EU cảnh báo Apple không làm chip độc quyền USB-C

SirArEs

Đã tốn tiền

iPhone 15 trang bị cổng USB-C vẫn có thể bị cấm bán ở châu Âu nếu Apple sử dụng chip xác thực độc quyền như với cáp lightning.​

Liên minh châu Âu đã thông qua luật mới vào năm ngoái yêu cầu các thiết bị sử dụng sạc có dây, bao gồm cả iPhone phải sử dụng cổng USB-C để được bán trong khu vực. Apple có thời hạn đến tháng 12/2024 để tuân thủ nhưng hãng nhiều khả năng sẽ thay đổi chuẩn kết nối ngay từ iPhone 15 ra mắt tháng 9 tới.
Tuy nhiên, nhiều tin đồn gần đây cho thấy "Quả táo" có thể đưa một chip xác thực vào cổng USB-C trên iPhone. Con chip sẽ đảm bảo dây cáp phải được chứng nhận MFi riêng để kết nối trao đổi dữ liệu hoặc bật tính năng sạc nhanh. Đây cũng là cách Apple kiếm lời từ việc bán chuẩn tương thích cho các hãng phụ kiện như với lightning trước đây.
Đáp lại, ông Thierry Breton, Ủy viên phụ trách thị trường nội địa của Liên minh châu Âu đã gửi thư cảnh báo Apple rằng những hành động như vậy sẽ không được phép. Điện thoại của hãng vẫn sẽ bị cấm bán khi luật bắt đầu có hiệu lực từ năm sau. EU dự kiến sẽ công bố hướng dẫn để đảm bảo "cách giải thích thống nhất" về luật mới vào quý III năm nay.
Cáp USB-C và iPhone sử dụng cổng lightning. Ảnh: YalcinSonat

Cáp USB-C và iPhone sử dụng cổng lightning. Ảnh: YalcinSonat
Phản ứng của EU ngay cả khi Apple chưa chính thức công bố bất kỳ thông tin nào về iPhone mới cho thấy quan điểm cứng rắn của Liên minh. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại người dùng sẽ phải đối mặt với các lựa chọn hạn chế về phụ kiện cũng như giá thành cao hơn. Đây cũng có thể là rào cản cho các nhà sản xuất phụ kiện nhỏ đang cố gắng thâm nhập thị trường.
Cuối tháng 10/2022, Apple đã xác nhận iPhone sẽ dùng cổng USB-C trong tương lai. "Rõ ràng là chúng tôi sẽ phải tuân thủ, chúng tôi không có lựa chọn nào khác", Greg Joswiak, Giám đốc tiếp thị của Apple trả lờiWall Street Journal về quy định bắt buộc dùng chung một chuẩn kết nối trên smartphone của EU. Tuy nhiên, hãng không nói rõ việc thay đổi sẽ bắt đầu từ thế hệ nào.
Việc giới thiệu bộ sạc chung là một trong những nỗ lực của châu Âu nhằm giảm rác thải điện tử và giúp người dùng thuận tiện hơn trong cuộc sống. Các nhà lập pháp hy vọng, điện thoại và các thiết bị điện tử khác sẽ không cần bán kèm sạc vì người mua đã có sẵn phụ kiện chung ở nhà. EU ước tính quy định mới có thể tiết kiệm cho người tiêu dùng 250 triệu euro và giảm khoảng 11.000 tấn rác thải điện tử hàng năm.
Quy định trên sẽ có tác động lớn nhất đến Apple vì iPhone vẫn dùng cổng sạc Lightning độc quyền thay vì USB-C. Năm 2021,...

https://nhipsongdothi.vn/eu-canh-bao-apple-khong-lam-chip-doc-quyen-usb-c-183332.html
 
