Gia tài sách của cặp vợ chồng Hà Nội có chung sở thích đọc

The Script

Senior Member
Lê Minh và Thanh Hà (cùng sinh năm 1990, Hà Nội) khởi đầu là những người bạn học chung cấp 3, rồi tiến tới hẹn hò vào cuối năm lớp 12 khi dành cho nhau những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò.

Những lần đến nhà nhau chơi, Minh, Hà cũng nhanh chóng nhận ra cả hai có một sở thích chung to lớn khác: sách. Sự tương đồng này khiến cặp đôi thích thú, cũng là một trong những điều khiến cả hai quan tâm nhau, có tình yêu bền chặt hơn.

Kết hôn vào năm 2015 sau 7 năm yêu, cặp đôi bằng tuổi càng có cơ hội cùng nhau phát triển, nuôi dưỡng tình yêu dành cho sở thích đọc, cho những trang sách và ấp ủ truyền lại, khuyến khích niềm yêu thích ấy cho thế hệ sau.

"Của hồi môn" là sách​

Chia sẻ với Znews - Tri thức, Lê Minh cho biết từ trước khi hẹn hò, cả anh và vợ đều đã là những người mê đọc. Sở thích của hai vợ chồng khá giống nhau, đều thích các đầu sách liên quan phát triển bản thân, sách viết về các danh nhân, văn học kinh điển và sau này là các thể loại sách có liên quan đến lĩnh vực tâm lý học, giáo dục. Ngoài ra, các cuốn sách khoa học thường thức, bách khoa thư và sách hỏi đáp về tự nhiên, văn hoá, lịch sử, xã hội cũng được hai người tìm đọc.

Từ hồi quen biết và yêu, cặp đôi thường hay đi mua sách cùng nhau, khi thì lên tận Đinh Lễ, khi thì qua đường Láng, Cầu Giấy… Rồi hầu như tất cả sự kiện trao đổi, mua bán sách cũ, mới tổ chức ở Hà Nội, hai vợ chồng đều quan tâm. Hai người đi nhiều đến mức, không ít chủ tiệm sách cũ ở Hà Nội "nhẵn mặt" từ hồi yêu đến lúc kết hôn.


Lê Minh và Thanh Hà đều là những người thích đọc.
vo chong doc sach anh 1

Khi mua được những cuốn sách yêu thích, đặc biệt là những cuốn cả hai đều "mê", cặp đôi thường cùng đọc, chia sẻ những điều thú vị đọc được trong sách. Hoặc có khi là cùng tha thẩn đọc ở một hiệu sách, ở một quán cà phê nào đó.

"Khi quyết định về chung một nhà, có thể nói sách cũng là một trong những lý do vì suốt quãng thời gian yêu nhau 7 năm, chúng tôi hay đọc sách cùng nhau, viết nhật ký cùng nhau và cho nhau mượn sách, cũng như chia sẻ những điều đọc được từ sách", Lê Minh nói.

Các cuốn sách Thanh Hà tích cóp còn được Lê Minh đùa rằng giống như "của hồi môn" đặc biệt.

"Hồi mới yêu, có lần nhà vợ tôi sửa nhà, không biết sách phải gửi đâu nên có gửi hết sang nhà tôi. Lúc đó, tôi rất ấn tượng với số lượng sách cô ấy có, khá nhiều và quan trọng đều là sách hay mà tôi cũng rất thích. Và lần đó, chắc là 'của hồi môn' nên vợ tôi gửi luôn, đợt đó sửa nhà xong chỉ lấy lại một ít".
vo chong doc sach anh 2

vo chong doc sach anh 3
Ngôi nhà của cặp đôi chứa đầy sách.

Truyền lại niềm yêu thích cho con​

Gần 10 năm kết hôn, Lê Minh, Thanh Hà đã có một cậu con trai tên Minh Hưng, hiện học lớp 2. Cả hai luôn khuyến khích Hưng đọc sách, cùng con đọc vào những khi rảnh rỗi.

"Một thói quen mà hai vợ chồng vẫn giữ từ ngày yêu nhau đến bây giờ là thi thoảng đến các hiệu sách cập nhật sách vở mới, bây giờ thì mang cả con theo cùng, bạn ý cũng rất thích", ông bố chia sẻ.


