tin tức [Dịch] Từ Godzilla đến Shohei : Sức mạnh mềm Nhật Bản có một năm cực kỳ thành công

minimiz123

Senior Member
Trong 1 năm mà Disney phải vật lộn ở phòng vé với những thất bại liên tiếp, nhiều siêu anh hùng của Marvel và DC bị “thất sủng” chưa từng thấy, Nhật Bản bỗng nhiên ghi điểm mạnh trong mắt công chúng. Năm 2023 có thể xem là 1 năm xuất ngoại bùng nổ nhất từ trước đến nay của quyền lực mềm đến từ đất nước mặt trời mọc.

From movies, anime, manga and even to sports stars, 2023 was a year where global audiences demonstrated their increasing fondness for Japanese soft power.

Từ sự thống trị của Super Mario Bros ở màn ảnh rộng , cho đến phiên bản chuyển thể Netflix của manga “One Piece” thành công vang dội, đây là một năm mà khán giả toàn thế giới có thể thấy được sức mạnh quyền lực mềm hiện hữu của Nhật Bản.

Super Mario là nhân vật video game nổi tiếng nhất, giờ đây anh chàng này thậm chí còn thành công ở lĩnh vực điện ảnh khi The Super Mario Bros Movie có doanh thu cao thứ 2 trong năm, chỉ sau Barbie của Warner Bros. Ngoài ra trong năm nay, Nintendo cũng thành công ở lĩnh vực video game nòng cốt của mình. Trò chơi Legend of Zelda: Tears of the Kingdom trên Switch đã bán được hơn 20 triệu bản, trở thành 1 trong những game bán chạy nhất năm . Mới đây, họ cũng thông báo về dự án chuyển thể phim live-action dựa trên Zelda, hợp tác với Sony Pictures. Thông báo đã làm cổ phiếu Nintendo tăng ngay sau đó khi các nhà đầu tư phấn chấn về sự hợp tác giữa 2 ông lớn. Nintendo đã chứng minh họ có kho tài sản trí tuệ (IP) đẳng cấp thế giới với tiềm năng vô tận.

Nintendo không phải là công ty Nhật Bản duy nhất kiếm được nhiều tiền hơn ở nước ngoài. Với Godzilla Minus One, Toho đã có phiên bản Godzilla thành công của riêng mình sánh ngang với các phiên bản thành công của Godzilla của ông lớn Hollywood , là phim người thật đóng Nhật Bản có doanh thu cao nhất từ trước đến nay tại phòng vé Mỹ, đồng thời là một trong những phim thành công nhất của năm. Bom tấn này cũng được giới phê bình đánh giá rất cao.

Ở sân nhà Châu Á, anime Nhật cũng làm mưa làm gió. Suzume của “phù thủy nỗi buồn” Makoto Shinkai trở thành cú hit toàn cầu, đạt doanh thu 323 triệu USD, đồng thời trở thành phim nói tiếng Nhật có doanh thu cao nhất ở cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc.Thành công tương tự cũng đến với The First Slam Dunk, dựa trên 1 trong những manga ăn khách nhất lịch sử. Hơn 1 nửa trong tổng doanh thu 280 triệu USD đến từ nước ngoài, cho thấy sự hâm mộ của khán giả quốc tế đối với với anime.

Ở mặt trận giải thưởng, bạn chắc chắn đã nghe đến The Boy and The Heron, tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp của huyền thoại Hayao Miyazaki. Ở tuần đầu ra mắt, phim lập kỷ lục là anime gốc đầu tiên dẫn đầu doanh thu phòng vé Bắc Mỹ. Bộ phim cũng vừa chiến thắng ở Quả Cầu Vàng và được dự đoán sẽ làm nên chuyện tại Oscar sắp tới. Hiện tại, nó cũng đã giành chiến thắng ở rất nhiều giải thưởng tiền Oscar.

Ở mặt trận giải thưởng, The Boy and The Heron, tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp của huyền thoại Hayao Miyazaki. Ở tuần đầu ra mắt, phim lập kỷ lục là anime gốc đầu tiên dẫn đầu doanh thu phòng vé Bắc Mỹ. Bộ phim cũng vừa chiến thắng ở Quả Cầu Vàng và được dự đoán sẽ làm nên chuyện tại Oscar sắp tới. Hiện tại, nó cũng đã giành chiến thắng ở rất nhiều giải thưởng tiền Oscar.

