Dính K giáp ở tuổi 30, xin tư vấn con đường cứu chữa

Chia buồn cùng bác thớt, người nhà mình cũng bị K giáp và đã phẫu thuật nên mình cũng có một ít thông tin về căn bệnh này, fna chỉ mang tính dự đoán, nó chưa phải là sinh thiết (Biospy). BV bên Sing nếu kết quả fna dương thì họ sẽ chỉ định làm sinh thiết để xác định chắc chắn là K mới tính tiếp. Nếu bị 1 bên thùy sẽ có 2 phương án:
1 là cắt luôn tuyến giáp mà tuyến này có nhiệm vụ sản xuất hormone tuyến giáp, là một loại hormone có thể thay thế bằng thuốc uống nên mới có thể cắt toàn bộ. Điểm cộng là khỏi lo bị lại K giáp (vì cắt hết r), điểm trừ là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì khi bác uống thuốc hormone không thể chính xác được lượng mà cơ thể cần nên sẽ có tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,...
2 là bị ở đâu cắt ở đấy, giữ lại tối đa. Ví dụ bác bị 1 bên thì cắt 1 bên, 1 bên còn lại vẫn duy trì chức năng bình thường, không phải uống thuốc hàng ngày, xét nghiệm tầm soát K 6 tháng-1 năm/lần.
BS và người bệnh ở Vn đa phần chọn p.a 1 vì sợ K quay lại, muốn cho dứt điểm 1 lần, BS bên Sing cũng chia làm 2 trường phái, nhưng p.a 2 có vẻ chủ đạo (xác suất K quay lại nửa còn lại của tuyến giáp bằng với người bình thường chưa bị K nên không có lý do gì cho việc overtreatment).

Vạn hạnh trong bất hạnh, K giáp là K lành tính nhất trong các loại K, có hướng điều trị hiệu quả nhất và ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhất. Lạc quan lên bác nhé!
Cảm ơn bác đã chia sẻ nha. Em sẽ tham khảo rồi đưa ra qđ
 
Vậy trước sau gì cũng mổ hả bác, sợ theo dõi dc 10 năm đến lúc trung niên đè ra mổ , khả năng phục hồi kém rồi ạ
:big_smile: thớt cứ sợ như này thì mổ cắt cho yên tâm, em ăn tết xong là mổ luôn nè, mổ xong nằm viện 2 - 3 hôm là đc về rồi.
 
Yên tâm đi bác, chỗ mình miền biển, tỉ lệ bị K giáp nhiều vcl, mọi người sống bt, bác hay mua ve chai nhà mình sống cả 20 năm nay còn chưa xi nhê. Còn vk cũ mình cắt 1 bên rồi uống thuốc bù giáp, khỏe re, mấy năm nay nó còn chả đi tái khám, bia rượu uống còn hơn đàn ông vcl. Không sao đâu, nói trong xui có may đúng với bác thật đấy, bác bị K giáp nó lành tính nhất rồi, gặp K khác thì nói thật xin chia buồn kk. Còn uống thuốc bù giáp thì mình nhớ xưa có uống 1 viên với 1 viên thuốc bổ gan hay dạ dày gì đó thôi, 6 tháng đi tái khám xét nghiệm lại rồi chỉ định tăng hay giảm thuốc thôi bác, đừng lo lắng ảnh hưởng sk.
 
Vậy trước sau gì cũng mổ hả bác, sợ theo dõi dc 10 năm đến lúc trung niên đè ra mổ , khả năng phục hồi kém rồi ạ
Mổ cái này 1-2 hôm sau ra viện đươc luôn, vết mổ xíu xiu, bằng tầm 1/2 dây chuyền. Đừng sợ mổ, đừng ham hố nội soi các thứ, cái này mổ mở, vét sạch là tối ưu nhất (cái này là mình được nghe giải thích của 1 bác chủ nhiệm bộ môn ngoại lồng ngực ở BV 108 rồi)

Phục hồi thì nếu bạn mổ đúng bsi tay nghề cao thì sẽ hạn chế vụ tổn thương dây thanh quản (như mình thì do nhiều hạch vướng dây thanh quản nên mổ xong bị hụt hơi, khó nói tầm 1 tháng, sau đấy ổn luôn, đi làm chửi member như con).

