Doanh nghiệp gặp khó khăn, hơn 546.000 người lao động ở 50 tỉnh, thành bị giảm giờ làm

Gonlonton7

Senior Member

(NLĐO) - Tính từ tháng 9-2022 đến hết tháng 1-2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại 50 tỉnh, thành phố gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động​



Ngày 24-2, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Đã có hơn 546.000 người lao động ở 50 tỉnh, thành bị giảm giờ làm - Ảnh 1.

Có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại 50 tỉnh, thành phố gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động
Tại hội nghị, bà Trần Thị Thanh Hà , Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết theo báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, tính từ tháng 9-2022 đến hết tháng 1-2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động.
Trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng.
Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... (chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng của toàn quốc).
Có 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh/thành phố, nợ 74,29 tỉ đồng tiền lương của 5.979 người lao động, bình quân nợ 12,42 triệu đồng/người; đến nay đã giải quyết 17,83 tỉ đồng tiền lương của 486 người lao động; chưa giải quyết 56,45 tỉ đồng tiền lương của 5.493 người lao động.
So với năm 2021, số doanh nghiệp, người lao động và tổng số tiền nợ đều giảm nhưng mức nợ lương bình quân tính trên lao động cao hơn (năm 2021 là 62 doanh nghiệp nợ 79,39 tỉ đồng tiền lương của 8.300 người lao động, bình quân nợ 9,56 triệu đồng/người).


Đã có hơn 546.000 người lao động ở 50 tỉnh, thành bị giảm giờ làm - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Thanh Hà , Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam báo cáo tại hội nghị
Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết với sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động của người sử dụng lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022. Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính trong tháng 12.2022 và hết tháng 1.2023), cả nước xảy ra 26 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 25 cuộc so với dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (xảy ra 51 cuộc).
link https://nld.com.vn/cong-doan/doanh-...h-thanh-bi-giam-gio-lam-20230224105757507.htm
 
Riêng chuyện này thì liên quan gì đến BĐS đâu
Sav7b7X.png
Lao động mất việc, thiếu việc chủ yếu là nhóm gia công hàng xuất khẩu, đơn hàng ít thì bị ảnh hưởng thôi
Sav7b7X.png
Dạo này ế toàn tập khắp các ngành nhé anh.
Siêu thị cũng ế
Và thay vì hỗ trợ người dân sản xuất hay tạo nguồn bằng cách tăng đầu tư công trình cầu đường để tạo nguồn vốn xã hội, các anh ấy lại đi cứu bds của người giàu :embarrassed::embarrassed::embarrassed:
 
Back
Top