Cũng không thể bỏ qua mảng truyền hình khi năm vừa rồi, Netflix đã trình làng phiên bản live-action của manga bán chạy nhất mọi thời đại - One Piece. Bộ phim dẫn đầu bảng xếp hạng lượt xem toàn cầu ngay khi phát hành. Thành công vang dội của bản chuyển thể đã phá vỡ lời nguyền các bộ phim chuyển thể từ anime , manga. Chuyển thể từ truyện tranh Nhật Bản trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược của gã khổng lồ phát trực tuyến, với "One Piece" và "Yu Yu Hakusho" mới phát hành gần đây. Tiếp theo, nền tảng phát trực tuyến này đang lên kế hoạch chuyển thể manga siêu anh hùng "My Hero Academia", do đạo diễn của "Alice in Borderland" chỉ đạo, đây là một thành công bất thường của live-action nói tiếng Nhật dành riêng cho nền tảng này.

Doanh số bán truyện tranh Nhật Bản từ lâu đã vượt qua Marvel hay DC tại các cửa hàng ở Mỹ. Nhưng từ sự thành công của trang web phát trực tuyến chuyên dụng Crunchyroll của Tập đoàn Sony, cho đến màn cosplay cosplay của các nhân vật "Jujutsu Kaisen" của rapper Megan Thee Stallion, ảnh hưởng của hoạt hình Nhật Bản đối với Thế hệ Z ngày càng rõ ràng — và trong một thế giới mà những các nền tảng sream đang cạnh tranh khốc liệt, các nội dung của đất nước đang được đẩy mạnh. Thị trường anime đã tăng hơn gấp đôi quy mô trong 10 năm tính đến năm 2021 lên 2,74 nghìn tỷ Yên (20 tỷ USD), nhờ sự gia tăng gấp bốn lần từ bên ngoài Nhật Bản.

Đó là một năm hỗn loạn hơn đối với ngành công nghiệp âm nhạc Nhật Bản, vốn đã phải vật lộn trong nhiều thập kỷ để vươn ra nước ngoài - và đã bị quản lý hiểu biết hơn nhiều của K-pop bỏ rơi từ lâu. Trong một điểm sáng, Yoasobi đã trở thành nghệ sĩ Nhật Bản đầu tiên đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Global (ex-U.S.). Idol lập nhiều kỷ lục ở thị trường âm nhạc quốc tế như đứng hạng 7 trên BXH Billboard Global 200 (thành tích cao nhất đối với 1 bài hát tiếng Nhật); đứng hạng 42 và 19 trên BXH Global 200 và Global Exclu. US của Billboard trong cả năm 2023 (thành tích cao nhất trong lịch sử J-Pop); được stream trên Apple Music nhiều thứ 8 toàn cầu trong năm 2023 (thành tích cao nhất đạt được đối với nghệ sĩ Nhật Bản); bài hát của 1 nghệ sĩ Nhật Bản được phát ở thị trường nước ngoài nhiều thứ 2 Spotify.

Cuối cùng, một thành công đáng chú ý khác về quyền lực mềm của Nhật Bản trong năm nay là trong thế giới thể thao, đặc biệt là bóng chày: Nhật Bản đã đánh bại Mỹ ở World Baseball Classic, trong khi Shohei Ohtani trở thành vận động viên với bản hợp đồng 700 triệu USD với Los Angeles Dodgers, kỷ lục trong giới thể thao. Giờ đây Shohei đã trở thành biểu tượng mới của giải MLB. Và chẳng bao lâu nữa anh ấy sẽ trở thành đồng đội của cầu thủ nổi tiếng nhất đang thi đấu ở Nhật Bản, vận động viên ném bóng ngôi sao Yoshinobu Yamamoto.

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, chỉ trong 11 tháng đầu năm 2023, nước này đã đón hơn 22 triệu lượt du khách tương đương thời điểm trước COVID-19, nhiều nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Dự báo lượng khách quốc tế đổ về sẽ đạt đỉnh 33 triệu vào năm nay, phá vỡ mọi kỷ lục. Không quốc gia châu Á nào có thể thành công như họ.
 
