Đòi hoàn tiền tạm ứng 19 lần không được, Ban Giao thông TP.HCM thông báo kiện chi nhánh BIDV

Status
Not open for further replies.
Tiền tạm ứng HĐ là khoản mà CĐT cho nhà thầu ứng trước để thi công 1 gói thầu.
Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp bảo lãnh tạm ứng bằng chứ thư bảo lãnh từ các ngân hàng.
CĐT có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp bảo lãnh hoàn trả số tiền tạm ứng trên bất cứ lúc nào, nhưng thường thì khi cắt hợp đồng với nhà thầu thì chủ đầu tư mới đề nghị NH hoàn trả số tiền tạm ứng.
 
Thế chắc hạn mức tín dụng của thằng nhà thầu này có vấn đề. Bình thường thì ngân hàng ngay lập tức yêu cầu nhà thầu hoàn lại tiền tạm ứng cho CĐT, hoặc phát vay bắt buộc đi kèm hạ xếp hạng tín dụng.
 
Thấy báo viết là bảo lãnh vô điều kiện, nếu đúng như thế thì chủ đầu tư không cần chứng minh vi phạm gì cả, cứ thông báo đòi tiền trong thời hạn bảo lãnh là bank phải trả.
Không biết có uẩn khúc gì đằng sau mà bank này nhất định không chịu trả tiền, cái này phải xem hồ sơ mới biết được.

Trong nội dung bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm trả lại tiền tạm ứng cho chủ đầu tư số tiền tạm ứng (giảm dần còn lại) trong trường hợp nhà thầu vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết và không thể hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng hợp đồng.

Vậy nội dung đó là sao?



via theNEXTvoz for iPhone
 
Tiền tạm ứng HĐ là khoản mà CĐT cho nhà thầu ứng trước để thi công 1 gói thầu.
Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp bảo lãnh tạm ứng bằng chứ thư bảo lãnh từ các ngân hàng.
CĐT có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp bảo lãnh hoàn trả số tiền tạm ứng trên bất cứ lúc nào, nhưng thường thì khi cắt hợp đồng với nhà thầu thì chủ đầu tư mới đề nghị NH hoàn trả số tiền tạm ứng.
Làm j có chuyện yêu cầu hoàn trả bất cứ lúc nào.
Thứ nhất là thèn nhà thầu nó ko ngu, mà bank nó cũng đâu có dại mà phát mấy loại bảo lãnh vô điều kiện đó :adore:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi cũng CĐT đây, nhà thầu với bank họ cấp suốt (vô điều kiện + không hủy ngang) đây chứ có gì đâu, nếu phát hành theo mẫu của bank thì phí phát hành thấp hơn chút so với mẫu của CĐT yêu cầu thôi.
 
Làm j có chuyện yêu cầu hoàn trả bất cứ lúc nào.
Thứ nhất là thèn nhà thầu nó ko ngu, mà bank nó cũng đâu có dại mà phát mấy loại bảo lãnh vô điều kiện đó :adore:

via theNEXTvoz for iPhone
CĐT có quyền yêu cầu NH trả tiền hoặc gây áp lực cho nhà thầu trả tiền tạm ứng cho mình.
NH nó phát thư bảo lãnh nó lấy phí cao lắm, dại gì mà không phát hành bão lãnh.
 
Trong nội dung bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm trả lại tiền tạm ứng cho chủ đầu tư số tiền tạm ứng (giảm dần còn lại) trong trường hợp nhà thầu vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết và không thể hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng hợp đồng.

Vậy nội dung đó là sao?



via theNEXTvoz for iPhone
Phải đặt trong đoạn văn đầy đủ chứ:
Được biết, tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công việc theo hợp đồng. Mức tạm ứng căn cứ theo nghị định 37/2015 của Chính phủ, tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán.
Để được chủ đầu tư chuyển tiền tạm ứng, nhà thầu phải cung cấp bảo lãnh tạm ứng tương đương với giá trị sẽ được tạm ứng (bao gồm cả VAT) do ngân hàng phát hành. Trong nội dung bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm trả lại tiền tạm ứng cho chủ đầu tư số tiền tạm ứng (giảm dần còn lại) trong trường hợp nhà thầu vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết và không thể hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng hợp đồng.
Đoạn này báo đưa ra kiến thức chung về hợp đồng xây dựng và bảo lãnh.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bank có hoặc không yêu cầu chủ đầu tư chứng minh là nhà thầu vi phạm. Ở đoạn dưới báo viết bảo lãnh vô điều kiện tức là không cần chứng minh gì cả, cứ đòi tiền là phải trả thôi.
 
Làm j có chuyện yêu cầu hoàn trả bất cứ lúc nào.
Thứ nhất là thèn nhà thầu nó ko ngu, mà bank nó cũng đâu có dại mà phát mấy loại bảo lãnh vô điều kiện đó :adore:

via theNEXTvoz for iPhone
Tùy vào quyền lực thằng nào lớn hơn thì ép được thằng kia thôi fen. Nếu như làm bảo lãnh với các bên thụ hưởng là của nhà nước thì hầu như 100% là vô điều kiện.
Bank chỉ là thằng trung gian, thấy lợi ích mà bù đắp được rủi ro thì nó làm thôi.
 
