Đề xuất sinh viên đi làm thêm phải có giấy xác nhận của nhà trường?

Bing AI

Senior Member

Góp ý về quy định quản lý sinh viên đi làm thêm trong dự thảo luật Việc làm sửa đổi, một số chuyên gia, nhà khoa học đề xuất nhà trường cấp giấy xác nhận cho phép sinh viên đi làm thêm tại doanh nghiệp, hàng quán…​



Trong buổi tọa đàm “Nghiên cứu, trao đổi về những chính sách hỗ trợ tạo việc làm, quy trong dự thảo luật Việc làm sửa đổi” do Cục Việc làm, Bộ LĐ - TB - XH tổ chức tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vào ngày 12.4, các đại biểu, nhà khoa học đã tranh luận về đề xuất quản lý giờ và quản lý sinh viên đi làm thêm.
Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết quy định giờ làm thêm của sinh viên là chính sách rất nhân bản. Hiện nay, thực trạng nhiều bạn lo đi làm mà quên mất việc học, kết quả học tập bị ảnh hưởng. Do đó phải có công cụ quản lý việc làm thêm của sinh viên.
“Tại điều 30 của dự thảo luật Việc làm sửa đổi quy định các trường có trách nhiệm quản lý việc làm thêm của sinh viên ngoài giờ. Tôi thấy rằng trường hợp sinh viên đi làm thêm nhiều hơn quy định của luật thì làm sao nhà trường biết được, các em có bao giờ khai báo đâu. Chúng ta phải xem xét công cụ quản lý của mình đã đủ để quản lý việc sinh viên đi làm thêm hay chưa, còn nếu không thì tôi nghĩ cần phải xem xét lại. Nếu không thì chúng ta có lộ trình thực thi, đưa ra mà chưa thực thi được ngay sẽ tạo tâm lý nhờn luật”, thạc sĩ Trần Nam nói.
Đề xuất sinh viên đi làm thêm phải có giấy xác nhận của nhà trường?!- Ảnh 1.
Đề xuất quản lý giờ làm thêm của sinh viên trong dự thảo luật Việc làm sửa đổi
THANH QUÂN
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hảo, Trưởng khoa Khoa học liên ngành, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng nhà trường quản lý sinh viên đi làm thêm là rất khó. Tiến sĩ Hảo đề xuất nếu chuyển đổi theo hướng cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chịu trách nhiệm việc này.
“Các cơ quan cần đồng bộ cơ sở dữ liệu liên quan đến tất cả đối tượng trong xã hội. Người sử dụng lao động kiểm tra tình trạng của đối tượng tuyển dụng là sinh viên đang học ở một trường nào đó, sau đó yêu cầu sinh viên khi nộp hồ sơ vào xin việc phải có giấy xác nhận đi làm bán thời gian do nhà trường cung cấp cho phép làm theo quy định của luật. Khi đó sẽ có quản lý của các cơ quản lý nhà nước về việc doanh nghiệp có làm đúng quy trình, quy định của luật hay không”, tiến sĩ Hảo nói.
Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Huyền Trang, Phó trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, khi sinh viên đủ 18 tuổi đã có quyền công dân. Điều 35 Hiến pháp 2013, quy định công dân có quyền tự do lựa chọn việc làm. Việc đưa nội dung quản lý việc làm bán thời gian của sinh viên thì tương thích như thế nào với Hiến pháp 2013. Tiến sĩ Trang mong ban soạn thảo cân nhắc ở khía cạnh này. Ngoài ra, ban soạn thảo cần tổ chức cho sinh viên thảo luận, đóng góp về dự luật này vì có điều khoản liên quan đến các bạn.
Ông Vũ Phạm Dũng Hà, Trưởng phòng chính sách việc làm, Cục Việc làm, Bộ LĐ - TB - XH, cho biết: “ Có rất nhiều tranh luận là có quản lý hay không quản lý sinh viên đi làm thêm. Trong dự thảo luật chúng tôi có đưa ra quy định các trường quản lý sinh viên. Hàm ý của quy định này là chúng tôi mong cơ sở giáo dục là biết được sinh viên của mình có hay không việc đi làm thêm. Theo tôi, hiện nay có 2 cách để quản lý sinh viên đi làm thêm là: thứ nhất, doanh nghiệp phải thông báo đến cho cơ sở giáo dục nơi sinh viên đang theo học; thứ 2 sinh viên muốn đi làm phải xin giấy xác nhận của trường”.
Cần có quy định sinh viên đi làm thêm phải ký kết hợp đồng lao động
Cần có quy định sinh viên đi làm thêm phải ký kết hợp đồng lao động
PHÚC KHA
Đại biểu thảo luận tại tọa đàm
Đại biểu thảo luận tại tọa đàm
PHÚC KHA
Thạc sĩ Trần Nam đề xuất việc sinh viên đi làm bán thời gian cần phải có quy định chặt chẽ, ký kết hợp đồng lao động rõ ràng để tránh làm việc xong bị lừa đảo hoặc quỵt tiền thì gây ảnh hưởng cho các em. Các cơ quan cần thanh tra kiểm tra công việc mà sinh viên đi làm có vấn đề gì bất thường để đưa ra cảnh báo.
“Nhiều sinh viên đi làm không có ký kết hợp đồng lao động, thỏa thuận việc làm dựa trên những buổi nói chuyện, lúc bị quỵt tiền công, nhiều trường hợp rơi vào mạng lưới đa cấp trá hình, thầy cô phải tìm cách liên hệ cơ quan công an địa phương để hỗ trợ. Vì thế, cần có quy định chặt chẽ là sinh viên đi làm bán thời gian, toàn thời gian phải có hợp đồng lao động”, thạc sĩ Trần Nam nói.
Theo ông Vũ Phạm Dũng Hà, Bộ luật lao động đã có quy định về hợp đồng không trọn thời gian, luật bảo hiểm xã hội đang sửa đổi đưa vào quy định làm việc theo hợp đồng lao động không trọn thời gian, có tiền lương, thu nhập cao hơn hoặc thấp nhất bằng nửa lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ thì thuộc diện đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ví dụ, mức lương tối thiểu vùng cao nhất ở TP.HCM là 4.680.000 đồng, sinh viên đi làm thêm trên 2.340.000 đồng/tháng thì thuộc diện đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Bộ Luật lao động quy định giờ làm việc là 8 giờ/ngày, không quá 48 giờ/tuần, khu vực công áp dụng 40 giờ/tuần. Việc chính của sinh viên là học hành nên chúng tôi mới đưa ra đề xuất quy định làm thêm không quá 20 giờ/tuần”, ông Vũ Phạm Dũng Hà thông tin.
Đề xuất sinh viên đi làm thêm phải có giấy xác nhận của nhà trường?!- Ảnh 4.
Buổi tọa đàm thảo luận về dự thảo luật Việc làm sửa đổi
 
