Đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cần đa chiều, tôn trọng sự khác biệt

MasterchiefsReborn

Senior Member

Với những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như phụ nữ, người khuyết tật, người LGBTI, báo chí cần đưa tin khách quan, góp phần làm giảm định kiến xã hội.

Ngày 24-5, buổi tập huấn "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương" do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hiệp Quốc (UNDP) tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM.

Xóa bỏ định kiến về nhóm dễ bị tổn thương

Chương trình dành cho các nhà báo phụ trách đưa tin về lĩnh vực này nhằm tăng cường sự hiểu biết và nhận thức về các vấn đề liên quan các nhóm dễ bị phân biệt đối xử.

Buổi tập huấn đề cập đến ba nhóm dễ bị tổn thương, gồm phụ nữ, người khuyết tật, và người LGBTI (những người có khuynh hướng tình dục, bản dạng giới, biểu hiện hoặc tập hợp các đặc điểm giới tính có xu hướng bị phân biệt đối xử).

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, cho biết: "Bằng cách chống lại các định kiến và thúc đẩy đưa tin toàn diện, các nhà báo có thể góp phần xóa bỏ sự kỳ thị và những hình ảnh đại diện có hại cho các nhóm dễ bị tổn thương".

Tại chương trình, diễn giả và người tham dự cùng thảo luận kỹ năng đưa tin về các nhóm kể trên, đặc biệt là các định nghĩa, thuật ngữ liên quan.

PGS.TS. Lê Lan Chi (Trường ĐH Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội), chia sẻ về các quy định pháp luật đối với việc chống phân biệt đối xử với các nhóm được đề cập. Bà Chi đề cập sự bình đẳng về quyền. Mọi người đều có cơ hội được hưởng các quyền như nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh, năng lực sẵn có như nhau.

"Bình đẳng không có nghĩa là chung một mức đối xử cho mọi đối tượng trong một tình huống. Không phải mọi khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử", bà Chi nói.

Gợi mở nhiều phương hướng tiếp cận

Buổi tập huấn còn trao đổi về các vấn đề như bạo lực gia đình, phân biệt, kỳ thị giới tính, quấy rối tình dục… Qua đó, gợi mở nhiều phương hướng đưa tin bài về các nhóm dễ bị tổn thương.

Đối với phụ nữ, báo chí cần phát triển những chủ đề, câu chuyện cho thấy phụ nữ tự tin thể hiện cá tính trong mọi lĩnh vực đời sống và công việc. Điều này nhằm xóa bỏ rào cản, định kiến với phụ nữ.

Với người khuyết tật, thông tin đại chúng cần giúp cộng đồng nâng cao hiểu biết về cuộc sống của họ. Chú ý trong việc sử dụng các thuật ngữ, tránh gây nhầm lẫn và tổn thương.

Đặc biệt, với nhóm LGBTI, các chủ đề thông tin nên hướng đến thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập, nâng cao nhận thức về quyền và hoàn cảnh sống của họ một cách toàn diện.

...............

Bắt đầu rồi đấy, tương lai báo chí viết về mấy nhóm "dễ bị tổn thương" là phải nói tránh nói né, lựa từ lựa chữ cho kỹ, tốt nhất là chỉ đưa tin tốt, hạn chế tin xấu như Mỹ - Âu đang làm
1YkR63z.png


Wo ke nào ở đâu xa, báo chí ta đó tập tành wo ke
YQtAH0E.png
 
voz mình ai cũng mong manh dễ vỡ. Ko biết có dc tính là 1 nhóm riêng ko nhỉ?
 
dễ tổn thương nhất là những người phải tỏ ra mạnh mẽ, ko dám bộc lộ sự yếu lòng, đau đớn buồn bã gì cũng phải chôn chặt đi vì sợ nói ra sẽ bị dè bỉu
chứ bọn nhảy lên đòi đủ thứ quyền thì tổn thương chỗ nào?
 
Mặc dù không ủng hộ việc vì muốn 99,9% dân số okay mà loại trừ 0,01%. Nhưng mà nói thật thì không còn giải pháp nào khác :)))

Các bạn thấy mình dễ tổn thương thì tự tìm cách thôi, chứ sao mong đợi đại đa số theo bản thân mình được. Rồi 99% còn lại thấy khó chịu vì bạn thì sao?
 
Vcl, sao lại có lgbt ở đây?
Phụ nữ là phái yếu, người khuyết tật thì yếu hơn người bình thường còn hiểu được.
Còn bọn sinh viên lgbt sao lại được vào? Chúng nó tự công nhận là khuyết tật rồi à? :oh: . Hay là đang muốn đòi quyền thượng đẳng?
Đặc biệt cái db gì nữa khi chúng nó cũng được hưởng mọi quyền và nghĩa vụ của 1 công dân bình thường, muốn nâng cao hoàn cảnh sống lên tầng lớp elite mới vừa lòng chúng nó à
Đặc biệt, với nhóm LGBTI, các chủ đề thông tin nên hướng đến thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập, nâng cao nhận thức về quyền và hoàn cảnh sống của họ một cách toàn diện.
 
cái nhóm LGBT mà gọi là nhóm dễ bị tổn thương à, bị nhiều người vùi dập, ghét bỏ nhưng vẫn phát triển ngày một nhiều hơn, đông hơn, hung hãn hơn, lạ nhỉ? Lẽ ra ngược lại mới đúng
 
Các anh theo tôi, nam giới châu Á mới là đối tượng dễ tổn thương nhất, chúng ta rất cần được tôn trọng.
 
Back
Top