Thấy báo viết là bảo lãnh vô điều kiện, nếu đúng như thế thì chủ đầu tư không cần chứng minh vi phạm gì cả, cứ thông báo đòi tiền trong thời hạn bảo lãnh là bank phải trả.
Không biết có uẩn khúc gì đằng sau mà bank này nhất định không chịu trả tiền, cái này phải xem hồ sơ mới biết được.
Khả năng nhà thầu + ngân hàng đi đêm nên giờ éo có tài sản bảo đảm để thu lại tiền. nhà thầu được ngân hàng bảo lãnh bao nhiêu thì phải có tài sản tương ứng bấy nhiêu.
 
Không thấy nói ngân hàng lấy gì của nhà thầu để phát hành thư bảo lãnh. Phổ biến nhất là bất động sản thì phải chờ ngân hàng nó thanh lý, nếu đang tranh chấp thì ngân hàng lấy card gì trả
 
Thường thì đã cấp Hạn mức bảo lãnh thì phải có tài sản tương ứng là có thể 100% bằng Tiền
TSBD khác như BDS, xe cộ..Tùy vào công ty có mối quan hệ với chi nhánh ntn sẽ được phê duyệt hệ số bảo đảm cao hay thấp hoặc thậm chí là tín chấp.
Khi phát sinh sự cố thì CDT cứ đè đầu thằng NH ra mà vòi tiền vì thư bảo lãnh là vô điều kiện và không hủy ngang.
Còn chuyện giữa NH và nhà thầu thì có thể là do năng lực thẩm định yếu kém của NH hoặc đơn giản là giám đốc chi nhánh bảo nhân viên làm đi anh lo tất .
BIDV chuyên cung cấp vốn cho các dự án giao thông trọng điểm như BOT và cầu đường, các dự án từ ngân sách nhà nước nên chuyện giữa các công ty và NH quà cáp qua lại với nhau quá là bình thường
 
Trong hồ sơ mời thầu có ghi rõ nội dung bảo lãnh, bác nào làm thầu sẽ biết, hoàn trả vô điều kiện nhé. Có thư của CĐT là bank tiền.
Quan trọng tiền ở đây nhà thầu dùng để làm bảo lãnh là gì? Dùng TSCĐ để thế chấp hay tiền tươi nộp vào ngân hàng?
Trường hợp tiền tươi là bank nó cầm tiền và bank ngay và lun rồi. Trường hợp tài sản thế chấp thì đảm bảo khoản đó có vấn đề, hoặc tài sản đó đang tranh chấp hoặc có vấn đề về pháp lý bank ko thể thu hồi. Thành ra nếu bank trả lại tiền thì nó biến thành nợ khó đòi và phải trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu này.
 
Thằng nào điên mà đưa cho anh chụp lên báo. Lên báo cũng có đòi được tiền đếu đâu mà show làm gì? Lên báo gọi là thông báo vậy thôi. Cái chỗ người ta cần cung cấp là tòa án kìa chứ cung cấp cho bạn đọc làm đếch gì?
Đúng rồi, ko show lên mập mờ còn đóng vai nạn nhân được, show lên nó toàn điều khoản có lợi cho nhà thầu với ngân hàng thì ngu người. Mà lều báo trình gì mà hiểu với phân tích được nội dung, điều khoản thư bảo lãnh, xem thì cũng như vịt nghe sấm nên thôi khỏi cung cấp.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trong hồ sơ mời thầu có ghi rõ nội dung bảo lãnh, bác nào làm thầu sẽ biết, hoàn trả vô điều kiện nhé. Có thư của CĐT là bank tiền.
Quan trọng tiền ở đây nhà thầu dùng để làm bảo lãnh là gì? Dùng TSCĐ để thế chấp hay tiền tươi nộp vào ngân hàng?
Trường hợp tiền tươi là bank nó cầm tiền và bank ngay và lun rồi. Trường hợp tài sản thế chấp thì đảm bảo khoản đó có vấn đề, hoặc tài sản đó đang tranh chấp hoặc có vấn đề về pháp lý bank ko thể thu hồi. Thành ra nếu bank trả lại tiền thì nó biến thành nợ khó đòi và phải trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu này.
Tôi thấy từ đầu tới giờ có mỗi ông này nói chuẩn nhất! Cái mẫu bảo lãnh tạm ứng nó có sẵn trong Hồ sơ mời thầu của Bộ KHĐT, chỉ thay tên ngân hàng, tên nhà thầu, số tiền này nọ và các thông tin liên quan đến gói thầu chứ có mịe gì đâu mà mấy ông kia đòi xem bảo lãnh làm khỉ gì cho mệt! :D
Bên tui là Chủ đầu tư, nhà thầu nào ko làm đúng mẫu thì khỏi tạm ứng! :haha:
 
Đây là mẫu thư bảo lãnh tạm ứng của cơ quan nhà nước thường hay sử dụng.

1708268720293.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top