Hai vợ chồng khuyến khích con trai đọc sách từ nhỏ.
vo chong doc sach anh 5

Hai vợ chồng khuyến khích con trai đọc sách từ nhỏ.
vo chong doc sach anh 4

Xem thêm trong nguồn: Gia tài sách của cặp vợ chồng Hà Nội có chung sở thích đọc (https://znews.vn/gia-tai-sach-cua-cap-vo-chong-ha-noi-co-chung-so-thich-doc-post1460866.html)
 
Sách gì cũng chơi à, thấy cả sách về Tào Mạnh Đức luôn, mà hình như thấy còn mấy quyển Truyện Kiều :burn_joss_stick:
Sách của cặp này nhìn xịn đấy chứ không phải làm màu, nhìn qua có mấy quyển giờ đi tìm cũng không biết mua ở đâu, loại chỉ dân chơi lâu năm mới có, có tủ sách này đủ đường hoàng dương oai diễu võ với bất kỳ ai khoe đọc sách nhiều
 
Đầu sách thì ổn đấy, nhưng trông vẫn ngốt.
Ta thích những người chỉ có 1 giá sách nhỏ, họ có thể đọc nhiều nhưng sách chọn lưu giữ thường là tác phẩm tâm đắc và đọc đi đọc lại nhiều lần đến sờn mép rão gáy.
Nếu cầm 1 quyển lật mở ra thấy có những dòng cảm nhận, tâm đắc, chú thích... thậm chí phản bác lại nội dung sách thì càng tuyệt; và nhất là chúng được viết ở nhiều khoảng thời gian khác nhau, đôi chỗ ý kiến cũ bị gạch đi và chú thích bằng chiêm nghiệm mới thì càng chứng tỏ họ thật sự đọc và hiểu sâu
XNtOWDq.gif
 
Sách của cặp này nhìn xịn đấy chứ không phải làm màu, nhìn qua có mấy quyển giờ đi tìm cũng không biết mua ở đâu, loại chỉ dân chơi lâu năm mới có, có tủ sách này đủ đường hoàng dương oai diễu võ với bất kỳ ai khoe đọc sách nhiều
Sách có cổ đến mức nào đi chăng nữa chỉ cần lên FB là có. Tôi có cuốn Tên của đoá hồng Umberto Eco 1989, lên fb tìm là có. Vấn đề của người chơi sách là nó tốn diện tích vãi hà. Đọc xong ko lỡ vứt, bán thì ko có thời gian cũng chả bõ. Thành ra lâu dần vứt xó như đống rác, bao lần bảo rảnh mang lên thanh lý vì triết lý của tôi là tối giản.
 
Sách có cổ đến mức nào đi chăng nữa chỉ cần lên FB là có. Tôi có cuốn Tên của đoá hồng Umberto Eco 1989, lên fb tìm là có. Vấn đề của người chơi sách là nó tốn diện tích vãi hà. Đọc xong ko lỡ vứt, bán thì ko có thời gian cũng chả bõ. Thành ra lâu dần vứt xó như đống rác, bao lần bảo rảnh mang lên thanh lý vì triết lý của tôi là tối giản.
Tùy số lượng in, nếu sách in ít quá ví dụ 300, 500 bản thì cũng không phải lên FB là có á fen

Fen thanh lý sách thì bán tui đi hehe
 
Sách có cổ đến mức nào đi chăng nữa chỉ cần lên FB là có. Tôi có cuốn Tên của đoá hồng Umberto Eco 1989, lên fb tìm là có. Vấn đề của người chơi sách là nó tốn diện tích vãi hà. Đọc xong ko lỡ vứt, bán thì ko có thời gian cũng chả bõ. Thành ra lâu dần vứt xó như đống rác, bao lần bảo rảnh mang lên thanh lý vì triết lý của tôi là tối giản.
À thế à, tôi đố anh tìm được quyển này nhé :shame:

1708693685774.png


Lúc tôi mua thì còn đúng 2 quyển trên shopee, xong giờ bán hết luôn. Quyển này huyền thoại trong giới ôn thi HSG Quốc Gia môn Địa Lý đấy, bọn trong giới còn có biệt danh riêng cho nó là "Sách 3 màu" cơ. Hiếm vcl luôn

*Edit: Sách phải là sách chính gốc, có bản quyền hẳn hoi nhé, chứ lên mấy web nó in lậu xong bán rẻ cho thì tôi cũng tự in được
 
Last edited:
Tùy số lượng in, nếu sách in ít quá ví dụ 300, 500 bản thì cũng không phải lên FB là có á fen

Fen thanh lý sách thì bán tui đi hehe
Nếu có thời gian đọc thì chắc chắn có thời gian tìm được, trên fb có mấy con nghiện sách cũng chứng OCD các kiểu nhưng làm kinh tế, fence cứ quẳng cái tên sách và 1 con số không thể từ chối là người ta tìm bằng đc cho bác.
 