Nói lại nhớ Laptop Vaio. Một thời cắm tai nghe hãng khác không nhận, cắm tai nghe Sony mới nhận. Lúc đấy tôi đang ngồi chờ cài win thì một cô bé vác Vaio vào tiệm báo Vaio mới mua mà cắm tai nghe vô ko dc. Thờ hì hục tháo mà ko thấy lỗi lầm gì. Sau tra gg mới biết.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thế thì quay lại lý do cơ bản mà Apple đặt ra các bộ tiêu chuẩn của họ:
  • Đảm bảo an toàn về vận hành (an toàn dòng điện, điện áp -> an toàn cháy nổ)
  • Đảm bảo vận hành tối ưu (tốc độ kết nối và độ ổn định kết nối)
  • Đảm bảo tất cho trải nghiêm người dùng tốt nhất liền mạch và ổn định nhất một khi đã dùng hệ sinh thái của họ.

-> Nếu 1 trong các yếu tố này giàng buộc này do EU phá vỡ, thì sự cố trong này đương nhiên EU nên chịu trách nhiệm. Còn việc EU truy tiếp về trách nhiệm của hãng cáp hay không thì từ phía EU.

-> EU đang cố biến Apple thành một mớ hổ lốn giống Android đó.

(cũng giống mua hàng Tiki vậy, nếu hàng lỗi thì Khách bắt đền Tiki, còn Tiki bắt đền Shop thế nào thì đấy là việc của Tiki)
Hổ lốn quá thì không bán ở EU nữa là được thôi, có ai ép Apple bán ở EU đâu. Đi đâu chơi luật đó chứ, tất cả người ta tuân theo anh đòi mình anh 1 kiểu thì đi ra chỗ khác mà chơi thôi.
 
Thế thì quay lại lý do cơ bản mà Apple đặt ra các bộ tiêu chuẩn của họ:
  • Đảm bảo an toàn về vận hành (an toàn dòng điện, điện áp -> an toàn cháy nổ)
  • Đảm bảo vận hành tối ưu (tốc độ kết nối và độ ổn định kết nối)
  • Đảm bảo tất cho trải nghiêm người dùng tốt nhất liền mạch và ổn định nhất một khi đã dùng hệ sinh thái của họ.

-> Nếu 1 trong các yếu tố này giàng buộc này do EU phá vỡ, thì sự cố trong này đương nhiên EU nên chịu trách nhiệm. Còn việc EU truy tiếp về trách nhiệm của hãng cáp hay không thì từ phía EU.

-> EU đang cố biến Apple thành một mớ hổ lốn giống Android đó.

(cũng giống mua hàng Tiki vậy, nếu hàng lỗi thì Khách bắt đền Tiki, còn Tiki bắt đền Shop thế nào thì đấy là việc của Tiki)
-> Bản thân cái cáp USB-C đã gồm các tiêu chuẩn vượt xa tiêu chuẩn của Lighting hiện tại.
-> Tiêu chuẩn hàng hóa bán tại EU luôn bị kiểm soát rất chặt chẽ.
-> Luật ở EU thằng nào gây lỗi thì phải chịu, không chịu thì ăn phạt.
Anh khỏi lo bò trắng răng, mấy cái cáp anh đang dùng chắc gì đã hàng xịn mà đòi ti toe? Ở vn cháy máy do cáp mang ra apple có khi nó đuổi về ấy lại còn bắt đền ;)
 
Thế thì quay lại lý do cơ bản mà Apple đặt ra các bộ tiêu chuẩn của họ:
  • Đảm bảo an toàn về vận hành (an toàn dòng điện, điện áp -> an toàn cháy nổ)
  • Đảm bảo vận hành tối ưu (tốc độ kết nối và độ ổn định kết nối)
  • Đảm bảo tất cho trải nghiêm người dùng tốt nhất liền mạch và ổn định nhất một khi đã dùng hệ sinh thái của họ.

-> Nếu 1 trong các yếu tố này giàng buộc này do EU phá vỡ, thì sự cố trong này đương nhiên EU nên chịu trách nhiệm. Còn việc EU truy tiếp về trách nhiệm của hãng cáp hay không thì từ phía EU.