Vào đọc bài trư dịch này @Zyuoh Eagle
Gwzzozq.gif
 
đầu óc của người nhật bản đúng là đỉnh cao. bọn trung nhật hàn sao mà nó giỏi thế nhỉ. biết bao giờ mình mới phấn đấu lên được như ba nước này.
Nhật vẫn khác biệt so với phần còn lại
văn hóa đa dạng pha trộn bảo thủ và hiện đại, lịch sử hiện đại cũng khá huy hoàng
tầm nhìn của lãnh đạn nc nó đúng là đỉnh của job
ra nghị viện nó dí bộ trưởng đến chết cho ra vấn đề
xứ nào đó thì.. nghỉ ăn trưa thui hihihi
 
VN còn bận giảm tải cho học sinh nên ko dc đâu :bad_smelly:
Có tăng tải gấp đôi cho học sinh cũng chẳng được tích sự gì đâu. À, chắc là các trường bên Úc, Mỹ, Nhật... sẽ có thêm nhiều hs VN du học :shame:
Thành bại của một quốc gia được tạo thành bởi nhiều yếu tố, mà trong đó giáo dục chỉ là một phần nhỏ.
 
manhwa ngoài hàn chệch còn chủ đề j hay ho ko
Gwzzozq.gif

Manhwa đi sau manga, khi manhwa bật lên thì toàn bộ thị trường truyện tranh (manga - manhwa - manhua - comic) đã bị công nghiệp hóa nặng nề, ít còn tác phẩm mới nào thú vị đột phá mà toàn loay hoay quanh mấy chủ đề an toàn để đảm bảo doanh thu (tương tự ngành game toàn cầu cũng gặp vấn đề trì trệ này). Nhưng manhwa cũng tự bóp mình vì rập khuôn quá.
 
Chăm chỉ học tập 1 cách nghiêm túc, liêm chính thì rồi đến lúc nào đó sẽ hái quả ngọt thôi.
Pa ơi, muốn đc mấy cái này thì phải vứt liêm sỉ và tự nhục các loại sang 1 bên chứ. Tôi trước có đi vẽ truyện tranh, cũng làm bên tạp chí truyện tranh VN làm 1 năm.

Mẹ nó suốt ngày:
  • Đi tìm nét vẽ Việt, phong cách vẽ Việt... Tụi tôi thì tìm hoài méo ra vì người đọc kiểu gì họ cũng bỉ bôi đc. Rồi còn đem ra so sánh với mấy nền manga comic đi trước cả trăm năm của người ta.
  • Xuất bản. Admin phải bỏ vốn, tự vay tiền mấy chục củ, rồi chi phí xuất bản, giấy tờ lưu chiểu... để in tạp chí (đây mới là đặt trước thôi đấy. Hồi đó ôi chưa có chuyển khoản ngân hàng, chưa có crowd funding đâu), đặt nhiêu in nhiêu (có thể dôi ra tí so với đặt hàng, cái này là tất nhiên vì nhà in họ cần số lượng ấn định). Từng số gởi tới người đọc trên cả nước, đưa lên kệ bán ở các hiệu sách ở các thành phố. Mọi điều tuyệt vời cho tới khi ĐKM!!! Người đọc nhận hàng xong quỵt tiền!!! Nhà sách kiếm chuyện ăn chia. Người làm tạp chí đổ nợ. Rồi còn chê bai này nọ và so sánh với các jump shounen, Ribon (mẹ nó vẫn tiếp tục đặt, có người đã khấc nợ số trước, chê, vẫn đặt số sau??! Cái loại gì???)
Tôi xin lỗi cách làm việc của chúng tôi ngây thơ thật đấy. Nhưng lúc đó chúng tôi còn rất trẻ, rất đam mê, rrt yêu quý người đọc. Chúng tôi gom góp từng đồng vốn của bản thân, chạy vạy đủ đường, đổ bao tâm huyết, tuyển chọn tác phẩm, redraw, thảo luận rất nhiều với các tác giả, tham khảo các tạp chí nước ngoài và biên soạn lại theo nhu cầu đọc của người đọc trong nước... Thậm chí còn phải để nhiều tác giả góp tiền vô để có tiền xuất bản thay vì trả nhuận bút cho họ. Chúng tôi tự phát, ngây thơ vô cùng. Và mặc dù phát triển đc 1 cái diễn đàn hơn 20000 thành viên, khá có tiếng vào lúc ấy. Nhưng không một ai giúp chúng tôi về mặt thực tế hết.

