Giải mật tài liệu: Triều Tiên từng chủ động tìm cách 'phá băng' quan hệ hai miền

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Hàn Quốc vừa công bố các tài liệu mới được giải mật cho thấy khái quát về mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên từ năm 1979-1981, khi Seoul đang quay cuồng trong bối rối chính trị sau vụ ám sát nhà lãnh đạo Park Chung-hee.

Theo hãng tin Yonhap ngày 28.12, hồ sơ do Bộ Thống nhất Hàn Quốc công bố bao gồm bản ghi các cuộc liên lạc giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từ tháng 1.1979 đến tháng 12.1981, bao gồm cả đề xuất của Bình Nhưỡng về việc tổ chức các cuộc họp với các quan chức chủ chốt, khôi phục đường dây nóng điện thoại liên Triều và thảo luận về việc thành lập một đội vận động viên thống nhất liên Triều để tham dự Thế vận hội mùa hè năm 1980.

1703823328979.png

Binh sĩ Triều Tiên (phía xa) quay phim binh sĩ Hàn Quốc tại làng Bàn Môn Điếm ở giới tuyến liên Triều hồi năm 2013

Những đề xuất như vậy được đưa ra khi tình hình chính trị ở Hàn Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát nhà lãnh đạo Park Chung-hee vào ngày 26.10.1979, chấm dứt chế độ kéo dài 18 năm của ông. Tình hình còn phức tạp hơn vào ngày 12.12 cùng năm khi ông Chun Doo-hwan, người sau này trở thành tổng thống, lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự.

Giữa tình trạng hỗn loạn đó, Triều Tiên đã chuyển sang lập trường hòa giải trong mối quan hệ với Hàn Quốc. Trước đó, Triều Tiên đơn phương cắt đứt đường dây nóng điện thoại liên Triều sau khi hai sĩ quan quân đội Mỹ bị lính biên phòng Triều Tiên chém chết bằng rìu tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào năm 1976.

Vào tháng 1.1980, Triều Tiên đã gửi thư đề nghị đàm phán tới 12 nhân vật chính trị chủ chốt, trong đó có Thủ tướng Hàn Quốc Shin Hyun-hwak cũng như các ông Kim Young-sam và Kim Dae-jung, những người sau này đều trở thành tổng thống.

Tháng sau đó, trong các cuộc đàm phán liên Triều, Triều Tiên đồng ý khôi phục đường dây nóng điện thoại bị đình chỉ từ năm 1976.

Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng khi đó đánh giá đã đến lúc để chuyển sang thái độ đối thoại vì điều đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. "Họ sử dụng cuộc đối thoại liên Triều như một phương tiện cho chiến lược thống nhất", vị quan chức nói.

...........
 
Bắc sâm có lòng như thế mà nam sâm ko hiểu cho tấm lòng cao thượng thì thôi. Đấm chết mẹ nó đi
1BW9Wj4.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Chuyện cắt rồi nối lại đường dây nóng này như cơm bữa mà, có gì đặc biệt đâu, mà toàn bên Triều Tiên đơn phương cắt trước :eek:
The hotlines were unilaterally disconnected by North Korea eight times: in 1976, 1980, 1996, 2008, 2010, 2013, 2016, and 2021. Each time, the lines were reconnected again after some time.
 
Kim Dae-jung và Kim Jong In đã từng rất thân thiết với nhau, Kim Dae-jung từng đưa ra chính sách "Ánh Dương" để hàn gắn cũng như là một cái bắt tay hợp tác của Hàn Quốc với Triều Tiên nên mới có khu công nghiệp liên Triều Kaesong, tiếc là Kim Dae-jung mắt sớm quá.
Hai nước chỉ thống nhất khi một trong hai nước Mỹ và Trung Quốc yếu đến mức như USSR trước đó thì sẽ thống nhất như Tây Đức - Đông Đức
K1fqpJt.gif
 
Kim Dae-jung và Kim Jong In đã từng rất thân thiết với nhau, Kim Dae-jung từng đưa ra chính sách "Ánh Dương" để hàn gắn cũng như là một cái bắt tay hợp tác của Hàn Quốc với Triều Tiên nên mới có khu công nghiệp liên Triều Kaesong, tiếc là Kim Dae-jung mắt sớm quá.
Hai nước chỉ thống nhất khi một trong hai nước Mỹ và Trung Quốc yếu đến mức như USSR trước đó thì sẽ thống nhất như Tây Đức - Đông Đức
K1fqpJt.gif
Cũng hợp lý, 2 trường hợp trước đều thống nhất khi thằng cầm đầu phe bị yếu đi hoặc sụp đổ
 
có lẽ chương trình đoàn tụ cho gia đình hai miền Triều là cũng xuất phát từ chính sách Ánh dương của tổng thống Kim Dae-jong
"Người bỏ đi thì đã đành nhưng cũng rất nhiều người muốn tìm về để nhận lại họ hàng thân thích.Với một quá trình lịch sử đầy những chia cắt như thế người ta ước tính có khoảng MƯỜI TRIỆU gia đình Hàn Quốc bị ly tán trong những năm Nhật chiếm đóng và chiến tranh Liên Triều.
1704252252125.png

Những tờ giấy viết thông tin để tìm người thân được dán đầy chi chít chằng chịt xung quanh Đài truyền hình KBS. Tối ngày 30/6/1983, đài KBS dự định phát sóng một chương trình Đoàn tụ người thân thất lạc trong chiến tranh dài 90 phút nhân dịp 30 năm hai miền đình chiến nhưng sau đó nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại nhờ tìm kiếm, chương trình đã kéo dài phát sóng liên tục trong… 138 ngày (được công nhận là chương trình truyền hình dài nhất thế giới). Hơn 100.000 đơn đề nghị được gửi đến, nhiều đến mức người ta phủ trắng xóa cả quảng trường Yeouido bằng giấy nhắn. Chường trình này ngày nay vẫn đang được tiếp tục và có lẽ là cảm hứng cho “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV."
 
nghĩ cũng tội cho dân Bắc Hàn
jjcqg2s.png
đâu ai muốn sinh ra ở một quốc gia như vậy đâu. Càng để lâu thì hy vọng thống nhất 2 miền càng khó khăn.
 
Back
Top