Đừng tiếc chén nước chấm còn thừa

4 More Years

Senior Member

Nhiều người vì tiếc chén nước chấm còn nhiều, không đổ đi mà giữ lại dùng cho những ngày tiếp theo. Tuy nhiên, thói quen này không an toàn như bạn nghĩ.


Nước chấm là một phần quan trọng giúp cho các món ăn trở nên đậm đà, tròn vị. Ảnh: SCMP.
Nuoc_mam_1.jpg

Nuoc_mam_1.jpg
Nước chấm là một phần quan trọng giúp cho các món ăn trở nên đậm đà, tròn vị. Ảnh: SCMP.
Nước chấm là một phần quan trọng giúp cho các món ăn trở nên đậm đà, tròn vị. Nhiều người thể hiện sự khéo léo của mình với những món nước chấm đòi hỏi sự pha chế cẩn thận, tinh tế.
Trong bữa cơm hàng ngày, nhiều người vẫn thường tiếc chén nước chấm còn nhiều, không nỡ đổ đi mà để dành lại cho lần sử dụng sau.

"Bỏ đi lãng phí, không có mùi khó chịu là được"​

Thanh Huyền (25 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) rất thích dùng nước nắm, đặc biệt là các loại đậm đặc, chưa qua pha chế. Cô thường đặt mua các loại nguyên chất, được vận chuyển từ những địa phương nổi tiếng về làm nước mắm nên rất chắt chiu khi sử dụng.
"Mỗi lần lấy nước mắm để chấm, nếu thừa, tôi thường cất đi để dùng tiếp cho bữa sau chứ không đổ đi. Tôi mua loại nguyên chất, giá đắt hơn so với nước nắm công nghiệp nên thấy rất lãng phí nếu bỏ đi", chị Huyền nói.
Có thói quen tương tự, Phạm Dung (24 tuổi, Phú Thọ) cũng thường xuyên để lại nước chấm còn thừa sau mỗi bữa cơm để tiếp tục dùng.
"Tôi pha nước chấm khá cầu kỳ, luôn phải đủ gia vị như chanh, tỏi, ớt... Những ngày có món đặc biệt, nước chấm cũng phải theo công thức riêng. Bỏ đi nước chấm rất lãng phí, nước mắm cũng thường để được khá lâu, không có mùi khó chịu", chị Dung chia sẻ.
Phạm Dung cho hay cô thường bảo quản phần còn dư của chén nước chấm trong vào tủ lạnh để dành cho lần sau sử dụng tiếp.
Thực tế, thói quen để lại chén nước mắm từ bữa này sang bữa khác, để lại qua đêm thường khá phổ biến trong bữa cơm của người Việt.

Thói quen để nước mắm lưu trữ từ bữa này sang bữa khác khá phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Pexels.
Nuoc cham de qua dem anh 1

Nuoc cham de qua dem anh 1
Thói quen để nước mắm lưu trữ từ bữa này sang bữa khác khá phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Pexels.

