Dự báo về khả năng phát triển điện hạt nhân của Việt Nam

Status
Not open for further replies.

Ansiweeb

Member
https://nangluongvietnam.vn/du-bao-ve-kha-nang-phat-trien-dien-hat-nhan-cua-viet-nam-30775.html
“Do chi phí xây dựng khá cao, nên để Việt Nam có thể phát triển nguồn điện hạt nhân cần phải có chính sách của Nhà nước. Việc phát triển nguồn điện hạt nhân sẽ làm tăng chi phí toàn hệ thống, tuy nhiên, sẽ tăng cường an ninh năng lượng trong nước hơn so với kịch bản không phát triển nguồn điện hạt nhân” - Theo nội dung đề án Quy hoạch điện VIII do Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) lập và hoàn thiện ngày 4/5/2023.
Trong Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, có 8 địa điểm để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được quy hoạch. Trong đó, hai địa điểm tại Phước Dinh và Vĩnh Hải (tỉnh Ninh Thuận) đã được tư vấn LB Nga và Nhật Bản đầu tư khảo sát, đánh giá và lựa chọn để xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Với tiềm năng nêu trên, điện hạt nhân có thể xem xét xây dựng tại 3 vùng: Nam Trung bộ (khoảng 25 - 30 GW), Trung Trung bộ (khoảng 10 GW) và Bắc Trung bộ (khoảng 4 - 5 GW).

Theo tính toán của Viện Năng lượng: Mặc dù có tiềm năng xây dựng về mặt vị trí, tuy nhiên, việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ có chi phí đầu tư cao (khoảng trên 6.000 USD/kW). Gần đây, nhu cầu bổ sung cho các biện pháp an toàn khác nhau (như các biện pháp đối phó với sóng thần, động đất, khủng bố) đã được nâng cấp, do đó, vốn đầu tư của điện hạt nhân có xu hướng tăng thêm.
Không giống như các loại hình công nghệ mới, chi phí đầu tư xây dựng điện hạt nhân sẽ rất khó giảm trong tương lai do yêu cầu an toàn cao và tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam thấp. Thêm vào đó, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo theo định hướng của Nghị quyết số 55/NQ-TW và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến 2050.

Để tích hợp nguồn năng lượng tái tạo, các nguồn điện có khả năng vận hành linh hoạt sẽ được mô hình ưu tiên lựa chọn phát triển. Điện hạt nhân là loại nguồn có khả năng linh hoạt kém, công suất đầu ra thay đổi chậm, phù hợp với chạy đáy biểu đồ phụ tải. Tuy nhiên, điện hạt nhân cũng có một số ưu điểm:

Thứ nhất: Về an ninh năng lượng, hầu như không có ngừng phát do sự cố, giá điện rất ổn định (80% - 90% chi phí là chi phí cố định).

Ngoài ra, điện hạt nhân sẽ là năng lượng bán nội địa, không bị ảnh hưởng bởi tình hình ở các quốc gia khác. (Ngay cả khi uranium phải nhập khẩu, một khi nhiên liệu được đưa vào lò phản ứng, nó sẽ tiếp tục cháy trong khoảng 3 đến 4 năm, do đó, điện hạt nhân không bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nhiên liệu tạm thời hoặc biến động giá cả).

Nguồn điện hạt nhân có đời sống dự án dài (50 năm), cao hơn nhiều các loại hình nhiệt điện khác (nhiệt điện than: 30 năm, nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp: 25 năm).
 
gần đúng quy trình chưa mấy anh.

nói chứ an ninh năng lượng quan trọng vl, đơn cử như đang mua điện của tq đấy, nó gây hấn ngoài biển đông cũng ko giám hục hặc với nó sợ nó cắt điện thì toang. phụ thuộc quá cũng ko tốt. thủy điện thì ko có vé rồi, bánh vẽ điện mặt trời cũng nohope, ko lẽ cứ nhập than về đốt hoài...
 
Last edited:
Đứa nào phản đối điện nuke đề nghị ưu tiên cắt điện nhà nó
XhknZxO.gif
3J0hqWl.gif
 
Nói chung đéo có tiền làm đâu mấy anh ơi. Giờ hơn chục tỷ một nhà máy, năm xây mấy nhà máy mới đủ thì tiền lol đâu :))
kí hợp đồng xây nhiều nhà máy trong khoảng thời gian dài
Là rẻ ngay
Vì nó đủ nuôi sống cả công ty đó trong vài chục năm
 
Than đâu ra mà đốt hoài thế? Nên nhớ than dành cho điện than hoàn toàn là nhập khẩu, than đào dc trong nước là than cùi bắp k sài dc cho điện than. Tới lúc nó tăng giá than hay k bán than nữa thì ăn db à?
https://voz.vn/t/bo-cong-thuong-nan...yen-nhan-gay-thieu-dien.785330/#post-25707493
Yên tâm đi. Sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam chỉ là phần nhỏ so với TQ. TQ nó xây hàng loạt điện hạt nhân, như vậy tiêu thu than sẽ giảm. Lâu dài vẫn ổn.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top