Financial analysist: cơ hội việc làm và hướng đi

chị rời khỏi Việt Nam hơn 10 năm rồi😂 Mà có hint trước các em là đứa nào làm cũng bỏ chạy sang data hết đó, haha
Ngoại ngữ và công nghệ là sức mạnh của loài người, các em trẻ khoẻ tranh thủ nắm bắt mảng này được là lợi thế. Thấy CV của chị được các nhà tuyển dụng ở Việt Nam mời về không phải nhờ tài chính (domain knowledge sao lại được nhân viên trong nước), mà là nhờ chuyên môn về data. Miếng bánh digitalization ai cũng muốn cắn mà người có kinh nghiệm mảng này đâu có nhiều, ngành này mới nổi có vài năm chưa đào tạo chuyên gia kịp :)
vậy chị mở đào tạo đi chị :))
 
Cám ơn đã đánh giá tui quá cao rồi, tui làm sao cạnh tranh với các trường đại học mà đào tạo chời. Đứa nào có duyên vô làm công ty tui thì tui tiện tay dạy bảo vài năm thôi à.

Dù sao cũng có duyên tào lao ở đây, để tui giới thiệu mấy chỗ miễn phí cho các em tìm hiểu thêm. Có duyên với nghề hay không thì đợi thời gian trả lời.

1. Domain knowledge ngành tài chính:

Bắt đầu lý tưởng là từ tuổi tiểu học. Đợi đến khi vào đại học U20 mới bắt đầu tìm hiểu là chậm hơn chuyên gia đầu ngành tầm 15 năm, tốt nghiệp đại học xong mới tìm hiểu là chậm hơn 20 năm, muốn bứt phá phải nhờ thêm may mắn lọt mắt xanh thầy giỏi trong nghề. Việc học chứng chỉ khó muốn chết có tác dụng giúp mình hiểu bản thân có yêu nổi nghề này đến mức đầu tư học tập quá chừng mà vẫn mãi lẹt đẹt (vì đi chậm hơn người ta 20 năm) hay không. Chứ không "mê nổi" thì chỉ vào nghề vài năm là nhanh chóng say bye cắt lỗ liền đó.

Vì lý do này mà Warren Buffet mở kênh giáo dục Warren Buffet's secret millionaires clubs để dạy các cháu thiếu nhi về căn bản tài chính. Nếu xem series này thấy chán hơn Pokemon hay Disney thì khả năng cao đây không phải đam mê của mình. Làm ơn cắt lỗ sớm nếu không muốn làm 1 nghề rất chán, ổn định nhưng không giàu. Có giỏi đâu mà đòi làm giàu từ nghề chời.


2. Kỹ năng excel spreadsheet/data analytics:

Đã là kỹ năng thì học rất nhanh, 1 tuần là làm được vài tháng là thành thạo nên học ở đâu cũng được. Đa số kỹ năng được học qua on-the-job training nên xin thực tập rồi vào học là nhanh giỏi nhất. Đi phỏng vấn ngành tài chính ít ai bắt các em làm test kỹ thuật vì vào rồi đứa nào cũng làm được trong 1 nốt nhạc hết á. Ít thôi chứ chị thì vẫn gửi excel test 30 phút làm tại nhà nếu không biết ứng viên trước, chủ yếu vì ngày xưa dính mấy đứa vào chỉ làm data còn finance excel chán nhất định không chịu làm. Còn đứa nào chị quen rồi thì khỏi test cho khoẻ cả đôi bên.

Mới năm 1 lơ ngơ vào trường chưa quen ai biết ai xin thực tập thì các em có thể lên Upwork xin việc làm mấy cái việc data entry, tableau dashboard cho quen tay và quen luôn việc nộp đơn xin việc làm. Chị thấy mấy công ty trên đó có ra bài test qua excel/tableau, làm qua test họ mới offer job. Lên đó xin việc không đậu phỏng vấn thì cũng....được làm test excel/data cho quen tay quen chân chả đi đâu mà thiệt. Mà đậu thì tốt quá vừa được trả lương vừa được học chả tội gì.

Tiếng Anh chưa khá thì ở đây có chị Vân Linh cầm tay chỉ chuột miễn phí cho mấy đứa học nè:


3. Chứng chỉ CFA:

Chỗ này tui thấy dạy hay. Hồi Covid thầy giáo free toàn bộ 2 Level mà giờ hết Covid thầy thu hồi lại cũng nhiều.

Nếu làm quỹ đầu tư hay bộ phận Markets thì công ty có thể tài trợ tiền luyện thi và thi chứng chỉ cho các em. Nhiều đồng nghiệp của chị vào làm rồi mới học thi chứng chỉ cho đỡ tốn tiền. Bởi vậy nếu network làm quen được các anh chị win job từ hồi sinh viên sẽ đỡ tốn kém hơn.

Tui làm ngân hàng đầu tư, hỏi sếp "giờ học CFA công ty có trả tiền hông?" dính câu "Không, ngân hàng đầu tư thì cần méo gì CFA", haha


Đã là dân finance, nếu miễn phí được thì nhất định không trả tiền. Vậy nên tui chỉ đưa ra lựa chọn 1 là để công ty trả tiền cho các em được học (Upwork, thực tập), 2 là miễn phí thôi chứ đang nghèo muốn chết mà cái gì cũng muốn đầu tư thì lấy đâu ra $$$.
 
Last edited:
Back
Top