Đừng tưởng vô hại​

Chia sẻ vấn đề này với với Tri thức - Znews, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng nước mắm có độ mặn cao, bảo quản được lâu nên nhiều người để lại sau dùng tiếp. Chúng ta thường tưởng hành động này vô hại, nhưng thực thế không như vậy.
"Nước mắm đã qua sử dụng chứa rất nhiều thứ trong đó, không còn nguyên chất. Ví dụ, bạn chấm rau, thịt, cá, thậm chí nước bọt của bạn cũng có trong bát nước mắm. Vi khuẩn ở trong miệng hay từ đũa có thể có trong đó. Ngoài ra, các chất hữu cơ lạ từ thức ăn cũng khiến chúng biến chất và dễ bị hỏng", PGS Thịnh nói.
Ông phân tích thêm nếu là nước mắm nguyên chất có thể chúng không hỏng. Nhưng loại đã qua sử dụng, bị pha loãng bởi thức ăn khi chấm sẽ có các vi sinh vật tấn công. Nhiệt độ môi trường bên ngoài không đảm bảo, để bát nước chấm càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, người dân không nên tiếc một chút nước chấm mà giữ lại để sử dụng. Nếu thấy quá lãng phí và còn nhiều, bạn có thể cho vào nêm nếm các món đang đun nấu khác như cá kho, thịt kho....
Ngoài ra, chuyên gia cũng nhấn mạnh vấn đề cả nhà dùng chung bát nước chấm sẽ làm tăng nguy cơ lây lan virus, vi khuẩn. Người dân có thể lây nhiễm chéo là hoàn toàn có thể xảy ra.
"Giải pháp là nếu xác định gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm thì nên sử dụng bát nước chấm riêng hoặc phần ăn riêng trong mâm cơm. Bạn không nên thấy nặng nề mà đây là việc để bảo vệ sức khỏe chung của cả gia đình", PGS Thịnh cho hay.
Chuyên gia cho rằng tốt nhất ngay từ công đoạn chuẩn bị, pha chế nước chấm, chúng ta nên cân đối lượng thực phẩm sử dụng, lấy lượng nước chấm vừa phải, hết có thể đổ thêm.
 
Có cái nước muối của masan thì đúng là nên đem đổ, còn nước mắm đạm cao pha 1:1 với nước để chấm vẫn còn rất mặn, chấm qua bữa thứ 2 chắc ko sao
 
Có cái nước muối của masan thì đúng là nên đem đổ, còn nước mắm đạm cao pha 1:1 với nước để chấm vẫn còn rất mặn, chấm qua bữa thứ 2 chắc ko sao
Bỏ đi. Ăn nước miếng nhiều ng còn để qua đêm gớm chết
 
Ngày xưa các cụ, mà đâu xa thời nhà mình trước những năm 9 mấy 2k vẫn bát nước mắm chấm cả tuần ấy chứ.
 
Hãng M mới ko sợ chứ, pha đầy chất bảo quản thì thách cụ vi khuẩn
DUnLsPx.gif
Nhưng nó tự hô lên "bố mày đầy chất bảo quản" thì khác gì vạch váy cho người xem mông vì dân "ăn sạch ăn kỹ" khá ngại chất bảo quản, toàn ưu ái "đồ nhà làm, không chứa chất bảo quản"
sI9mr1t.png
 
Vợ tôi nó toàn làm 1 chén to đùng chấm xong 1 buổi còn cỡ 70% nhưng vẫn đem đổ. Liên Thành nhãn ngọc chứ k chơi loại nước muối
 
trước mua mắm shope ngọt lợt lợt ăn kinh quá.thế nào nước mắm cũng ngọt. giờ ăn mỗm thuận phát thôi
KAUdgHo.png
 
Ông bà bô nhà mình cũng hay có thói quen giữ lại bát nước mắm để bữa sau chấm tiếp nếu còn thừa. Nói bao nhiêu lần tiếc gì không tiếc đi tiếc bát nước mắm chấm rồi mới khổ. Bao nhiêu món ăn nhúng vào đấy rồi dầu mỡ đọng lại để ngoài không khí đến tận hôm sau thế mà vẫn nuốt được :(
 
Nhưng nó tự hô lên "bố mày đầy chất bảo quản" thì khác gì vạch váy cho người xem mông vì dân "ăn sạch ăn kỹ" khá ngại chất bảo quản, toàn ưu ái "đồ nhà làm, không chứa chất bảo quản"
sI9mr1t.png
Giống quả thanh minh tự huỷ của bọn nước tăng lực xanh lè Mỹ. Khách tố trong chai có đầu chuột và đòi đền bù, luật sư của cty trình thực nghiệm cho thấy sau 20 ngày thì con chuột tan hoàn toàn chứ ko thể còn nguyên như khách hàng tố -> thắng kiện, nhưng người tiêu dùng tẩy chay vì khiếp sợ sự ăn mòn của sản phẩm
 
Môi trường mặn như nước mắm thì việc nhiễm khuẩn diễn ra rất rất chậm. Chủ yếu là để thì nó bốc mùi nhà ra nên ăn xong thì tiễn luôn.
 
Back
Top