P/S: À ngoài ra thì nhiều ông lăn tăn vụ mổ xong có bị ysl không thì không nhé, yếu là các ông yếu từ trước, cái này chả liên quan. Có mỗi cái là nếu phải điều trị iod phóng xạ thì 1 năm sau mới có con được (tôi thì đủ chỉ tiêu rồi nên k sợ). Thế thôi chả có gì lăn tăn đâu
 
Last edited:
Chia buồn cùng bác thớt, người nhà mình cũng bị K giáp và đã phẫu thuật nên mình cũng có một ít thông tin về căn bệnh này, fna chỉ mang tính dự đoán, nó chưa phải là sinh thiết (Biospy). BV bên Sing nếu kết quả fna dương thì họ sẽ chỉ định làm sinh thiết để xác định chắc chắn là K mới tính tiếp. Nếu bị 1 bên thùy sẽ có 2 phương án:
1 là cắt luôn tuyến giáp mà tuyến này có nhiệm vụ sản xuất hormone tuyến giáp, là một loại hormone có thể thay thế bằng thuốc uống nên mới có thể cắt toàn bộ. Điểm cộng là khỏi lo bị lại K giáp (vì cắt hết r), điểm trừ là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì khi bác uống thuốc hormone không thể chính xác được lượng mà cơ thể cần nên sẽ có tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,...
2 là bị ở đâu cắt ở đấy, giữ lại tối đa. Ví dụ bác bị 1 bên thì cắt 1 bên, 1 bên còn lại vẫn duy trì chức năng bình thường, không phải uống thuốc hàng ngày, xét nghiệm tầm soát K 6 tháng-1 năm/lần.
BS và người bệnh ở Vn đa phần chọn p.a 1 vì sợ K quay lại, muốn cho dứt điểm 1 lần, BS bên Sing cũng chia làm 2 trường phái, nhưng p.a 2 có vẻ chủ đạo (xác suất K quay lại nửa còn lại của tuyến giáp bằng với người bình thường chưa bị K nên không có lý do gì cho việc overtreatment).

Vạn hạnh trong bất hạnh, K giáp là K lành tính nhất trong các loại K, có hướng điều trị hiệu quả nhất và ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhất. Lạc quan lên bác nhé!

Xin đính chính một số điểm:
Điểm cộng là khỏi lo bị lại K giáp (vì cắt hết r)
Không bị u mọc lại ở tuyến giáp (vì cắt hết rồi), nhưng vẫn có thể bị K giáp di căn nếu u đã phá vỏ và chạy theo hệ bạch huyết (thường vào hạc ở cổ -> phổi và xương)
điểm trừ là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì khi bác uống thuốc hormone không thể chính xác được lượng mà cơ thể cần nên sẽ có tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,...
Một điểm trừ nữa là uống thuốc sẽ hại gan, thận, dạ dày. Nên nó thường uống kèm thuốc giải độc gan. (Mới nghe nói)
1 bên còn lại vẫn duy trì chức năng bình thường
70% người cắt một bên không cần uống thuốc bổ sung, đặc biệt ở người trẻ.
2 phương án:
Còn một phương án nữa(3) mà thớt có đc bs tư vấn, là không cắt mà theo dõi tích cực. Tức là u rất nhỏ và các kết quả chuẩn đoán cho thấy u còn rất an toàn (Chưa và rất ít khả năng lây ra trong thời gian gần) thì để đó. Theo dõi thường xuyên 3 tháng một lần, nếu nó to lên thì cắt, còn cứ vậy hoặc nhỏ bớt thì theo dõi tiếp. Quan điểm của phương pháp này là hạn chế cắt vì sau cắt sẽ a/h sức khỏe người bệnh cả đời sau. :surrender:
Cái này nghe nói chỉ số lượng ít bs ở Mỹ theo trường phái này, còn đa phần là 1 hoặc 2. VN đa phần 1 vì bệnh nhân ở xa, ít điều kiện để tới việc mổ xẻ và thăm khám. Nên cắt hết cho gọn
Ngoài ra, nếu bệnh nhân yếu (lớn tuổi, đăng mắc hay chữa bệnh hiểm nghèo khác) thì cũng đc xem xét theo dõi tích cực thôi.
 
Xin đính chính một số điểm:

Không bị u mọc lại ở tuyến giáp (vì cắt hết rồi), nhưng vẫn có thể bị K giáp di căn nếu u đã phá vỏ và chạy theo hệ bạch huyết (thường vào hạc ở cổ -> phổi và xương)

Một điểm trừ nữa là uống thuốc sẽ hại gan, thận, dạ dày. Nên nó thường uống kèm thuốc giải độc gan. (Mới nghe nói)

70% người cắt một bên không cần uống thuốc bổ sung, đặc biệt ở người trẻ.

Còn một phương án nữa(3) mà thớt có đc bs tư vấn, là không cắt mà theo dõi tích cực. Tức là u rất nhỏ và các kết quả chuẩn đoán cho thấy u còn rất an toàn (Chưa và rất ít khả năng lây ra trong thời gian gần) thì để đó. Theo dõi thường xuyên 3 tháng một lần, nếu nó to lên thì cắt, còn cứ vậy hoặc nhỏ bớt thì theo dõi tiếp. Quan điểm của phương pháp này là hạn chế cắt vì sau cắt sẽ a/h sức khỏe người bệnh cả đời sau. :surrender:
Cái này nghe nói chỉ số lượng ít bs ở Mỹ theo trường phái này, còn đa phần là 1 hoặc 2. VN đa phần 1 vì bệnh nhân ở xa, ít điều kiện để tới việc mổ xẻ và thăm khám. Nên cắt hết cho gọn
Ngoài ra, nếu bệnh nhân yếu (lớn tuổi, đăng mắc hay chữa bệnh hiểm nghèo khác) thì cũng đc xem xét theo dõi tích cực thôi.
Rất đầy đủ thông tin, cảm ơn bác nhiều nha. Bác nào lỡ dính K giáp như e có thể đọc để hiểu kỹ về pp điều trị.
 
