Điều gì xảy ra khi đi chân trần?

itisme

Senior Member
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn có thể xảy ra nếu bạn đi chân trần vào những vùng nước, bùn, cát bị ô nhiễm, đặc biệt khi có vết thương, bỏng ở chân.
chan_tran.jpg

Đi chân trần vào những vùng nước bẩn, bùn lầy hay cát có thể gặp nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm. Ảnh minh họa: Cairnspost.

Đi chân trần là thói quen sinh hoạt khá phổ biến của người Việt, kể cả trong nhà, làm việc hay chơi thể thao. Thực tế, chân trần có thể cải thiện được dáng đi, đưa chúng ta về kiểu đi "tự nhiên" nhất. Điều này giúp mọi người kiểm soát vị trí chân tốt hơn và cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Tuy nhiên, việc đi chân trần lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt trong một số điều kiện, môi trường như nước nhiễm bẩn, bùn đất, đi trong cát bẩn hay chạy bộ, chơi thể thao.

Đi chân trần trong nước

Nước bẩn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn cư ngụ, chỉ một vết thương nhỏ cũng đủ điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây ra viêm cân mạc hoại tử. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp sâu của da, tổ chức dưới da và lan tỏa xuống lớp cân cơ. Bệnh này tiến triển rất nhanh, nguy cơ cao, có thể gây tử vong.

Bùn đất

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khi ngâm chân quá lâu trong bùn đất, bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm là chứng bợt da chân.

Các triệu chứng của bệnh này bao gồm ngứa ran, đau, sưng tấy, da lạnh và có đốm, tê, cảm giác như kim châm hoặc nặng nề ở bàn chân. Sau đó, bàn chân có thể đỏ, khô và đau, dần hình thành mụn nước. Ở thể nặng, bàn chân có thể bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử.

Tại một số vùng ở Việt Nam, việc đi chân trần hay làm việc trong đất, cát, nước bẩn còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.

Giẫm phải vật sắc nhọn


Khi bạn đi chân trần, nguy cơ giẫm phải vật sắc nhọn, gai hay đinh gỉ dễ xảy ra. Khi đó, vết thương dù nhỏ nhất, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, có thể gây nhiễm uốn ván.

Đây là căn bệnh nghiêm trọng mắc phải do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani, sống trong đất, nước bọt, bụi và phân. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt sâu, vết thương hoặc vết bỏng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây co giật cơ.
...
 
ở quê, khi người già mất, lúc đưa linh cữu gia đình phải đi chân đất.
nhìn nhiều nhà đi chân đất ở đất bùn ruộng, trông rất nguy hiểm.
 
Nhìn tít, tôi cũng đã liên tưởng ngay đến cái mà mấy # trên nghĩ tới. Và mấy thg # dưới khả năng cũng thế.

Ae m đầu óc giờ nó lạ quá :sad:

Sao ko dùng từ "chân đất" đi cho đỡ nhầm nhọt. Mk lều báo mất dạy, giật tít câu view câu tương tác.
 
sao đưa lại phải đi chân trần nhỉ ?
Để "cho tròn chữ hiếu". Là phong tục thôi, giờ cũng ít ai hiểu ý nghĩa vì sao.

Khi người chết, việc đầu tiên là vuốt mặt cho người chết. Trải một tờ giấy vàng mã lên mặt cho người chết. Tiếp đến là thắp hương đốt đèn nến lên bàn thờ yết cáo với tổ tiên tên họ người quá cố đang “về” với ông bà. Đồng thời trình báo với vị tộc trưởng để đến cáo tổ trước nhà thờ họ, cũng như trình với chính quyền địa phương.

Trong gia đình có người mất người nhà đang đau buồn, thương xót không thể định liệu mọi công việc, nên phải nhờ hàng xóm thân thuộc uy tín, kinh nghiệm thay mặt gia đình, đại diện cho tang chủ điều hành.

Người mới chết được đặt lên giường, người hộ việc quì xuống rồi khấn rằng: Nay xin tắm gội để sạch bụi trần. Xong, lấy khăn nhúng nước thơm, hay rượu lau tắm sạch sẽ, lấy lược chải đầu, cắt móng tay, móng chân, mang áo quần mới để chuẩn bị nhập quan. Nếu quan chức có phẩm hàm thì mặc triều phục như đương chức. Thứ dân thì mặc áo quần mới không cúc, hoặc may quần áo mới vải trắng buộc dây. Cụ già trên 70 tuổi thì mặc quần lụa, áo điều, chít khăn nhiểu tím. Từ đây con cháu cất đồ trang sức, ăn mang tang phục, đi chân đất và tránh đùa giỡn.
 
Back
Top