Thậm chí, họa sĩ chính, trụ cột của tạp chí thay vì có lương ngon gì đấy, đã phải cõng khoản nợ kết xù gần 20 triệu (Một con số khủng khiếp vào những năm đầu 2k với một cô gái mới 19 tuổi). Họa sĩ vẽ bìa (giờ đang có cả phòng trưng bày cá nhân) chưa bao giờ nhận đc 1 đồng nhuận bút.

Sau đó, chúng tôi mệt mỏi, chúng tôi chỉ là những cô cậu học sinh sinh viên trẻ tuổi đã từng cố gắng mọi điều để phát triển một nền truyện tranh đáp ứng được nhu cầu của người Việt. Nhưng những gì nhận được khiến chúng tôi rất buồn. Có lẽ trong số những người mua tạp chí của chúng tôi cũng có một vài bạn thật lòng muốn truyện tranh Việt Nam phát triển, chịu đựng việc đọc những tác phẩm không được đẹp, hay... để cho chúng tôi một cơ hội và lý do để làm ra những sản phẩm tốt hơn, hoàn thiện hơn, Chúng tôi biết điều đó qua những bài góp ý rất hay. Có khi chúng tôi còn nhận mấy lá thư kèm tiền quyên góp, mười ngàn, trăm ngàn. Những lá thư đó làm chúng tôi đau lòng nhất. Chúng có ý nghĩa rất lớn, nhưng rốt cục lại không đủ để nuôi dưỡng mơ ước của chúng tôi, cũng là mơ ước của những người muốn có được một văn hóa truyện tranh kiểu Việt.

Và sau tất cả, tụi tôi bỏ cuộc sau 9 số nguyệt san. Thỉnh thoảng tụi tôi vẫn họp cái offline, vẫn rất vui là mình đã cố gắng. Và vẫn dặn nhau cổ vũ cho những nỗ lực của ai đó ngày nay, vẫn hy vọng. Riêng tôi, chưa bao giờ tôi nhạo báng những người làm truyện Việt chỉ vì họ đã không làm ra được một cuốn như Jump.
(Nếu ai đọc qua tạp chí manga Việt 1 thời chắc sẽ biết tụi tôi, còn ko biết thì chắc cũng là ko cần biết. Nên tôi nghĩ là cũng ko cần phải nói tên làm gì).
7qhGiLw.png
 
Last edited:
kịch bản webtoon nặng tính drama chứ k có chiều sâu, đọc thì gay cấn nhưng mà k có mẹ gì
Thì mấy cái phim hàn trên netflix h cũng từ wedtoon mà ra ! Coi phim là hiểu bọn này truyện kể cả đang hot cũng là dạng cố tạo ra drama liên tục hay plot kiểu lật mặt ở các char ko ngờ ! Nhưng phim truyện nào cũng y xì đúc làm nó lúc đầu còn gây cấn nhưng sau 1 ss hay đoạn sau là lủng củng , sạn tè le ! Main thì như 1 vị thần ko dc giải nguy đúng lúc cũng là 1 cân hết ! Tóm lại ko có chiều sâu khi đọc nhưng lên phim thì nó lại hợp để kéo rating lẫn số đông thị hiếu thích phim drama như vậy
Mấy cái như sweet home v tôi nó ghiền chứ t coi thấy mạch phim hay tình tiết như cái db :sweat:
 
Có tăng tải gấp đôi cho học sinh cũng chẳng được tích sự gì đâu. À, chắc là các trường bên Úc, Mỹ, Nhật... sẽ có thêm nhiều hs VN du học :shame:
Thành bại của một quốc gia được tạo thành bởi nhiều yếu tố, mà trong đó giáo dục chỉ là một phần nhỏ.
thành bại của 1 qg đc tạo thành bởi nhiều yếu tố, nhưng gd ko bao giờ chỉ là 1 phần nhỏ, mà nó là 1 phần lớn, thậm chí là điều kiện cần, gốc rễ. Ko có bất kì 1 quốc gia phát triển nào mà có nền giáo dục kém cả, giáo dục ko tốt thì a lấy đâu ra kĩ sư, bác sĩ, nhà văn, nhà chính trị bla bla giỏi??? bẩm sinh à? và ko có những người giỏi thì cái đất nc đó thành công kiểu gì?
 
Back
Top