vk mình mới đi khám tổng quát cũng phát hiện bướu cổ, chẩn đoán bị cường giáp basedow :sad:
Basedow có thể dùng thuốc chữa dứt điểm được ạ. Viêm giáp Hashimoto mới có nguy cơ nhân ác nhiều hơn.Bác cứ cho vợ theo đúng phác đồ của bác sĩ trước, nếu có mổ bướu lành cũng ko cần lo lắng nhiều ạ ( Mẹ em cũng bị bướu giáp năm 40 tuổi , chỉ uống thuốc khoảng 2 năm là ổn , không cần can thiệp phẫu thuật ) .
 
Chào các bác,
Em bị cường giáp có nhân và đã theo dõi bệnh, khám định kỳ ở Hoàn Mỹ SG và BV DHYD được 6-8 tháng.
Hôm 24.02 bs có chỉ định sinh thiết FNA và em nghi ngờ khoảng 99% dính K rồi ( trước đấy có tìm hiểu )
Sáng nay BV DHYD send mail trả kết quả K 1 bên giáp- hình dưới :

View attachment 2352601
Có bác nào biết phòng khám tư của bs giỏi về K giáp của Ung bướu, Chợ Rẫy để em nhờ tư vấn thêm với ạ. ( vì đến t7 mới có lịch của bs đang chữa trị cho em)
Xin cảm ơn các bác.
tập thiền định, ăn chay niệm phật đi thím, sám hối để trời phật thương

via theNEXTvoz for iPhone
 
K giáp k có gì phải lo cả, mình đi chăm vk cũ mình K giáp biết lâu ở Ung bứu sài gòn đây. Bác cứ theo liệu trình bác sỹ thôi, vk cũ mình mổ xong còn khỏe hơn lúc chưa mổ, giai đoạn 2B nhé bác. Từ lúc sinh thiết ra kq K giáp tới lúc mổ mất mấy tháng do bạn ấy bị cường giáp.
Sao phát hiện ra được vậy ạ?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình cũng vừa mổ xong hôm 19/3.. giờ chờ uống thuốc Iod. có bác nào ở Tp.HCM có kinh nghiệm vụ này cho mình hỏi thăm với ạ
 
Mình cũng vừa mổ xong hôm 19/3.. giờ chờ uống thuốc Iod. có bác nào ở Tp.HCM có kinh nghiệm vụ này cho mình hỏi thăm với ạ
Bác vào hội K giáp trên fb hỏi xem nha, e thấy nhiều ace điều trị iod trong nhóm nên rành vụ này lắm ( 175 Gò vấp, UB , YD , CR có đủ ).
Em cũng mới mổ dc 10 ngày, không nạo hạch , không iod phóng xạ vì bs đánh giá giai đoạn rất sớm.
Chúc bác nhiều sk và may mắn nha.
 
Bác vào hội K giáp trên fb hỏi xem nha, e thấy nhiều ace điều trị iod trong nhóm nên rành vụ này lắm ( 175 Gò vấp, UB , YD , CR có đủ ).
Em cũng mới mổ dc 10 ngày, không nạo hạch , không iod phóng xạ vì bs đánh giá giai đoạn rất sớm.
Chúc bác nhiều sk và may mắn nha.
bác có link không cho mình xin
cũng chúc mừng bác nhé..ngày 17 này mình vào lấy kết quả giải phẫu với lên phác đồ :D
 
bác có link không cho mình xin
cũng chúc mừng bác nhé..ngày 17 này mình vào lấy kết quả giải phẫu với lên phác đồ :D
Em gửi nhé Hội K giáp
Vừa mừng cũng vừa lo ạ, vì cũng k chắc chắn là có di căn âm thầm chưa. Nên thôi tới đâu hay tới đó , bệnh này rất lâu mới tiến triển và theo đúng phác đồ quy trình thì chữa khỏi gần 100% ạ :adore:
 
K giáp là mắt lồi ra thì phải
Không có bác.
Tuyến giáp có nhiều loại bệnh : suy, cường basedown, viêm giáp hashimoto, phình...
Tùy vào bệnh giáp ở thể nào và mức độ nào mà có biểu hiện ra ngoài : vùng mô cổ phình, lồi mắt , sút/ tăng cân , hồi hộp, tim đập loạn , huyết áp cao....
K giáp là khối u nằm trong giáp mang tế bào ung thư biểu mô dạng ác tính : biệt hóa tốt ( điều trị dễ dàng ) và không biệt hóa ( nguy hiểm ).
 
Back
Top