-> EU đang cố biến Apple thành một mớ hổ lốn giống Android đó.

(cũng giống mua hàng Tiki vậy, nếu hàng lỗi thì Khách bắt đền Tiki, còn Tiki bắt đền Shop thế nào thì đấy là việc của Tiki)
Việc lựa chọn cáp sạc củ sạc hay phụ kiện là lựa chọn của người dùng. Bất cứ hãng nào cũng khuyến cáo dùng phụ kiện chính hãng, vậy nên người dùng dùng hãng khác bị sự cố là do người dùng chứ mắc mớ gì eu
 
-> Bản thân cái cáp USB-C đã gồm các tiêu chuẩn vượt xa tiêu chuẩn của Lighting hiện tại.
-> Tiêu chuẩn hàng hóa bán tại EU luôn bị kiểm soát rất chặt chẽ.
-> Luật ở EU thằng nào gây lỗi thì phải chịu, không chịu thì ăn phạt.
Anh khỏi lo bò trắng răng, mấy cái cáp anh đang dùng chắc gì đã hàng xịn mà đòi ti toe? Ở vn cháy máy do cáp mang ra apple có khi nó đuổi về ấy lại còn bắt đền ;)

Có ai dùng cáp táo bị hỏng maý mà dc đền bù chưa nhỉ:cautious:
 
Nếu về nội dung này thì có thể hiểu: Đây chính là cái khác trong cách quản lý và đồng bộ hệ thống. Có thể hiểu đơn giản:

+ Dùng hàng đồng bộ thì được đảm bảo độ an toàn cao hơn do phần "lựa chọn" được lựa chọn bởi người thiết kế ban đầu.

+ Dùng hàng tự Ráp thì thiết bị được lựa chọn bởi người "nghiệp dư"

-> Cách Apple đang làm cho hệ sinh thái của họ là Người sử dụng chỉ việc mua và dùng sẽ được đảm bảo độ tương thích cao nhất và hệ thống ổn định nhất (vì được thiết kế và chỉ định dụng bởi 1 đội ngũ thiết kế ban đầu)
-> Người sử dụng được ÉP phải dùng đồ an toàn. (an toàn cho cả người dùng, và cho cả thương hiệu).
Comment ngu đến mức phải tự xóa để đỡ gạch mà còn cố cãi:surrender:
Điểm khác biệt giữa những con bò/cừu và con người là con người có quyền lựa chọn, nghĩa là ĐƯỢC QUYỀN lựa chọn hãng nào an toàn, và yêu cầu của EU là CHỈ ĐƯỢC BÁN ĐỒ ĐẢM BẢO AN TOÀN Ở EU, còn những con isheep thì bị ÉP phải đi theo ý muốn của chủ nó.
 
Tôi cố tình xóa để cho mấy người sau ko quote được ức chế và cay cú đấy. Vì nội dung cmt họ có thể đọc được ở các quote. Và tôi cũng không thích nhiều người quote quá. Mỏi tay trả lời. Trả lời 1 lần thôi.

Nhưng mà đừng cố gắng cay cú cmt phải hồi theo cách như vậy. Nó chỉ khiến cậu thêm đáng thương thôi.

Còn quay về vấn đề:
Khi Apple bị biến thành hổ lốn giống Android, khi đó nó là sẽ câu chuyện: người dùng sẽ phải tự lựa chọn, tự tìm kiếm hàng tương thích để đạt mức độ tối ưu và đồng bộ hóa cao nhất (ko phù hợp phổ thông)

-> Thay vì họ chỉ cần trả một khoản phí cao hơn, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn bởi Apple. Chỉ mua về là cắm và chạy. Theo đúng tiêu chuẩn và ý đồ thiết kế ban đầu.

(tất nhiên hàng điện tử vẫn có xác suất lỗi, nhưng nó ít lỗi hơn so với hàng tự ráp. Giống như việc so sánh Máy Tính đồng bộ với máy tính tự lắp Ráp vậy).

