cứ phải cho thuốc sao mà người bệnh hết bệnh liền mới được
P8EcQaX.png
bệnh thì nặng vl,khéo mạn tính đến đít nhưng vẫn phải muốn đơn thuốc đơn giản,ngắn ngày cơ.mà kê đơn được rồi mang ra ngoài mua thì càng tốt đỡ bị viện bào tiềno_O
 
2 nguyên nhân từ 2 phía:
  • Bác sĩ thiếu trình độ/thiếu cái tâm: khám ko ra bệnh chuẩn nên cứ giã ksinh bừa, hoặc ra bệnh nhưng thích bán thêm thuốc/chiều ý bệnh nhân nên vẫn giã.
  • Bệnh nhân cứng đầu ngu dốt: bác sĩ bảo bệnh nhẹ ko cần kháng sinh thì ko tin, đi khám tiếp nơi khác ngta kê cho ksinh xong về nói ngược bác sĩ cũ là khám qua loa.
Combo hủy diệt nền y tế
kI4a9lH.jpg
 
2 nguyên nhân từ 2 phía:
  • Bác sĩ thiếu trình độ/thiếu cái tâm: khám ko ra bệnh chuẩn nên cứ giã ksinh bừa, hoặc ra bệnh nhưng thích bán thêm thuốc/chiều ý bệnh nhân nên vẫn giã.
  • Bệnh nhân cứng đầu ngu dốt: bác sĩ bảo bệnh nhẹ ko cần kháng sinh thì ko tin, đi khám tiếp nơi khác ngta kê cho ksinh xong về nói ngược bác sĩ cũ là khám qua loa.
Combo hủy diệt nền y tế
kI4a9lH.jpg
Mình bị cún, ho, sốt, sổ mũi chả bao giờ uống KS. Sốt quá, đau đầu quá thì làm viên Panadol thôi. Sụt sịt ho hắng tầm 1 tuần - 10 ngày tự khỏi
 
Ra tiệm thuốc mua 2 ngày thuốc chữa cảm , bảo đảm hết. Mình bệnh cũng chỉ uống panadol để giảm triệu chứng. Có lần bệnh qua nhà người quen, mua cho 2 ngày thuốc. Mình mới uống có 2 liều qua sang ngày thấy khoẻ hẳn. Mấy liều còn lại bỏ ko dám uống luôn. :sweat:
 
Mình bị cún, ho, sốt, sổ mũi chả bao giờ uống KS. Sốt quá, đau đầu quá thì làm viên Panadol thôi. Sụt sịt ho hắng tầm 1 tuần - 10 ngày tự khỏi

Tôi thì thường giác hơi là hết, người cứ nong nóng nhức nhức choang choáng là giác hơi, vết giác hơi đỏ thẫm là hiểu luôn
hH4Hymu.png
 
Mình bị cún, ho, sốt, sổ mũi chả bao giờ uống KS. Sốt quá, đau đầu quá thì làm viên Panadol thôi. Sụt sịt ho hắng tầm 1 tuần - 10 ngày tự khỏi
Mình thì ko chịu dc quá 3 ngày sụt sịt, tính chất công việc đi làm ko dc ốm quá lâu, đến ngày thứ 2 mà thấy ko đỡ là phải làm liều kháng sinh.
Mà để "tự khỏi" tận 7-10 ngày cũng oải lắm :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ra tiệm thuốc mua 2 ngày thuốc chữa cảm , bảo đảm hết. Mình bệnh cũng chỉ uống panadol để giảm triệu chứng. Có lần bệnh qua nhà người quen, mua cho 2 ngày thuốc. Mình mới uống có 2 liều qua sang ngày thấy khoẻ hẳn. Mấy liều còn lại bỏ ko dám uống luôn. :sweat:
Đã ko uống thì thôi uống là uống cho hết liều ko thì vi rút còn sót lại nó lờn
 
Cái này thấy nhiều nhất là dạng kê đơn uống 7-10 ngày, uồng 4 5 ngày thấy đỡ, khỏe lên là bỏ không uống nữa để đỡ tốn tiền.
 
Mình thì ko chịu dc quá 3 ngày sụt sịt, tính chất công việc đi làm ko dc ốm quá lâu, đến ngày thứ 2 mà thấy ko đỡ là phải làm liều kháng sinh.
Mà để "tự khỏi" tận 7-10 ngày cũng oải lắm :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Hơi tốn giấy xì mũi
 
Bs đéo nào chẳng kê ks mà cứ trách nhà thuốc :LOL: Trẻ con mới sổ mũi thôi đi khám cho ngay aumentiin về uống thế là tao phải đi chỗ khác khám
 
Cái việc cho kháng sinh mạnh còn phải hỏi là cái thằng bị bệnh trước đó có dùng nhiều kháng sinh hay không đã.Chứ riêng ở VN,tôi đảm bảo với anh,ông nào cũng từng lạm dụng kháng sinh hết,ho,sốt,cảm cúm gì cũng kháng sinh,nặng mới ra đến viện khám.Lúc đó cơ thể nhờn thuốc rồi,còn phải làm kháng sinh đồ may ra có thuốc phù hợp
a chắc chưa, như bản thân tôi và gia đình trừ khi viêm họng đau rát mới dùng đến ks, các bệnh khác cứ paracetamol với điện giải là hết, xung quanh tôi chưa thấy ai uống như thế luôn
 
2 nguyên nhân từ 2 phía:
  • Bác sĩ thiếu trình độ/thiếu cái tâm: khám ko ra bệnh chuẩn nên cứ giã ksinh bừa, hoặc ra bệnh nhưng thích bán thêm thuốc/chiều ý bệnh nhân nên vẫn giã.
  • Bệnh nhân cứng đầu ngu dốt: bác sĩ bảo bệnh nhẹ ko cần kháng sinh thì ko tin, đi khám tiếp nơi khác ngta kê cho ksinh xong về nói ngược bác sĩ cũ là khám qua loa.
Combo hủy diệt nền y tế
kI4a9lH.jpg
bác sĩ hay dược sĩ
 
Back
Top