À thế à, tôi đố anh tìm được quyển này nhé :shame:

View attachment 2348360

Lúc tôi mua thì còn đúng 2 quyển trên shopee, xong giờ bán hết luôn. Quyển này huyền thoại trong giới ôn thi HSG Quốc Gia môn Địa Lý đấy, bọn trong giới còn có biệt danh riêng cho nó là "Sách 3 màu" cơ. Hiếm vcl luôn
Như tôi nói ở trên, sách là kiến thức, kiến thức thì nó không bị hạn chế, thứ hạn chế ở đây là thời gian và kinh tế thôi. Thân.
 
Nếu có thời gian đọc thì chắc chắn có thời gian tìm được, trên fb có mấy con nghiện sách cũng chứng OCD các kiểu nhưng làm kinh tế, fence cứ quẳng cái tên sách và 1 con số không thể từ chối là người ta tìm bằng đc cho bác.
Mình thích hữu duyên hơn hehe :big_smile:
 
Tank chuyển hết sang ebook

Sách giấy chỉ là tạm thời.
Ebook mới là vĩnh cửu

Tank đọc nhiều từ bé, chỉ tổ đầu to mắt cận. Con cái nên cho nó hoạt động ngoài trời. Giờ trẻ dán mắt vào đt nhiều quá. Còn tác hại hơn cả đọc sách.
 
Tank chuyển hết sang ebook

Sách giấy chỉ là tạm thời.
Ebook mới là vĩnh cửu

Tank đọc nhiều từ bé, chỉ tổ đầu to mắt cận. Con cái nên cho nó hoạt động ngoài trời. Giờ trẻ dán mắt vào đt nhiều quá. Còn tác hại hơn cả đọc sách.
Tank nhờ đọc sách cưới được fuba, nay lại muốn bít đường lấy fuba của người trong thiên hạ huh
 
Như tôi nói ở trên, sách là kiến thức, kiến thức thì nó không bị hạn chế, thứ hạn chế ở đây là thời gian và kinh tế thôi. Thân.
Kiến thức luôn bị hạn chế, vì nó cũng là một dạng tài nguyên, tài nguyên thì có hạn mà số lượng người thèm muốn nó cao hơn rất nhiều so với cung. Chính vì thế mà đẻ ra cái môn kinh tế để tìm cách phân bổ tài nguyên và dạy con người đưa ra lựa chọn sao cho hợp lý đấy fend.

Đúng là thời gian và kinh tế mỗi người một khác, chỉ cần đưa ra 1 con số đủ to thì muốn mua giời cũng mua được. Nhưng vấn đề là ở cái còm trên anh bảo là "Sách có cổ đến mức nào đi chăng nữa chỉ cần lên FB là có", tức là nói chung cho tất cả mọi người, ở mọi hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chỉ cần lên facebook là order được, nhưng mà người thì có người giàu người nghèo, sách thì có sách hiếm sách vô giá trị, của hiếm mà ko có tiền hay quan hệ thì mút mùa cũng chưa biết đến sự tồn tại của nó mà mua chứ chưa nói đến có mua nổi không.
 
Đầu sách thì ổn đấy, nhưng trông vẫn ngốt.
Ta thích những người chỉ có 1 giá sách nhỏ, họ có thể đọc nhiều nhưng sách chọn lưu giữ thường là tác phẩm tâm đắc và đọc đi đọc lại nhiều lần đến sờn mép rão gáy.
Nếu cầm 1 quyển lật mở ra thấy có những dòng cảm nhận, tâm đắc, chú thích... thậm chí phản bác lại nội dung sách thì càng tuyệt; và nhất là chúng được viết ở nhiều khoảng thời gian khác nhau, đôi chỗ ý kiến cũ bị gạch đi và chú thích bằng chiêm nghiệm mới thì càng chứng tỏ họ thật sự đọc và hiểu sâu
XNtOWDq.gif
Tại sao phải có 1 giá sách nhỏ khi trong nhà có hẳn 1 phòng sách to? Tại sao phải lưu giữ những tác phẩm tâm đắc khi những cuốn sách họ mua về, xếp lên kệ đều là tác phẩm tâm đắc của họ? Tại sao phải đọc đi đọc lại nhiều lần đến sờn mép rão gáy khi mà đọc 1-2 lần đã hiểu được hết tinh thần, tư tưởng mà cuốn sách truyền tải? Lại còn dạy người ta phải “tâm đắc”, “chú thích”, “phản bác”, “chiêm nghiệm”… mới chứng tỏ là họ hiểu sâu, ngứa hết cả dái :feel_good:

Đéo hiểu lải nhải cđb gì luôn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Kiến thức luôn bị hạn chế, vì nó cũng là một dạng tài nguyên, tài nguyên thì có hạn mà số lượng người thèm muốn nó cao hơn rất nhiều so với cung. Chính vì thế mà đẻ ra cái môn kinh tế để tìm cách phân bổ tài nguyên và dạy con người đưa ra lựa chọn sao cho hợp lý đấy fend.