Chứ đếch phải sợ bị ăn chửi hở, bảo bố iphone của bạn sòng phẳng mà chơi :rolleyes:
 
Comment ngu đến mức phải tự xóa để đỡ gạch mà còn cố cãi:surrender:
Điểm khác biệt giữa những con bò/cừu và con người là con người có quyền lựa chọn, nghĩa là ĐƯỢC QUYỀN lựa chọn hãng nào an toàn, và yêu cầu của EU là CHỈ ĐƯỢC BÁN ĐỒ ĐẢM BẢO AN TOÀN Ở EU, còn những con isheep thì bị ÉP phải đi theo ý muốn của chủ nó.

Macbook, ipad đ' dùng đc cái lighting củ lol phải chuyển sang C từ đời tám hoánh nào thì đ' thấy hô hào an toàn.
 
Tôi cố tình xóa để cho mấy người sau ko quote được ức chế và cay cú đấy. Vì nội dung cmt họ có thể đọc được ở các quote. Và tôi cũng không thích nhiều người quote quá. Mỏi tay trả lời. Trả lời 1 lần thôi.

Nhưng mà đừng cố gắng cay cú cmt phải hồi theo cách như vậy. Nó chỉ khiến cậu thêm đáng thương thôi.

Còn quay về vấn đề:
Khi Apple bị biến thành hổ lốn giống Android, khi đó nó là sẽ câu chuyện: người dùng sẽ phải tự lựa chọn, tự tìm kiếm hàng tương thích để đạt mức độ tối ưu và đồng bộ hóa cao nhất (ko phù hợp phổ thông)

-> Thay vì họ chỉ cần trả một khoản phí cao hơn, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn bởi Apple. Chỉ mua về là cắm và chạy. Theo đúng tiêu chuẩn và ý đồ thiết kế ban đầu.

(tất nhiên hàng điện tử vẫn có xác suất lỗi, nhưng nó ít lỗi hơn so với hàng tự ráp. Giống như việc so sánh Máy Tính đồng bộ với máy tính tự lắp Ráp vậy).
Vậy theo ý anh tất cả người dùng EU đều ngu hết đúng không ;) Hiện tại Apple vẫn đang bán cáp lighting đấy sao người ta không mua của Apple mà vẫn đi mua phụ kiện bên ngoài?
Bản thân anh chả biết cái gì cũng thích ti toe ;)
Lấy gì chứng minh hàng apple là xịn nhất? Bản thân apple cũng chỉ là đi thuê cty khác làm cáp, mà cáp apple nổi tiếng xưa nay dễ hỏng? Với luật này apple phải tuân theo quy chuẩn type c, các cty cáp làm theo đúng tiêu chuẩn type c nghĩa là vẫn theo đúng ý đồ thiết kế của Apple đấy thôi.
Hiểu đơn giản là thay vì bắt cả trăm cty phải làm theo chuẩn 1 mình 1 kiểu của Apple thì bắt Apple phải làm theo tiêu chuẩn của mấy trăm cty kia.
Bản thân anh quên 1 điều là Mac & ipad pro cũng dùng Type c đó thôi mà cũng có vấn đề gì đâu đúng không?
 
Nếu hỏng do điện áp nơi sạc ko ổn định thì táo ko biết có yêu cầu làm trạm biến áp riêng để nạp ko nhỉ.
Trước khi vào đc điện thoại thì dòng điện nạp sẽ được quản lý và bảo vệ bởi sạc. Thế nên điện áp không ổn định đến mức hỏng điện thoại thì sạc sẽ là thứ phải đi trước, hỏng đt là gần như không thể.
 
Trước khi vào đc điện thoại thì dòng điện nạp sẽ được quản lý và bảo vệ bởi sạc. Thế nên điện áp không ổn định đến mức hỏng điện thoại thì sạc sẽ là thứ phải đi trước, hỏng đt là gần như không thể.
Anh có chắc ko.
 
Back
Top