các đại biểu, nhà khoa học ơi, làm ơn tiêu tốn tiền thuế của chúng tôi đi nghiên cứu những cái thiết thực hơn như làm cách nào để giảm tắc đường, tăng sản lượng điện cho mùa hè, ..v..v:ah::ah:
còn sinh viên nó muốn làm thêm bao nhiêu giờ kệ cme nó đi, :(:(
 
Last edited:
má nó ăn tạp đến mức ăn của tụi sv nghèo đi làm thêm luôn à
mạt vận cái đất nước quái thai này
hT9gn92.png
hT9gn92.png
hT9gn92.png
 
Cá e muốn lấy nhanh giấy phép đi làm phải “linh hoạt” lên tí chứ bây giờ đơn nhiều thế này phải chơg e ạ. Một vật giống money được đẩy ra, đây đơn của e đây, đi làm vui vẻ mà phải chú trọng việc học nhé. Cô sv cầm tờ đơn dc giải quyết nhanh nhờ sự “linh hoạt” của mình cảm thấy thật may mắn, sau này đi làm gì mình cũng cần “linh hoạt” là sẽ suôn sẻ
 
Rồi ai dám xác nhận cho sinh viên đi làm? ngoài thời gian học họ có quyền làm các việc khác mà sinh viên muốn, tại sao lại can thiệp thời gian làm việc riêng của người khác như thế???
 
Bọn du học sinh thì phải quản lý số giờ đi làm thêm là đúng vì lấy mác dhs để được đi nước ngoài lao động kiếm tiền, không quản lý thì nó đi làm thêm hết-> lợi dụng chính sách dhs để đi lao động, quản lý là đúng.
Còn đây tụi sinh viên trong nước nó cần gì các mác sv để dc đi làm thêm mà đòi quản lí việc làm thêm của nó.
Nó thích đi học thì nó đóng tiền đầy đủ nó mới dc học, còn nó thích đi làm thêm thì cũng là quyền của nó, nó rớt môn thì nó phải đóng tiền thi lại. Nó chọn vừa đi học vừa đi làm thêm là vì lợi ích của nó chứ ko cần phải lo nó đi làm thêm sẽ lơ là việc học. giờ rớt môn không biết làm thêm bao nhiêu ngày mới đủ trả học phí đâu mà các vị phải lo.
 
Hình như ở bển nó chỉ quản lý DHS thôi, còn bản địa nó thả cho SV kiếm tiền trả học phí.
 
Back
Top