Đề nghị kích cầu nội địa, người Việt Nam đi du lịch Việt Nam

giá vé máy bay đụng nóc, hở ra tới ngày nghỉ lễ là tha hồ x2 x3 giá, kích cc nè kích cầu
W4beMmA.gif
 
Trống chỗ thì thu hút khách ngoại kiếm ngoại tệ chứ, khách nội kì kèo trả giá lấy đâu ra lãi. :sexy_girl:
 
Kinh tế thị trường
  • Ế: Tăng giá bù chuyến trống, chuyến ít khách
  • Đông: Tăng giá do cầu lớn hơn cung
Hi vọng sớm làm xong tàu cao tốc Bắc Nam để né bọn bay lượn này ra.
:(
thì giờ dân tẩy chay đi. ko đi nữa cho nó lỗ sấp mặt đi. dân vẫn lắm tiền vẫn đi thì bno vẫn thịt thôi
 
Nguyên nhân vé máy bay đắt nhé!

View attachment 2458845

8 dịch vụ Nhà nước quy định khung giá:

1.
Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay.

2. Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách.

3. Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý.

4. Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay.

5. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói).

6. Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.

7. Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay.

8. Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không. (Nguồn: Thông tư 53/2019 của Bộ GTVT)


5 dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá:

1
Dịch vụ điều hành bay đi, đến: quốc tế: từ 80-425 USD/lượt hạ cánh hoặc cất cánh; quốc nội: 586.500-9.568.000 đồng/lượt cất hoặc hạ cánh.

2 Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý: 54-520 USD/chuyến.

3 Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: quốc tế: 94-1.295 USD/lần; quốc nội: 765.000-11.600.000 đồng/lần.

4 Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: quốc tế: 2 USD/khách; quốc nội: 18.100 đồng/khách.

5 Dịch vụ phục vụ hành khách: quốc tế: 16-25 USD/khách; quốc nội: 72.000-91.000 đồng/khách.

Những cái này mỗi VN thu hay gì anh, sao chúng nó rẻ còn mỗi mình đắt :ah:
 
Anh em làm cái list những thứ tệ khi đi DL trong nước thử xem:
1. Đi lại mắc, đường xá không thuận tiện
2. Bị chặt chém
3. Dân địa phương không thân thiện
4. Dơ, rác nhiều
5. Không có nhiều dịch vụ để xài tiền
Thực ra thì phần lớn bắt đầu từ đám BDS:
1. Phí giải phóng mb khi làm đường quá cao nên chi phí đi lại đường bộ cũng cao, chi phí xây dựng phương tiện công cộng cũng cao.
2. Mướn cái mặt bằng được được tí thì giá cũng trên mây, mấy mặt bằng làm ăn được cọc toàn 3,6 - 1 năm chưa gì đã mất một mớ tiền, ko cứa cổ lấy gì thu hồi vốn. Chưa kể nhập hàng ở đại lý giá cũng cao (do bọn đại lý cũng chịu chung vấn đề mặt bằng, nhà xưởng cao) và phí vận chuyển trong nước cũng cao vãi đạn (do 1.)
3. Tùy vùng miền rồi
4. Quốc tính, cấm xả rác = đây là thùng rác
5. Thuần phong mỹ tục, văn hóa lo lót, xin đểu >> nhiều người có tiền ngại đầu tư dịch vụ >> mua đất tiền thuê tháng chục- trăm triệu cho nhẹ đầu
 
Nguyên nhân vé máy bay đắt nhé!

View attachment 2458845

8 dịch vụ Nhà nước quy định khung giá:

1.
Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay.

2. Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách.

3. Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý.

4. Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay.

5. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói).

6. Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.

7. Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay.

8. Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không. (Nguồn: Thông tư 53/2019 của Bộ GTVT)


5 dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá:

1
Dịch vụ điều hành bay đi, đến: quốc tế: từ 80-425 USD/lượt hạ cánh hoặc cất cánh; quốc nội: 586.500-9.568.000 đồng/lượt cất hoặc hạ cánh.

2 Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý: 54-520 USD/chuyến.

3 Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: quốc tế: 94-1.295 USD/lần; quốc nội: 765.000-11.600.000 đồng/lần.

4 Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: quốc tế: 2 USD/khách; quốc nội: 18.100 đồng/khách.

5 Dịch vụ phục vụ hành khách: quốc tế: 16-25 USD/khách; quốc nội: 72.000-91.000 đồng/khách.
Những nước khác không có cái này à fen
 
Anh em làm cái list những thứ tệ khi đi DL trong nước thử xem:
1. Đi lại mắc, đường xá không thuận tiện
2. Bị chặt chém
3. Dân địa phương không thân thiện
4. Dơ, rác nhiều
5. Không có nhiều dịch vụ để xài tiền
đéo kiểm soát đc chất lượng dịch vụ, thậm chí cả những điểm nổi tiếng vẫn phục vụ tệ, kém chất lượng, kém vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc tai nạn tè le :))) thế ai mà dám đi
 
năm sau cũng bài báo y chang thế này thôi! Thuế thì thu muốn ráo nước mà đi sân bay lúc nào cũng xếp hàng dài dài, delay nhẹ thì 30 phút nặng thì 6 tiếng :burn_joss_stick:
 
Thật sự khó hiểu tại sao giá khai thác bay nội địa lại đắt đỏ như vậy?
Lượm lặt comment trên báo tuoitre:
  • Tại sao các hãng bay trong khu vực giá lại rẻ mà VN thì vé máy bay mắc, chắc tại họ trả bằng bath, ringit chứ ko phải usd à? Họ đổ nước lã chứ ko phải xăng à? Quản lý kém cứ đổ lỗi khách quan, cấp phép cho AirAsia, TigerAir bay nội địa VN đi rồi thấy họ cho mức giá như thế nào?
  • Rồi mắc gì vé khứ hồi đi Hàn Quốc (chặng bay 4 tiếng rưỡi) giá chỉ có 4tr1, còn vé bay 1 chiều trong nước như chặng Hà Nội lại gần 2 triệu trong khi chỉ bay có 1h45p, có khi gần 3 triệu dù chỉ 1 chiều, trong khi cùng 1 loại máy bay là A321? Đừng đổ thừa do đặc thù hàng không hay tàu bay nữa.
Thế tiền chênh lệch đó vào túi quan hay vào túi doanh nghiệp nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Du lịch miền Bắc thì chán không muốn nói, du lịch miền Nam thì đi nhiều cũng chán thỉnh thoảng lại có case phân biệt khách Tây khách ta. Giờ nhà tôi cũng ít đi du lịch trong nước, mà hướng đi các nước trong ĐNA chơi, năm nào rủng rỉnh thì đi Đông Á chứ trong nước thì chán rồi.
 
Theo tôi nghĩ là cứ áp mẹ thuế yêu nước cho những ai đi du lịch nước ngoài là đẹp, vừa giữ dân ở lại trong nước mà vừa thu thêm được một mớ thuế :love:
 
Back
Top