Đúng là thời gian và kinh tế mỗi người một khác, chỉ cần đưa ra 1 con số đủ to thì muốn mua giời cũng mua được. Nhưng vấn đề là ở cái còm trên anh bảo là "Sách có cổ đến mức nào đi chăng nữa chỉ cần lên FB là có", tức là nói chung cho tất cả mọi người, ở mọi hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chỉ cần lên facebook là order được, nhưng mà người thì có người giàu người nghèo, sách thì có sách hiếm sách vô giá trị, của hiếm mà ko có tiền hay quan hệ thì mút mùa cũng chưa biết đến sự tồn tại của nó mà mua chứ chưa nói đến có mua nổi không.
Anh ơi kiến thức mà hạn chế thì nó gọi là bí mật rồi anh. Đừng quan trọng hoá vấn đề quá, trong cuộc sống còn nhiều thứ, sách là thứ lưu trữ thôi, như đường tank ở trên còn chả muốn đọc kinh bằng sách nữa kìa, anh ý qua ebook rồi. Thời thế thay đổi, chấp nhận đi thôi. Tôi cũng là thằng già cổ hủ trong nhiều vấn đề nhưng khi cuộc sống bị kinh tế nó dày vò và tôi phát hiện ra mọi thứ đều có thể thay đổi bằng vài con số :), nếu không thì thêm 1 vài con số nữa. Nhà xuất bản cũng làm kinh tế, cũng vì vài con số đó mà.
 
Tại sao phải có 1 giá sách nhỏ khi trong nhà có hẳn 1 phòng sách to? Tại sao phải lưu giữ những tác phẩm tâm đắc khi những cuốn sách họ mua về, xếp lên kệ đều là tác phẩm tâm đắc của họ? Tại sao phải đọc đi đọc lại nhiều lần đến sờn mép rão gáy khi mà đọc 1-2 lần đã hiểu được hết tinh thần, tư tưởng mà cuốn sách truyền tải? Lại còn dạy người ta phải “tâm đắc”, “chú thích”, “phản bác”, “chiêm nghiệm”… mới chứng tỏ là họ hiểu sâu, ngứa hết cả dái :feel_good:

Đéo hiểu lải nhải cđb gì luôn.

via theNEXTvoz for iPhone
Đầu sách thì ổn đấy, nhưng trông vẫn ngốt.
Ta thích những người chỉ có 1 giá sách nhỏ, họ có thể đọc nhiều nhưng sách chọn lưu giữ thường là tác phẩm tâm đắc và đọc đi đọc lại nhiều lần đến sờn mép rão gáy.
Nếu cầm 1 quyển lật mở ra thấy có những dòng cảm nhận, tâm đắc, chú thích... thậm chí phản bác lại nội dung sách thì càng tuyệt; và nhất là chúng được viết ở nhiều khoảng thời gian khác nhau, đôi chỗ ý kiến cũ bị gạch đi và chú thích bằng chiêm nghiệm mới thì càng chứng tỏ họ thật sự đọc và hiểu sâu
XNtOWDq.gif
Méo ai nói là bắt buộc phải thế này mới là người đọc sách chân chính, thế nọ mới là dân chơi sách đích thực. Ta viết rất rõ là ta thích kiểu người đọc sách như vậy (ý kiến, khẩu vị cá nhân).
Tự nhiên giãy đành đạch lên, Đọc hiểu cmt còn ko xong thì nói gì đến đọc sách mà đòi cả phòng lớn

Tại sao phải đọc đi đọc lại nhiều lần đến sờn mép rão gáy khi mà đọc 1-2 lần đã hiểu được hết tinh thần, tư tưởng mà cuốn sách truyền tải?
Hiểu, nhớ và nắm hết tinh thần đến mức ko cần liếc lại thì giữ để khoe à, trừ khi đó là sách hiếm hoặc có giá trị sưu tầm. Còn nếu lưu trữ để thỉnh thoảng đọc lại thì giống cmt của ta rồi, cãi cái beep
gMYWKaM.gif
 
Last edited:
Back
Top